Trần Dung Vĩnh, tự Trực Phương, là con trai của Đại học sĩ Trần Ngạn Thăng của Hoằng Văn Viện thời nhà Thanh. Trong “Kiến Văn Lục” có ghi chép việc ông từng kể với người bạn về 4 kiếp sống trước của mình, khiến người ta phải đặt câu hỏi về nhân quả luân hồi.

tu hanh, luân hồi, Kiếp trước,

Việc Trần Dung Vĩnh nhớ được 4 kiếp sống của mình khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về luân hồi. (Ảnh qua portaisdotempo.com.br)

Trần Dung Vĩnh tính tình thật thà, chưa bao giờ nói dối, ông và Lê Sĩ Hoằng, tự Quý Tăng, là người Phúc Kiến, khá thân thiết, hai người cùng đậu khoa cử vào năm Thuận Trị thứ 11 (1654).

Một ngày, Trần Dung Vĩnh bỗng nhiên nói với Lê Sĩ Hoằng: “Tôi với ngài không còn nhiều cơ hội gặp nhau nữa”. Lê Sĩ Hoằng hỏi ông vì sao nói những lời này, Trần Dung Vĩnh nói rằng, ông vốn có thể nhớ được bốn kiếp luân hồi của mình.
Sau đó Trần Dung Vĩnh đã kể lại đại khái những chuyện xảy ra ở kiếp trước: “Kiếp thứ nhất tôi là con trai của một thông phán ở Tứ Xuyên, bởi vì mẹ cả quản thúc rất nghiêm, nên đã ra ngoài làm ăn, đến khi cha mất mới về nhà. Ở kiếp thứ hai tôi là con trai trong một gia đình giàu có.

Kiếp thứ ba chuyển sinh làm hòa thượng của Trúc Lâm Tự ở kinh thành. Một ngày nọ lúc đi ra ngoài lại bắt gặp một đám nữ nhân, bởi vì vô tình nhìn thấy thân thể của các nàng ấy, nên không thể tu hành mà tiếp tục rơi vào luân hồi ở nhân gian.

Kiếp này đầu thai đến Trần gia, lúc tám tuổi, theo cha đến Trúc Lâm Tự, lối đi phòng ốc ở đây tôi hoàn toàn nhớ rõ. Kiếp này sinh ra ở nhà tể tướng, chỉ sợ kiếp sau sẽ đầu thai chỗ thấp kém. Kiếp này đã định số chết sớm, còn nếu như không chết sớm, ắt gặp họa binh đao!”.

Cha của Trần Dung Vĩnh là đại học sĩ, vậy sao Trần Dung Vĩnh lại nói mình sinh ra trong gia đình tể tướng? Vốn dĩ ở đời nhà Thanh đại học sĩ thường tục xưng là tể tướng. Sau đó Trần Dung Vĩnh còn nói ở kiếp này lúc chín tuổi, ông từng là một quan viên ở âm phủ, mỗi đêm vào canh nhất thì nguyên thần đều rời khỏi thân thể đến âm phủ xử án, đồng hồ vừa điểm sáng thì lại trở về nhân gian.

Âm phủ có đủ loại sự tình, nhưng vừa mở mắt là đã quên, đó cũng là cách để phòng ngừa tiết lộ chuyện ở âm phủ. Lúc mười hai tuổi, ông bởi vì phạm tội nên bị cách chức quan đó, còn rốt cuộc là phạm tội gì, ông không chịu nói cho Lê Sĩ Hoằng. Quả nhiên không bao lâu sau, Trần Dung Vĩnh qua đời.

Tới năm Thuận Trị thứ 15 (1658), Trần Ngạn Thăng bởi vì phạm tội nên bị cách chức đi lưu đày. Ở các triều đại xưa thường có quy định tội liên đới, gia chủ bị đày đi lưu vong, người nhà thường cũng sẽ bị đày đi theo. Trần Dung Vĩnh nếu không chết sớm, chỉ sợ đã phải chịu tội cùng với cha mình, vậy đúng là có thể gặp phải họa binh đao rồi. Lời của Trần Dung Vĩnh có thể xem là đã ứng nghiệm.

Đọc lại ghi chép lịch sử này, khiến người ta không khỏi cảm thấy chuyện luân hồi quả là rất chân thực. Tính mạng con người không phải chỉ dừng lại ở vài chục năm trên đời, không chỉ có sự tồn tại của nhân gian, mà còn có âm phủ, có phán quan xử án kết tội người.

5469c7d91f4e3Kiếp thứ 3 của Trần Dung Vĩnh đã xuất gia tu hành từ nhỏ. (Ảnh minh họa qua true little monk)

Bởi vậy, con người sống thật sự không nên phạm tội tạo nghiệp, giống như Trần Dung Vĩnh từng cả đời làm tăng, vậy mà chỉ bởi tham sắc nhìn phụ nữ mà không thể tu hành, có thể thấy yêu cầu đối với người tu luyện rất cao. Làm người tu hành thì phải loại bỏ hết tâm sắc dục cùng với những tâm chấp trước khác thì mới có thể tu thành được.

Tuệ Tâm, theo NTDTV