Đó là nhận định của Thượng nghị sĩ Italy – ông Maurizio Romani về nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, hiện vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận việc này, ngày càng nhiều quốc gia đã thông qua các dự luật yêu cầu người dân không tham gia vào lĩnh vực du lịch ghép tạng tại Trung Quốc.

Bài viết dưới đây của ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, sẽ đề cập đến những diễn biến mới nhất về nạn thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Bài viết được công bố tại một diễn đàn trực tuyến của trường Đại học South Australia, Adelaide, vào ngày 28/6/2015. Tiêu đề và lời dẫn do Đại Kỷ Nguyên VN biên tập.

Tôi muốn tập trung vào 7 diễn biến mới diễn ra gần đây, đó là: đạo luật mới ở Italy và Đài Loan, một nghiên cứu về dự luật mới đề xuất ở Nam Australia, một hội nghị sắp diễn ra ở Trung Quốc, nạn cưỡng bức xét nghiệm máu của các học viên Pháp Luân Công – những người không thuộc đối tượng bị giam giữ, một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội đồng Công ước châu Âu (Council of Europe Convention) gần đây.

1. Đạo luật mới ở Italy

Vào ngày 4/3/2015, Thượng viện Italy đã thông qua một dự luật quy định rằng bất cứ ai giao dịch, bán hay quản lý việc buôn bán trái phép nội tạng từ những người còn sống sẽ bị phạt từ 3 đến 12 năm tù giam và phải nộp phạt từ 50.000 đến 300.000 euro. Dự luật này đưa ra một hình phạt cho những ai công khai khuyến khích hoặc quảng cáo bán nội tạng, cũng như du lịch ghép tạng. Các bác sĩ khuyến khích hoặc hỗ trợ bệnh nhân đi du lịch ghép tạng bất hợp pháp sẽ phải đối mặt với việc truất quyền hành nghề suốt đời vì vi phạm y đức.

Xem thêm:

Dự luật này đã được thúc đẩy do có các bằng chứng về việc lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc.

Câu trả lời của Thượng nghị sĩ Maurizio Romani cho câu hỏi “10.000 nội tạng được dùng để cấy ghép ở Trung Quốc hàng năm là được lấy từ đâu?“ được trích dẫn như sau: “Câu trả lời là vô cùng khủng khiếp… Đặc biệt là các học viên của môn rèn luyện tinh thần Pháp Luân Công đã bị sát hại để lấy nội tạng. Tôi phải dùng cụm từ “ăn thịt người” để diễn tả vấn đề này… Chúng tôi ở Italy nên không thể ngăn chặn những hành vi phạm pháp này… Nhưng, chúng tôi có bổn phận thực hiện mọi nỗ lực để không đồng lõa với tội ác này”.

Thượng nghị sĩ Ivana Simeoni cho biết: “Có những tài liệu xua tan mọi nghi ngờ [về nguồn cung ứng nội tạng lấy từ các học viên Pháp Luân Công] … Chỉ nghĩ đến việc thương mại hóa các cơ quan nội tạng của cơ thể người đã khiến tôi rùng mình”.

“Đặc biệt, các học viên của môn rèn luyện tinh thần Pháp Luân Công đã bị sát hại để lấy nội tạng. Tôi phải dùng cụm từ ‘ăn thịt người’ để diễn tả vấn đề này… ”.

– ông Maurizio Romani, Thượng nghị sĩ Italy

Dự luật này phải được Hạ viện thông qua thì mới trở thành đạo luật. Theo kế hoạch thì dự luật sẽ được chuyển đến Hạ viện vào mùa thu này.

2. Đạo luật mới tại Đài Loan

Theo một báo cáo của Thời báo Đài Bắc (Taipei Times), ngày 12/6/2015, cơ quan lập pháp của Đài Loan (Viện Lập pháp Quốc gia) đã sửa đổi Đạo luật Ghép tạng để ngăn cấm việc sử dụng các nội tạng từ các tử tù, cũng như mua bán, môi giới nội tạng. Đạo luật này cấm du lịch ghép tạng. Ngoài ra, các bác sĩ có liên quan đến hoạt động ghép tạng bất hợp pháp có thể bị tước giấy phép hành nghề.

Đạo luật này quy định thêm rằng, những bệnh nhân được ghép tạng ở nước ngoài phải cung cấp bằng chứng pháp lý về nguồn gốc của tạng để nhận được sự hỗ trợ điều trị hậu phẫu tại Đài Loan của chính phủ . Vì vậy đạo luật này giúp ngăn chặn người dân Đài Loan tiếp nhận nội tạng không rõ nguồn gốc.

Xem thêm:

Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Tiến bộ – bà Vưu Mỹ Nữ nói rằng nhiều người Đài Loan đến Trung Quốc vì mục đích ghép tạng bất hợp pháp. Bà nói thêm rằng chính quyền Trung Quốc đang tích cực tham gia vào hoạt động buôn bán nội tạng, mà nguồn cung tạng chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

“Chúng tôi hy vọng nạn buôn bán nội tạng này sẽ được ngăn chặn một cách hiệu quả với đạo luật sửa đổi này… Đó là lý do tại sao đạo luật này đã được sửa đổi để yêu cầu những người được phẫu thuật ghép tạng ở nước ngoài cung cấp thông tin cho các bệnh viện trong nước, nơi mà họ được điều trị trước khi cấy ghép. Các thông tin được yêu cầu cung cấp bao gồm: cuộc phẫu thuật diễn ra ở đâu? Ai là bác sĩ phẫu thuật… Các bệnh viện trong nước sau đó phải báo cáo các trường hợp mà họ đang xử lý”, bà cho biết thêm.

2

Tái hiện cảnh mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong một cuộc mít-tinh tại Ottawa, Canada, 2008. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Theo bà Theresa Chu, phát ngôn viên của nhóm luật sư Nhân quyền Pháp Luân Công, luật này là để ngăn chặn người dân Đài Loan đến Trung Quốc ghép tạng, trang web Minh Huệ (Minghui.org) đưa tin. Thượng nghị sỹ Từ Thiếu Bình của Quốc Dân Đảng nhận xét: “Những người thu hoạch nội tạng của những người dân còn sống và bán chúng kiếm lời đang phạm một tội ác chống lại loài người theo Luật Hình sự Quốc tế”.

Ông Điền Thu Cận, thượng nghĩ sỹ của Đảng Dân chủ Tiến bộ và là người ủng hộ đạo luật mới này cho biết: “Đạo luật này rõ ràng cấm buôn bán nội tạng, du lịch ghép tạng và quy định các hình phạt cho loại tội phạm này. Nó cũng cấm sử dụng nội tạng từ các tử tù. Các quy định về hoạt động ghép tạng của Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế”

3. Một nghiên cứu về dự luật mới được đề xuất ở Nam Australia

Nghị viện Nam Australia đã thành lập một Uỷ ban hỗn hợp về Luật Hoạt động Ghép tạng và Giải phẫu năm 1983 để xác định xem liệu đạo luật này có nên sửa đổi để giải quyết nạn buôn bán tạng người. Các bản đệ trình bằng văn bản phải được gửi lên chậm nhất là ngày 17/7/2015.

Thượng nghị sỹ bang New South Wales – ông David Shoebridge cho biết rằng Quốc hội đã đề xuất đạo luật cấm bất kỳ ai,

(a) tham gia vào một kế hoạch ghép tạng vì mục đích thương mại,

(b) mổ lấy nội tạng của người khác, dù sống hay đã chết, mà không có sự đồng ý ,

(c) phải có sự đồng thuận của người hiến tạng, dù họ còn sống hay đã chết, với mục đích là để cấy ghép vào người bệnh nhân nếu mô đó đã được cắt lấy mà không được sự đồng ý, và bệnh nhân này biết hoặc hoặc không quan tâm đến việc không có sự đồng ý đó.

Xem thêm:

Dự luật đề xuất trên yêu cầu các bác sĩ và y tá điều trị cho một bệnh nhân phải có căn cứ hợp lý để cho rằng tạng đã được cấy ghép cho bệnh nhân này để báo cáo cho các cơ quan chức năng:

(a) tên của bệnh nhân,

(b) ca cấy ghép cho bệnh nhân diễn ra khi nào và ở đâu,

(c) các căn cứ cho rằng tạng đã được cấy ghép cho bệnh nhân.

Bất kỳ bệnh nhân nào chấp thuận việc ghép tạng cho bệnh nhân trên phải báo cáo cho các cơ quan chức năng biết thời gian, địa điểm và bản chất của việc điều trị có liên quan đến việc cấy ghép tạng cho bệnh nhân đó.

Dự luật này có hiệu lực ngoài phạm vi quy định. Đạo luật áp dụng cho cả những người tham gia vào hoạt động ghép tạng bị cấm, hoặc người bị lấy nội tạng là cư dân thường trú ở New South Wales, ngay cả khi bản thân hành động này xảy ra bên ngoài New South Wales. Tôi đề nghị rằng Nghị viện Nam Úc nên ban hành đạo luật theo mô hình đề xuất trên.

“Chỉ nghĩ về việc thương mại hoá các bộ phận cơ thể người đã khiến tôi rùng mình”

– ông Ivana Simeoni, Thượng nghị sĩ Italy

4. Hội nghị ở Trung Quốc

Tẩy chay là một phương thức để tạo ra thay đổi ở Trung Quốc. Hội nghị diễn đàn y tế Trung Quốc (China Medical Tribune) đã đưa tin về việc 35 người Trung Quốc bị từ chối cho phép tham dự Hội nghị Ghép tạng Thế giới ở San Francisco vào tháng 7/2014 vì lý do đạo đức.

Hội nghị này cũng lưu ý rằng nhiều chuyên gia ghép tạng ở nước ngoài cũng không tham dự hội nghị ghép tạng ở Hàng Châu, Trung Quốc gần đây. Vào tháng 10/2013, Hội nghị Ghép tạng Trung Quốc cũng được tổ chức tại Hàng Châu, với một lượng lớn các chuyên gia nước ngoài tham dự.

Vào ngày 20/10/2014, một tổ chức phi chính phủ – Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) đã đưa ra một tuyên bố trong đó cho biết:

“Trong tình trạng lạm dụng ghép tạng tràn lan và không hối lỗi ở Trung Quốc, c húng tôi sẽ xem việc bất kỳ chuyên gia ghép tạng nước ngoài nào tham dự Hội nghị ghép tạng ở Hàng Châu là hành vi phi đạo đức, trừ phi họ đến tham dự với mục đích rõ ràng và duy nhất là lên tiếng chống lại nó”.

3

Các học viên Pháp Luân Công giơ cao một biểu ngữ nói về nạn mổ cướp nội tạng của những người thực hành theo môn tập này. Vấn nạn này hiện vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc. (Ảnh: Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Lời tuyên bố này, cùng với những diễn biến khác, sẽ có một ảnh hưởng lớn đến những chuyên gia ghép tạng nước ngoài tham dự Hội nghị.

35 chuyên gia Trung Quốc bị từ chối tham dự Hội nghị Ghép tạng Thế giới ở San Francisco vào tháng 7/2014 vì lý do đạo đức, và nhiều chuyên gia ghép tạng nước ngoài không tham dự Hội nghị Ghép tạng tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 10/2014. Hai việc này đã có một tác động sâu sắc đến các quan chức trong ngành ghép tạng của nước này. Nhiều người tham dự hội nghị Hàng Châu 2014 đã thắc mắc sao không thấy các chuyên gia ghép tạng nước ngoài đến dự. Những bác sĩ đó đã đăng ký tham dự và tham gia vào Hội nghị ghép tạng Thế giới ở San Francisco vào tháng 7/2014 nhưng họ bị từ chối. Họ và các đồng nghiệp của họ đều biết họ đã đăng ký để tham dự, họ cần một lời giải thích.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thấy rằng họ có thể phớt lờ những bằng chứng về việc sát hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng. Tuy nhiên, họ không thể bỏ qua thực tế rằng các bác sĩ ghép tạng của Trung Quốc đã bị từ chối tham dự hội nghị quốc tế hoặc các bác sĩ nước ngoài đã từng đến Trung Quốc trước đó, nay đã không còn tới nữa.

Xem thêm:

Trước động thái tẩy chay này, ĐCSTQ không có thay đổi đáng kể nhưng đã đưa ra một loạt các tuyên bố trái ngược nhau rằng vấn đề này đã tốt hơn ngay bây giờ hoặc sẽ tốt hơn trong tương lai. Tôi đã đưa ra các tuyên bố của mình trong một cuộc nói chuyện vào tháng 4/2015, tại Bern, Thụy Sĩ tại Hiệp hội Quốc tế về Nhân quyền. Điểm mấu chốt mà tất cả các nhận xét hướng đến là mong muốn kết thúc cuộc tẩy chay này. Những áp lực của các chuyên gia quốc tế trong ngành ít nhất cũng đã nhận được sự chú ý của chính quyền Trung Quốc.

Một hội nghị ghép tạng dự kiến sẽ diễn ra ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Đông Hồ, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ ngày 6 đến ngày 8/8/2015. Chiến dịch tuyên truyền này của ĐCSTQ ít nhất đã có ảnh hưởng đến một số chuyên gia ghép tạng quốc tế, nhiều người trong số họ có kế hoạch tham dự Hội nghị này.

Trong khi chúng tôi không biết chắc cho đến khi hội nghị tháng 8 diễn ra, một khi áp lực từ các chuyên gia quốc tế sụp đổ, thì đó là những dấu hiệu ban đầu. Sự sụp đổ đó sẽ là điều đáng tiếc.

Xem thêm:

Các tiêu chí để kết nối hoạt động ghép tạng ở Trung Quốc với cộng đồng ghép tạng quốc tế là:

  1. Thừa nhận hành vi sai trái trong quá khứ, bao gồm việc công bố đầy đủ nguồn cung nội tạng cho các ca ghép tạng trong quá khứ;
  2. Cam kết đưa tất cả các thủ phạm lạm dụng ghép tạng trong quá khứ ra trước công lý và khởi tố;
  3. Loại ra khỏi Hiệp hội Y khoa Trung Quốc những chuyên gia nào không thể chứng minh nguồn cung ứng nội tạng của họ là thích hợp;
  4. Hợp tác với một cuộc điều tra quốc tế về nguồn cung nội tạng cho các ca cấy ghép cả trong hiện tại và quá khứ; (e) công bố số liệu thống kê về các trường hợp bị tuyên án tử hình hiện tại và quá khứ;
  5. Cho phép tiếp cận công khai tất cả các trường hợp đăng ký ghép tạng (phổi, gan, tim và thận) trong quá khứ và hiện tại;
  6. Cần có một sự minh bạch được kiểm chứng một cách độc lập và đầy đủ đối với nguồn tạng hiện được dùng để cấy ghép;
  7. Thành lập một hệ thống truy xuất nguồn gốc của tạng được dùng để cấy ghép và cách thức sử dụng hệ thống đó;
  8. Hợp tác với bên ngoài, có hệ thống xác minh độc lập phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

5. Cưỡng bức xét nghiệm máu đối với các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ tại nhà riêng hoặc trên phố

Việc xét nghiệm máu có hệ thống và kiểm tra nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã trở nên phổ biến từ năm 2001 trên khắp Trung Quốc. Từ đầu tháng 4/2014, cảnh sát đã tiến hành cưỡng ép xét nghiệm máu của các học viên Pháp Luân Công không bị giam giữ.

Các học viên này bị bắt giữ tại nhà riêng hoặc trên đường phố, bị đưa đến các đồn cảnh sát địa phương để cưỡng ép xét nghiệm máu và sau đó mới được thả. Hiện có rất nhiều báo cáo về việc cưỡng ép xét nghiệm máu thế này ở tỉnh Quý Châu và Liêu Ninh, đồng thời cũng có những báo cáo về các xét nghiệm này ở những nơi khác của Trung Quốc.

Các xét nghiệm này được cho là để phục vụ cho hoạt động thu hoạch nội tạng, trừ khi các cơ quan chức năng cung cấp một lời giải thích khác, nhưng họ đã không làm được.

Trung Quốc đã đóng cửa các trại cải tạo lao động. Đây là nơi chủ yếu để giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên một số học viên đã được chuyển đến các cơ sở giam giữ khác.

Việc cưỡng bức xét nghiệm máu của các học viên Pháp Luân Công không bị giam giữ dường như là một sự điều chỉnh tương ứng với việc đóng cửa các trại cải tạo lao động. Các trại cải tạo lao động này là một ngân hàng cung cấp nội tạng bị mổ cướp với số lượng rất lớn. Một khi chính quyền có thể có nội tạng của các học viên khi họ đang ở nhà, thì sau đó họ không cần phải giam giữ các học viên trong trại giam nữa.

Diễn biến mới này là đặc thù của ĐCSTQ. Mọi thứ thay đổi nhưng họ không hề tốt hơn. Họ vẫn vậy hoặc tồi tệ hơn theo một cách khác.

Tác giả Ethan Gutmann nói việc cưỡng ép xét nghiệm máu của học viên Pháp Luân Công không bị giam giữ “là một diễn biến thực sự đáng báo động”.

Theo Đại Kỷ Nguyên