Các câu chuyện nổi tiếng về những hiện tượng siêu thường vẫn luôn khuấy động tranh luận giữa những người tin và những người cố gắng vạch trần chúng. Ở thái cực này, một số người dường như tin vào các câu chuyện này bất chấp các bằng chứng phản bác. Ở thái cực kia, một số người lại dường như kiên quyết cho rằng các hiện tượng siêu thường không hề tồn tại và sẽ tìm mọi lý do để bác bỏ các bằng chứng. Nhiều người có lý trí nhưng tò mò sẽ đứng đâu đó ở giữa hai thái cực.
1

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét hai trường hợp, trong đó những chuyên gia “lật tẩy” các hiện tượng siêu thường nổi tiếng đã bị thuyết phục bởi chính trải nghiệm của bản thân. Tuy thực tế có nhiều trường hợp là bịp bợm hay có thể giải thích theo cách thông thường, nhưng vẫn có các hiện tượng sửng sốt và bí ẩn trên thế giới đang thách thức vốn hiểu biết của chúng ta.

Không chỉ là ‘trùng hợp ngẫu nhiên’

Tiến sĩ Michael Shermer là sáng lập viên của Tạp chí Hoài nghi (Skeptic), giám đốc điều hành Hiệp hội Những người Hoài nghi (Skeptics Society), và một người phụ trách chuyên mục hàng tháng cho Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ (Scientific American).

Ông đã viết trên chuyên mục của mình ngày 16/9/2014, về một trải nghiệm đã dẫn ông tới kết luận: “Chúng ta không nên đóng chặt cánh cửa nhận thức, vì nó có thể đưa ta tới những điều kì diệu trong thế giới bí ẩn”.

Trong đống đồ đạc của vị hôn thê của ông, có một chiếc đài bán dẫn thế hệ 1978 của ông nội cô được chuyển từ Đức (quê hương của cô) đến Mỹ (nơi Shermer sống). Cô rất gần gũi với ông nội; và ông cụ đã mất khi cô lên 16. Chiếc đài đã im lặng trong hàng thế kỷ; dù Shemer đã cố hết sức nhưng vẫn không thể làm nó hoạt động trở lại. Nó vẫn tiếp tục nằm yên trong ngăn kéo bàn tại phòng ngủ của đôi vợ chồng.

“Chúng ta không nên đóng chặt cánh cửa nhận thức, vì nó có thể đưa ta tới những điều kì diệu trong thế giới bí ẩn”

— TS Michael Shermer, giám đốc điều hành, Hiệp hội Những người Hoài nghi

Ba tháng sau (tháng 6/2014), họ kết hôn. Sau lễ cưới, vợ ông yêu cầu được nói chuyện riêng với ông. Cô cảm thấy cô đơn, rất nhớ gia đình ở Đức và cũng ước ao ông nội mình còn sống để có thể là người trao tay cô dâu cho chú rể. Cặp vợ chồng tản bộ về phía sau nhà và nghe thấy tiếng nhạc phát ra ở đó, một bản tình ca.

2Ảnh một chiếc đài cũ. (Ảnh: Shutterstock)

Họ tìm kiếm nguồn phát nhạc nhưng không thấy, nhưng sau đó người vợ đã “nhìn tôi bằng một ánh mắt mà tôi chỉ bắt gặp từ thời bộ phim kinh dị ‘Kẻ trừ tà’ làm khán giả chết khiếp. ‘Đó không phải điều em đang nghĩ đúng không?”. Nguồn nhạc chính là từ chiếc đài bán dẫn trong ngăn kéo. Cô nói trong nước mắt: “Ông nội em đang ở đây với chúng ta. Em không hề đơn độc”.

Con gái ông Shermer đã nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài ngay trước khi buổi lễ bắt đầu, mặc dù đôi vợ chồng đã ở trong phòng chỉ vài phút trước đó nhưng họ không hề nghe thấy tiếng nhạc. Chiếc đài vẫn tiếp tục phát nhạc trong suốt đêm đám cưới. Ông Shermer viết: “Thật trùng hợp, chiếc đài đã dừng hoạt động ngay ngày hôm sau và từ đó im lặng mãi mãi”.

Một bà đồng cốt đầy sức thuyết phục

Chúng ta hãy quay ngược lịch sử để tìm hiểu một ví dụ nổi bật khác, liên quan tới bà đồng cốt Leonora Piper (1857-1950). Rốt cuộc, trong vai trò cựu chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh (Society for Psychical Research), tiến sĩ David Fontana đã nói trong bộ phim tài liệu, “Kiếp này, kiếp sau” rằng: “Những ngôi sao thật sự chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bà Piper có lẽ là trường hợp tốt nhất, vì bà đã được những nhà nghiên cứu cẩn thận và nổi tiếng như vậy điều tra”.

3Richard Hodgson – một nhà nghiên cứu về tâm linh, sau này đã trở nên “ám ảnh” bởi bà Piper. (Ảnh: Thomson Jay Hudson/Public Domain)

Tiến sĩ Richard Hodgson là giảng viên tại Đại học Cambridge và là một chuyên gia có tiếng trong việc lật tẩy các trò đồng cốt tâm linh trong giai đoạn phong trào này trở nên thịnh hành. Theo Keith Parsons, người dẫn chương trình bộ phim tài liệu trên, Hodgson đã nói: “Gần như tất cả các bà đồng cốt chuyên nghiệp đều là một băng đảng những kẻ lừa đảo cấu kết với nhau”.

Nhưng, sau khi quan sát hàng trăm phiên lên đồng của bà Piper tại Boston, ông đã nói: “Thật lòng mà nói, tôi đã tới chỗ bà Piper cách đây 12 năm với mục đích vạch mặt bà. Tôi bước vào căn nhà của bà, trong đầu mang đầy tư tưởng vô thần, không tin vào sự tồn tại của cuộc sống sau khi chết. Hiện giờ, tôi có thể nói là tôi đã tin. Sự thật được phơi bày trước mắt tôi đã xóa đi mọi sự nghi ngờ”.

4Chân dung Leonora Pipe. (Ảnh: Public Domain)

Những người hoài nghi ngày nay vẫn luôn đặt câu hỏi về khả năng của bà Piper, họ trích dẫn trường hợp linh hồn một người Pháp được cho là đã nhập vào bà, nhưng lại không thể nói tiếng Pháp, và đôi lúc những tuyên bố của bà có sai sót rõ rệt.

Tính chân thực của sự giao tiếp giữa đồng cốt và linh hồn, nếu thật sự tồn tại, có lẽ không giống như những người hoài nghi mong đợi. Lấy ví dụ, vốn tiếng Pháp hạn chế của bà Piper có thể đã không cho phép linh hồn kia nói tiếng Pháp; linh hồn kia có thể đã nói dối về danh tính của mình, và bà Piper có thể đã lấy thông tin từ tiềm thức của mình chứ không phải từ cuộc giao tiếp với linh hồn—nhưng điều đó không có nghĩa bà ấy chưa từng giao tiếp với các linh hồn. TS Hodgson đã xem xét một số luận điểm phản bác khả năng của bà Piper, nhưng ông đã bị thuyết phục bởi những trường hợp nhất định dường như đi ngược lại tất cả các luận điểm như thế.

Lấy ví dụ, một loạt các phiên làm việc với bà Piper đã thuyết phục không chỉ TS Hodgson, mà còn cả Tiến sĩ James H. Hyslop, giáo sư trong lĩnh vực đạo đức và logic tại Đại học Columbia, đồng thời là đối tượng của buổi lên đồng. Bà Piper không hề được bảo trước về danh tính của Tiến sỹ Hyslop và ông chỉ chia sẻ một chút với bà. Tuy vậy, bà Piper dường như vẫn có thể cung cấp nhiều thông tin về TS Hyslop, bao gồm tên và chi tiết các cuộc trò chuyện riêng tư của ông, mà dường như đã được truyền cho bà bởi người cha và người anh trai quá cố của vị tiến sĩ.

Cha của TS Hyslop dường như đã nhập vào bà Piper và nói: “James, con còn nhớ được gì từ những cuộc nói chuyện của chúng ta về Swedenborg? Con có nhớ vào một buổi tối trong thư viện, chúng ta đã nói chuyện về cách ông ta miêu tả về Kinh Thánh không?” TS Hyslop có nhớ đã từng có một cuộc đối thoại như vậy với cha mình.

“Tôi bước vào căn nhà của bà, trong đầu mang đầy tư tưởng vô thần, không tin vào sự tồn tại của cuộc sống sau khi chết. Hiện giờ, tôi có thể nói là tôi đã tin. Sự thật được phơi bày trước mắt tôi đã xóa đi mọi sự nghi ngờ”.

— Tiến sỹ Richard Hodgson, giáo sư ngành đạo đức và lô-gic, Đại học Columbia

Michael E. Tymn, tác giả các cuốn sách về chủ đề cuộc sống sau khi chết, đã tóm tắt trường hợp này của TS Hyslop trên trang web của Học viện Nghiên cứu Tâm linh và Ý thức: “[Cha ông ấy] đã hỏi rằng chuyện gì đã xảy ra với con ngựa cũ của ông, nói rõ tên con ngựa là Tom. Ông nói rằng người bạn cũ của mình, Steele Perry, đã chuyển nhà về miền tây. Ông cũng đề cập đến một người bạn khác, Harper Crawford, vì có liên quan tới một cuộc tranh cãi về việc mang chiếc đàn organ vào nhà thờ. Hai sự kiện sau không thể được tiên đoán bằng thần giao cách cảm bởi TS Hyslop không hề biết gì về chúng, nhưng sau đó ông đã kiểm chứng với những người thân và phát hiện đây là sự thực.

“Theo kết luận của TS Hyslop, sự gian lận rõ ràng đã bị loại trừ. Ngay cả nếu bà Piper biết được ông sẽ tới tìm bà để hầu đồng, thì bà ấy sẽ vẫn phải thuê một thám tử tư để tìm hiểu những sự kiện mập mờ này tại một thị trấn cách đó gần một nghìn dặm, mà thời đó việc đi lại và liên lạc thì chậm và tương đối đắt đỏ. Đồng thời bà ấy hẳn đã phải nghĩ cách để đảm bảo rằng không ai trong số những người thân của TS Hyslop sẽ đề cập đến việc có một thám tử tư đến hỏi tên các con ngựa, các biệt danh, các tranh chấp liên quan tới nhà thờ v.v… Và thám tử tư ấy sẽ phải có cách nào đó để tìm hiểu về các cuộc nói chuyện riêng giữa TS Hyslop và cha của ông”.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Chân Tâm biên dịch.