Nền văn minh Cucuteni–Trypillia từng tồn tại ở Ukraina từ hơn 7.000 năm trước. Từ những văn vật khai quật được, người ta đã thấy được sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật và thiên văn, đồng thời còn phát hiện hai ký hiệu “đồ hình Thái Cực” và “chữ Vạn” (卍).

ofWJRz-20170922-tu-7000-nam-truoc-ukraina-da-xuat-hien-do-hinh-thai-cuc-va-ky-hieu-chu-vanĐồ hình Thái Cực xuất hiện trên những di chỉ cổ đại từ 7000 năm trước. (Ảnh: Epoch Times)

Mọi người đều biết, Thái Cực tượng trưng cho Đạo gia, bắt nguồn Trung Quốc; ký hiệu chữ Vạn tượng trưng Phật gia, có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng trong văn hóa tiền sử của Trung Quốc cũng có xuất hiện ký hiệu chữ Vạn. Vậy có phải hơn 7.000 năm trước, đồ hình Thái Cực và ký hiệu chữ Vạn này được lưu truyền đến Ukraina, hay đây là kết quả thăm dò vũ trụ, nhân thể, sinh mệnh của người Trypillia trong thời kỳ tiền sử?

Ảnh hưởng của thiên văn học đến kiến trúc và nghệ thuật

Hơn 7.000 năm trước, tại lãnh thổ Ukraina cũng đã xuất hiện những thành thị rất lớn, nền văn minh này có đặc điểm riêng của nó. Họ sử dụng lịch pháp thiên văn của chính mình, qua quan sát các hiện tượng thiên văn và sự vận động của thiên thể, từ đó rút ra những nhận thức nhất định.

Từ những văn vật khai quật được ở địa phương này có thể thấy, những đồ vật như đĩa, chén, bát làm từ đất sét và những dụng cụ khác đều vô cùng tinh mỹ, không chỉ có công nghệ tinh xảo, mà trình độ nghệ thuật cũng rất cao. Hầu như tất cả đồ gốm đều bóng loáng, được tô với các màu khác nhau như trắng, đen, đỏ, nâu.

Cũng có dấu hiệu cho thấy họ nhận thức rất thâm sâu về thiên văn, tất cả đều được vẽ lại trên đồ gốm. Nghệ thuật trên đồ gốm biểu hiện ra giống như diễn tấu nhạc khúc, rất ăn khớp với nhau, không có đứt gãy, rất giàu hàm súc và tiết tấu sống động. Hoa văn vừa như bất động, vừa như đang chuyển động. Cuộc sống hàng ngày của người Trypillia tràn đầy sắc thái thiên văn.

Bố cục thành phố của nền văn minh Trypillia vô cùng hài hòa hợp lý, có quảng trường và đường xá rộng lớn, nhà cao hai tầng nối đuôi nhau trong thành thị. Các nhà khảo cổ học cho rằng, vài ngàn năm trước người Trypillia đã kiến trúc thành phố như thế, chứ không phải là tham khảo từ những nơi khác, bởi vì lúc đó châu Âu còn chưa được khai hóa.

Có thể người Trypillia đã sử dụng tri thức mà họ khám phá được từ bầu trời để vận dụng vào tất cả các phương diện trong cuộc sống hàng ngày của mình. Bố cục hài hoà, sắp xếp hợp lý của thành phố cổ, cũng là dựa trên nguyên lý vận hành của các ngôi sao mà tu kiến thành.

Nói cách khác, khởi nguồn của nền văn minh Trypillia, là có nguồn gốc từ việc thăm dò vũ trụ của con người, sau đó mang tất cả những tri thức này vận dụng vào cuộc sống. Điều này không có gì xa lạ trong văn hóa phương Đông. Tựa như Trung Quốc cổ đại đã xuất hiện đồ hình Thái Cực, tượng trưng cho nhận thức của Đạo gia về nguyên lý vận hành của vũ trụ. Âm dương vận hành hài hoà có thể sinh ra vạn sự vạn vật, đương nhiên kể cả nền văn minh trên mặt đất.

Theo các học giả, nền văn minh Trypillia từng xuất hiện các ký hiệu văn tự, thời đó người ta thông qua những “văn tự” này để ghi chép sự vận hành và biến hóa của thiên thể vũ trụ. Những ký hiệu này so với những ký hiệu khai quật được tại di chỉ Shuangdun ở tỉnh An Huy Trung Quốc có những chỗ rất giống nhau. Từ những hình vẽ khai quật được trong thời kỳ đầu của nền văn minh Trypillia có thể thấy, người thời đó sùng bái Mặt trời, phù hiệu chữ Vạn, đồ hình Thái Cực.

Nơi đây hầu như chỗ nào cũng có thể thấy những hoa văn hình xoắn ốc, rất giống với hình ảnh vận chuyển xoắn ốc của hệ Ngân hà mà vệ tinh NASA chụp được. Thời đó ở giữa tầng 1 của các ngôi nhà đều có một đàn thờ, để cung phụng Thần. Người Trypillia từ thời kỳ đầu đã sùng bái Phật gia, Đạo gia cùng với thần Mặt trời và Thánh mẫu Địa cầu; khi nền văn minh Trypillia bước vào giai đoạn suy bại thì người ta thờ trâu đực và rắn.

Trí tuệ trong đồ hình Thái Cực

Những nhận thức của nền văn minh Trypillia đã khiến các học giả ngạc nhiên, trong đó điều khiến cho các nhà khảo cổ học kinh ngạc nhất chính là, tiêu chí cốt lõi của nền văn minh này là “đồ hình Thái Cực”. Trong nhận thức phổ biến trên thế giới, đồ hình Thái Cực có khởi nguồn từ nền văn minh cổ đại Trung Quốc. Từ “Thái Cực” xuất hiện sớm nhất trong “Dịch truyện. Hệ từ thượng”, hàm nghĩa của Thái Cực nói ngắn gọn lại là hàm chứa “vô tận, bản chất, căn nguyên, toàn tin tức”.

Trung Quốc thời kỳ cổ đại, đồ hình Thái Cực có chứa toàn bộ tin tức đặc tính của vạn sự vạn vật trong vũ trụ, là miêu tả sự vận hành và tồn tại trong trạng thái ổn định của vũ trụ mà Đạo gia khám phá ra, biểu hiện ra hình thức và quy luật vận hành của vạn vật. Vì vậy, đồ hình Thái Cực cũng là trí huệ trong nhận thức của Đạo gia về vũ trụ, thời không, nhân thể, sinh mệnh. Sự trùng hợp chính là, trong nền văn minh Trypillia, đồ hình Thái Cực cũng biểu hiện ra hàm nghĩa giống như vậy.

Trong nền văn minh Trypillia, đồ hình Thái Cực và hình dạng vân xoáy tròn thường xuyên được sử dụng trong họa tiết của quần áo, đồ trang sức, những vật dụng sử dụng hằng ngày v.v. Những kiểu hình vẽ này biểu đạt sự quan sát và lĩnh ngộ các hiện tượng tự nhiên của người Trypillia. Vạn sự vạn vật trong mắt của họ đều là vận động, đều là biến hóa cùng với thời gian.

Các học giả còn phát hiện, đồ hình Thái Cực của nền văn minh Trypillia và văn hoá Ngưỡng Thiều của Trung Quốc có những chỗ tương tự nhau. Trong vòng tròn bao quanh đồ hình Thái Cực của Trypillia, có hình tượng rất giống như tứ tượng trong “Dịch Kinh”. 8 vòng tròn nhỏ, giống như Bát quái ký hiệu trong “Dịch Kinh”. Hình vẽ trên đĩa gốm trong văn hoá Ngưỡng Thiều Trung Quốc thì các tình tiết đều được chia 4 phần.

Thế giới cộng sinh, ký hiệu chữ Vạn

vạn vật, Thái Cực, Chữ Vạn,

Biểu tượng chữ Vạn trên các công cụ từ văn mình tiền sử. (Ảnh: Epoch Times)

Trong nền văn minh Trypillia cũng sử dụng ký hiệu chữ “Vạn”. Có người nói, chữ “Vạn” trong Phật gia tượng trưng cát tường, vạn đức trang nghiêm và thiện đức vĩnh tồn. Mà ở Tây Tạng cổ xưa cho rằng chữ “Vạn” tượng trưng cho quang minh vĩnh hằng, kim cương bất hoại của sinh mệnh. Trong tín ngưỡng Phật gia, trên tượng Phật đều có chữ “Vạn”. Vì vậy, cũng có học giả cho rằng, chữ “Vạn” tượng trưng sự từ bi và trí huệ của Phật.

Người hiện đại đa phần cho rằng, chữ “Vạn” là ký hiệu chuyên dụng của Phật giáo. Kỳ thực, tại rất nhiều di chỉ cổ đại khắp nơi trên thế giới đều phát hiện phù hiệu chữ Vạn, ví dụ như Ấn Độ cổ, Ả rập, Nga, Scotland, Ireland, văn minh Maya, tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, văn hóa La Mã, đều phát hiện thấy bóng dáng ký hiệu chữ “Vạn”.

Ký hiệu chữ Vạn được coi là một loại văn hóa toàn cầu, rất nhiều học giả đã tiến hành nghiên cứu. Ký hiệu chữ Vạn được vẽ trên công cụ, thêu trên trang phục, khắc trên trang sức, biểu hiện là ngay thẳng, nếu 4 móc của nó thẳng; cũng có thể biểu hiện là tròn đầy, nếu bốn móc của nó cong.

Những đồ vật được khai quật trong nền văn minh Trypillia chỉ là một phần văn vật rất nhỏ nếu so với tổng số các văn vật mà các nhà khảo cổ học đã khai quật được trên khắp thế giới từ các nền văn minh khác nhau. Chúng xuất hiện từ những nền văn minh từ hơn 7.000 năm trước, hơn 10.000 năm trước, thậm chí là những văn minh tiền sử lâu đời hơn nữa.

Vậy những nền văn minh này đến từ đâu? Tại sao người cổ đại không có khoa học kỹ thuật điện tử, thiết bị đo đạc điện tử, mà con người vẫn có thể đo lường tính toán quy luật vận hành của thiên thể, vũ trụ một cách chuẩn xác? Tại sao người cổ đại lại có thể sáng tạo ra những nền văn minh có trình độ siêu việt như vậy? Trong giới khoa học, một số nhận thức rằng “nền văn minh của nhân loại đến từ vũ trụ”, còn bạn thì sao?