Năm nay, giải thưởng Templeton đã được trao cho nhà vật lý học Marcelo Gleiser vì những nỗ lực của ông trong việc chứng minh khoa học và tôn giáo không phải là kẻ địch của nhau, mà hoàn toàn có thể đồng tại.

rgjblzn6izguzirbgioo7puiiaÔng Marcelo Gleiser, giáo sư vật lý trường Dartmouth College, Mỹ. (Ảnh qua Salt Lake Tribune)

Hàng năm, Giải Templeton chuyên vinh danh những người có đóng góp phi thường nhằm xác nhận những khía cạnh tinh thần của cuộc sống, bất kể là thông qua hiểu biết sâu sắc, hay những phát hiện, nghiên cứu thực tế của họ. Năm nay, Giải Templeton được trao cho nhà vật lý người Brazil Marcelo Gleiser vào hôm 18/3 vừa qua.

Một nhóm những nhân vật được kính trọng gồm nhà thần học Desmond Tutu, Đức Đạt Lai Lạt Ma,… đã trao tặng giải thưởng cho Giáo sư Gleiser vì những công trình của ông đã chứng minh khoa học và tôn giáo hoàn toàn có thể đồng tại.

Và mặc dù bản thân giải thưởng đó đã là một niềm vinh dự lớn lao, nhưng nó vẫn đi kèm 1,5 triệu USD tiền thưởng – cao hơn cả giá trị của giải Nobel.

Được biết, Giáo sư Gleiser là một nhà vật lý học và giáo sư thiên văn học đang công tác tại trường Đại học Dartmouth tại New Hampshire, chuyên ngành vũ trụ học. Ông sinh năm 1959 tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil sau đó chuyển đến sống ở Mỹ vào năm 1986. Từ năm 1991, ông dạy ở Dartmouth College thuộc Viện Đại học New Hampshire.

Vị giáo sư này là một người theo thuyết bất khả tri, ông cũng giống như nhà hiền triết Socrates, biết rằng tri thức của mình là có giới hạn.

Thuyết vô thần vốn mâu thuẫn với phương pháp khoa họcThuyết vô thần là một đức tin vào phi đức tin. Các vị thẳng thừng phủ nhận điều mà các vị không có bằng chứng để chống lạiNhưng tôi sẽ để đầu óc mình cởi mở vì tôi hiểu rằng tri thức của con người là hữu hạn“, Giáo sư Gleiser nói với tờ Agence France Presse hôm 18/3.

Giáo sư Gleiser cho rằng khoa học và tôn giáo đều có chung mục đích là tìm kiếm nguồn gốc của sinh mệnh và vũ trụ. (Ảnh qua The Responsive Universe)

Với 5 tác phẩm bằng tiếng Anh và hàng trăm bài báo viết trên trang blog và trên các báo Brazil, Mỹ, ông Marcelo Gleiser đã mô tả cách khoa học và tôn giáo, mỗi phương pháp đều trả lời các câu hỏi rất giống nhau về nguồn gốc của vũ trụ và sự sống theo cách của riêng mình.

Giáo sư Gleiser tập trung vào sự tương đồng giữa khoa học và tôn giáo, cả hai cùng có mục đích chung là tìm kiếm nguồn gốc của vũ trụ và sinh mệnh. “Mọi người đều muốn biết thế giới được hình thành như thế nào“. Giáo sư Gleiser tin rằng mục đích chung này đã đoàn kết cả tôn giáo và khoa học. Nhưng theo ông khoa học có những giới hạn của nó.

“Khoa học chỉ có thể đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi nhất đinh, tới một mức độ nào đóTriết học đã biết điều này từ lâu, nó được gọi là vấn đề của nguyên nhân đầu tiên: chúng ta bị kẹt ở đây. Chúng ta phải khiêm tốn chấp nhận, chúng ta bị bao vây bởi bí ẩn, Gleiser nói với Yahoo.

Nói về một số người tín ngưỡng tôn giáo có xu hướng bài xích khoa học, Giáo sư Gleiser cũng có một vài suy nghĩ: “Họ cho rằng khoa học là kẻ địch… vì họ có một lối suy nghĩ xưa cũ về khoa học và tôn giáo, rằng tất cả các nhà khoa học đều muốn phủ định Chúa Trời,” ông nói.

“[Kỳ thực], khoa học không phủ định Chúa Trời“.

Tuy nhiên, ông cho rằng những người vô thần đã sai khi nới rộng khoảng cách với tôn giáo, nhất là nhà sinh học tiến hóa người Anh Richard Dawkins, nhà báo quá cố Anh Christopher Hitchens – người chỉ trích Mẹ Terexa.

Giáo sư kết luận: “Thật vô cùng kiêu căng khi thấy các nhà khoa học đưa ra những tuyên bố không nghĩ gì đến tầm quan trọng về mặt xã hội của các hệ thống đức tin”.

*Giải Templeton được quỹ của ông John Templeton (1912-2008) thành lập năm 1972. Giải có giá trị 1,1 triệu bảng Anh, cao gần gấp đôi Giải Nobel. Từ năm 1973, nhiều nhân vật danh tiếng đã nhận được giải này như: Desmond Tutu, Dalai Lama, Alexandre Soljenitsyne, Mẹ Terexa… và các triết gia, các nhà thiên văn khác.

Hồng Liên
Theo 
Tinhhoa