Tg: Lý Nhất Nhiên

Dòng người kiên trì tín ngưỡng Pháp Luân Công diễu hành tại Newyork 13.5.2015

Trong hơn 20 năm đã qua người ta đã chú ý đến nhóm người này, họ đến từ các tầng lớp trong xã hội, từ các quốc gia, các độ tuổi, đã trải qua rất nhiều vinh nhục, mất danh dự, thậm chí bị bức hại tàn khốc. Đặc biệt tại Trung Quốc Đại Lục, dưới cường quyền, áp lực lớn, uy hiếp và sợ hãi, họ vẫn kiên trì tín ngưỡng của bản thân. Không rời bỏ đã khiến người ta chấn động và thán phục. Họ là những người tu luyện Pháp Luân Công. Người ta bắt đầu chú ý đến vấn đề: Những người này kiên trì tín ngưỡng là vì sao?

Tuyển chọn lý tính của người luyện tập

Việc nghiên cứu đối với nhóm người này có hai cách đơn giản nhất: Một là quan sát và phỏng vấn; Hai là tiến hành đọc và nghiên cứu những việc làm của người sáng lập và của người tu luyện. Đây cũng là phương pháp cơ bản nghiên cứu một nhóm người trong xã hội hiện nay. Nhưng cần phải bỏ đi những tuyên truyền lệch lạc, kì thị và thiên kiến. Đồng thời vứt đi quan niệm vô thần luận đối với truyền thống Trung Hoa và văn hóa tu luyện thì nhất định có thể hiểu.

Dưới các tiền đề này, người ta sẽ phát hiện rằng sau khi đi qua thời kỳ điên cuồng của Cách Mạng Văn Hóa, người Trung Quốc đối với bất kỳ tín ngưỡng nào đều là cảnh giác và cẩn thận xem xét. Pháp Luân Công công khai truyền ra năm 1992, người Trung Quốc trong quá trình tiếp thụ môn này đã rất bình tĩnh, và đều có kiểm nghiệm và nghiên cứu trước.

Việc tiếp nhận Pháp Luân Công thì cái duyên ban đầu là do công hiệu cực lớn của việc chữa bệnh. Trong thời gian 7 năm ngắn ngủi mà những người tu tập Đại Pháp, bản thân họ đều thu được thân và tâm khỏe mạnh. Người ta đã thêm vào nhận thức: Pháp Luân Đại Pháp thực sự tốt. Pháp Luân Công nhanh chóng truyền bá, truyền miệng giữa bạn bè người thân. Trong thời kỳ này các quan chức đã nhiều lần tiến hành điều tra trên quy mô lớn nhằm kiểm chứng các kết quả. Phổ biến và nổi tiếng nhất là tại Ủy ban thường ủy bộ chính trị ông Kiều Thạch báo cáo trong hội nghị của: Pháp Luân Công nâng cao đạo đức xã hội, chữa bệnh khỏe người, với đất nước và nhân nhân là có trăm điều lợi mà không có chút hại nào.

Thông qua tu tập Pháp Luân Công người ta bắt đầu lý giải nguyên lý Pháp Luân Công: muốn bảo đảm sức khỏe quan trọng nhất là phải đề cao đạo đức, thăng hoa tâm tính, dùng Chân Thiện Nhẫn để suy nghĩ về làm người, về lời nói và việc làm, có như vậy mới có được khỏe mạnh. Những nhận thức đó tạo lên cơ sở mà không phải do là tuyên truyền của cơ quan nào, cũng không phải là đưa ra từ cơ quan quyền lực nào mà là do mỗi người tu tập dưới hoàn cảnh tự do thoải mái đã chọn lựa điều đó.

Sau khi Trung cộng bức hại Pháp Luân Công, học viên Pháp Luân Công càng muốn được xem xét vấn đề này một cách lý tính: tự thân nhận thức Đại Pháp là tốt thì phán đoán đó có đáng tin cậy không? Dường như những người có trong tâm đều cân nhắc nặng nhẹ vấn đề như này: Tôi không cần “Chân Thiện Nhẫn”? Tuyên truyền về Pháp Luân Công của Trung cộng và hiểu biết của bản thân về Pháp Luân Công có giống nhau không? Dưới sự trấn áp của cường quyền, thì lựa chọn tiếp tục tu luyện hay lựa chọn buông bỏ? Với những người nghe nói qua về Pháp Luân Công sau khi xuất hiện trấn áp, và muốn tiến nhập vào tu luyện, họ đầu tiên cần làm rõ: Pháp Luân Công rốt cuộc là gì? Trung cộng vì sao lại sợ người Trung Quốc làm người tốt?

Hoàng A Di là một học viên Pháp Luân Công phổ thông đã di cư sang Canada. Trước khi nghỉ hưu, cô là kỹ sư ở Thượng Hải, tháng 3 năm 1999 cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Lúc đó, cô đang bị bệnh phụ khoa, nội tiết, và những đau đớn mà cô không biết tên. Những bệnh tật này làm cô khốn khổ, suốt ngày nằm giường, sinh hoạt không thể tự lo được. Do sự giới thiệu của bạn bè, cô đã tập Pháp Luân Công. Dù chưa đến một tháng nhưng các loại bệnh tật dường như biến mất hoàn toàn. Con gái cô và bạn bè cô từ đó cũng bắt đầu tu luyện. Không lâu sau, Trung cộng bắt đầu trấn áp đối với Pháp Luân Công. Vì cô kiên trì tu luyện nên cô đã bị 3 lần bắt giữ phi pháp, bị kết án. Năm 2008 cô ra nước ngoài. Đối với cô mà nói, bỏ tu luyện Pháp Luân Công có ý vị như bỏ đi sức khỏe của mình. Bỏ đi niềm tin và suy nghĩ Chân Thiện Nhẫn trong tâm, biết Trung cộng bức hại tà ác nhưng cô vẫn ngăn chặn hành vi tà ác này.

Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, chính xác là có người trong sợ hãi và áp lực lớn đã bỏ tu luyện. Nhưng đa số mọi người lựa chọn tiếp tục tu luyện. Suy nghĩ lý tính khiến họ nhận thức đến: “Chân Thiện Nhẫn” tu dưỡng thân và tâm, đối xử Thiện với người, có trách nhiệm với xã hội, tu luyện đề cao phẩm chất cho cuộc sống của con người, không sợ hãi, không vì cường quyền mà bỏ tu;  Nguyên lý của Đại Pháp có giá trị phổ quát, nên phải được tiếp nhận sự tôn trọng; Bức hại của Trung cộng là phi pháp, là cố ý, không nhân đạo, nên phải ngăn chặn.  Thể nghiệm của chính bản thân và họ hàng càng làm cho họ cân nhắc thêm lý tính. Khiến học viên Pháp Luân Công đứng trước “đúng đúng sai sai” cẩn trọng lựa chọn. Đây là ngọn nguồn chủ yếu cho sự kiên trì tín ngưỡng của họ.

Sức mạnh hàm chứa có thể giải thích vấn đề sinh mệnh đến vũ trụ

Sách Pháp Luân Công có nhân sinh quan, vũ trụ quan cao rộng, đã hấp dẫn mọi người trong các tầng lớp của xã hội. Nhiều người nhìn nhận rằng những quyển sách này cho người tu luyện cách tu luyện là gì, tu luyện thế nào, những tình huống gặp trong tu luyện, và cách khắc phục,… là một quyển sách trân quý chỉ đạo tu luyện một cách hệ thống. Các chủ đề liên quan xung quanh nó, học viên Pháp Luân Công phát hiện ra sách này với những vấn đề liên quan đến thân thể con người, sinh mệnh con người và vũ trụ thì có khả năng lý giải cực lớn, ngoài ra hàm nghĩa rất rộng, là một hệ thống khiến người ta không ngừng hiểu biết, không ngừng hiểu ra. Theo hệ thống mà tu luyện mà không phải là thần bí, là xa quá tầm tay.

Với đa số người tu luyện mà nói, chiểu theo pháp lý luyện công của Pháp Luân Công, đề cao tâm tính, chỉ ra lối thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ, hoàn thành sứ mệnh trước kia của con người. Người tu luyện có thể từ trong kinh điển của Đại Pháp mà tìm ra nguồn gốc của con người, mục đích làm người, duyên phận sâu xa, nguồn gốc của các văn hóa khác nhau, nguyên nhân của sinh lão bệnh tử, vấn đề tai họa mà nhân loại gặp phải,..v.v Trong các học viên Pháp Luân Công rất nhiều người là xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên cho đến những người nghiên cứu chuyên nghiệp trong các tôn giáo. Họ phát hiện ra rằng nguyên lý của Pháp Luân Công không chỉ trên mặt ngôn ngữ mà có nội hàm uyên thâm, vượt ra phạm vi của tôn giáo và lí luận của khoa học xã hội nhân văn cùng các loại lý luận khác. Và người tu tập được cung cấp một hệ thống nhận thức mới mẻ và hoàn bị.

An Bình tại đại học Nam Kinh nghiên cứu chủ nghĩa Mác trước khi học chuyên nghiệp. Do xem rất nhiều sách logic và ngôn luận của những nhân vật chính trị và đã tạo thành cái gọi là ” chân lý tối cao của vũ trụ”. Điều này làm cô rất nghi hoặc. Sau đó cô học thạc sỹ rồi tiến sỹ xã hội học đều lấy đối tượng là chính sách xã hội trung quốc mà nghiên cứu. Sau khi cô đọc rất nhiều các tác phẩm lý luận xã hội của các trường phái phương Tây. Cô đã hiểu ra, Mác trong lĩnh vực học thuật tại phương Tây còn bị nghi ngờ. Cái nhìn lịch sử xã hội của Mác chỉ là một trong những trường phái giải thích xã hội. Những trường phái học thuật vượt qua Mác có rất nhiều. Quan trọng hơn là dường như hệ thống lý luận trong cái nhìn lịch sử xã hội[nhìn xã hội trong sự phát triển của lịch sử- duy vật lịch sử] đều là giải thích hạn hẹp. Rất nhiều những giải thích tù túng, gượng ép. Lúc cô đọc sách Pháp Luân Công, cô phát hiện đối với toàn thế giới duy nhất chỉ có văn hóa Trung Quốc 5 ngìn năm của Nho, Đạo, Thích là không bị gián đoạn và cô còn có lĩnh hội hoàn toàn mới.

Kiệt Thụy Tăng đã di cư ra nước ngoài và phụ đạo viên học sinh Thanh Hoa. Trong Tiểu Thụ Lâm ở Thanh Hoa, anh lần đầu ngồi xếp bằng liền nhìn thấy trong Tiểu Thụ Lâm có Pháp Luân nhỏ nhiều mầu sắc bay lượn xung quanh giữa anh và những người luyện công khác. Anh cảm thấy chấn động phi thường và vô cùng hưng phấn, và tình huống đó sau 20 năm vẫn còn như trước mắt.  Làm nhân viên công tác tại nơi học thức cao nhất về khoa học tự nhiên Trung Quốc. Đối với hiện tượng này anh không thể từ trong những gì đã học qua mà tìm ra đáp án. Hơn 20 năm qua anh chưa hề ngừng việc học sách Pháp Luân Công, anh nhìn nhận rằng trong sách Pháp Luân Công hiển lộ những bí ẩn về vũ trụ và sinh mệnh, sẽ đem đến tương lai cho xã hội nhân loại một mở đầu hoàn toàn mới về nghiên cứu khoa học.

Với đa số người tu luyện mà nói, hệ thống giải thích trong Pháp Luân Công là có thể giải quyết khó khăn trong sinh hoạt của người tu luyện như bệnh tật, mâu thuẫn; Có thể giảm nhẹ cho người ta do cuộc sống tính không xác định mà mang tới lo lắng và sợ hãi; Người tu tập có thể thông qua đề tỉnh trong tâm, tự kiềm chế cho tới điều chỉnh tâm lý và trạng thái cho hoàn cảnh không thuận lợi. Nguyên lý của Pháp Luân Công khiến người tu luyện đạt được sự bình hòa và tín niệm lớn. Điều này do trí huệ mà được sản sinh từ sự kiên định và niềm tin với lực lượng rất lớn. Người tu luyện chỉ khác duy nhất ở điểm dó là sự kiên định với bản chất mà họ thuộc về. Và cũng là do người xấu ác bức hại Pháp Luân Công mà không hiểu.

Tín nhiệm người sáng lập Pháp Luân Công

Trong các lần phong trào vận động khác nhau với đối tượng là một kiểu “kẻ thù tưởng tượng” thì những lời miệt thị ô uế và bịa đặt vu khống mà Trung cộng bức hại Pháp Luân Công là một trong những vấn đề chủ yếu. Trung cộng đối với người sáng lập Pháp Luân Công Lý Hồng Chí tiên sinh đã tiến hành công kích ác ý liên tiếp, những lời bịa đặt vô căn cứ làm những người không hiểu tin theo. Với người tu luyện mà nói, để cho mình yên tâm, họ tất sẽ phán đoán: Sư Phụ rốt cuộc là người như thế nào?

Với những người tiếp xúc với tiên sinh Lý Hồng Chí mà nói, thì sự từ bi và thân thiện của Sư Phụ luôn hiện diện trong lời nói và việc làm. Trí huệ của Sư Phụ khiến người ta kính phục. Với họ mà nói, lời bịa đặt của quan chức chỉ có thể nhấn mạnh thêm rằng Trung cộng là tà ác, và tăng cường tôn kính với Sư Phụ. Với đa số học viên chưa tiếp xúc với Sư Phụ mà nói, thì cần dùng tâm mà xem xét trong logic và chân thực với những lời bôi nhọ đó; cần đối chiếu với sách của người sáng lập viết, tĩnh lặng mà phán đoán: Trung cộng và Pháp Luân Công rốt cuộc ai sai, suy nghĩ kỹ lưỡng về những điều phải hay không phải. Rất nhiều học viên sau khi suy nghĩ như vậy. Tâm lý đã triệt để vứt bỏ Trung cộng. Lựa chọn tín nhiệm Sư Phụ. Họ phát hiện, Sư Phụ không có tự lừa dối bản thân. Lý Hồng Chí tiên sinh nói những lời trọng lượng, mỗi chữ như viên ngọc, và trí huệ, cho người dũng khí và sức mạnh. Lừa người là Trung cộng.

Một bênh viện ở tiểu trấn vùng Nam Thông có người kê thuốc là Vưu Di, con chị thời đại học cùng với bạn cùng lớp học Pháp Luân Công. Dưới sự giúp đỡ của con mình, cô đã học xong 4 bài công pháp đầu tiên. Đáng tiếc là bộ công pháp thứ 5 vẫn chưa học, sách “Chuyển Pháp Luân” cũng chưa đọc được nhiều và rồi bức hại bắt đầu. Đơn vị và lãnh đạo trên thị trấn và bạn cùng làm hơn mười mấy người đến tìm cô để nói chuyện. Họ yêu cầu cô giao sách và băng đĩa, uy hiếp cô không được luyện nữa. Cô an phận giữ mình để nhận sự “trọng thị” của quan chức trong thời điểm đó cô rất kinh hoảng.

Sư Phụ là người như thế nào? Cô không có người để hỏi. Ngoài con mình ra cô chưa gặp qua người luyện công khác. Nghĩ cũng nhiều ngày, trong tâm cô đã lắng xuống. Cô biết Sư Phụ là người tuyệt vời. Cô chỉ nghe băng ghi âm bài giảng của tiên sinh Lý Hồng Chí trong 3 tháng. Trước đây cô khốn khổ với thân thể của mình: viêm khớp, viêm xoang, bệnh đầu thống. Nhưng từ khi học rồi cô cũng không uống một viên thuốc, tiêm một mũi nào mà người ta đều nói cô có sắc diện rất trẻ. Với cô mà nói thì đây là một ân huệ quá lớn. Người già nói uống một chút nước trả một con suối. Nhưng Sư Phụ không lấy của cô một phân tiền, cô thậm chí còn chưa được gặp mặt Sư Phụ, nhưng Sư Phụ đã làm cho cô rất nhiều. Mỗi khi cô mở sách ra nhìn lên tấm ảnh của Sư Phụ trong tâm cô đặc biệt tĩnh lặng. Cô biết chiểu theo lời Sư Phụ nói Chân Thiện Nhẫn trong làm người, làm việc. Cô cảm thấy  thật tự tại. Với việc đảng và chính phủ không cho cô luyện công cùng với việc cô chưa gặp Sư Phụ khiến cô càng thêm tin tưởng vào bản thân. Từ đó cô càng dụng tâm học tập. Mỗi chương sách của tiên sinh Lý Hồng Chí mà cô đọc, cô trân quý vô cùng.

Cũng giống như Vưu Di, các đệ tử của người sáng lập Pháp Luân Công đối với mỗi chương sách của Sư Phụ đều xem là trân quý, đọc đi đọc lại, rất nhiều người còn học thuộc lòng. Từ khi Trung cộng bức hại tới nay, hằng năm tại Mỹ đều cử hành giao lưu tâm đắc của những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Càng lúc càng nhiều các học viên Pháp Luân Công từ các nơi trên thế giới đến tham gia. Họ muốn tự mình nhìn thấy Sư Tôn; mỗi khi có hội lớn thì trang Minhhue.net và các trang mạng khác đều nhận được hàng vạn lời vấn an của đệ tử. Người tu luyện Pháp Luân Công kính trọng Sư Phụ là phát ra từ nội tâm. Tín nhiệm và kính ngưỡng tiên sinh Lý Hồng Chí dù trong hoàn cảnh  áp lực và bức hại lớn, và họ vẫn kiên định tín ngưỡng của mình.

Lực lượng Chân Thiện Nhẫn

Tín ngưỡng của Pháp Luân Công đơn giản khái quát là 3 chữ: Chân, Thiện, Nhẫn”.  Và tương dung tương hợp với các pháp lý trong truyền thống văn hóa Nho Thích Đạo lưu truyền mấy ngìn năm ở Trung Quốc. Và có uyên nguyên sâu xa, nhưng có những đạo lý thuần khiết như “làm người tốt” có thể làm cho mọi người nghe và hiểu được.

Trước khi Trung cộng trấn áp Pháp Luân Công, người ta biết học viên Pháp Luân Công là một nhóm người sáng sớm luyện tập ở bãi cỏ trong công viên.  Bị các quan chức miêu tả là nhóm người “già yếu bệnh tật”. So với sự to lớn của Trung cộng, học viên Pháp Luân Công giống như chẳng có gì hết, không chỉ không có bộ đội, cảnh sát, vũ khí, truyền thông, tòa án, nhà tù, cũng không có camera giám sát và lính canh đầy đường và đương nhiên không có năng lực mua chuộc được cả truyền thông nước ngoài. Và càng không có khả năng chi phối thu nhập quốc gia. Họ chỉ có khiêm hòa, nhẫn nhượng, gặp mâu thuẫn thì tìm thiếu sót trong bản thân mình, tu luyện tâm tính bản thân; Là 5 bộ công pháp khỏe người có hành động chậm rãi, khoan thai và tròn đầy. Giang Trạch Dân nhất quán dựa vào nắm tay sắt để trấn áp những gì khác với Trung cộng. Chuẩn bị “3 tháng tiêu diệt” Pháp Luân Công là nhóm người rời rạc không có gì trong tay, và như thể đưa tay ra là lấy được.

Nhưng mà hơn 10 năm đã qua và Pháp Luân Công chưa hề bị biến mất. Trái với suy nghĩ của Trung cộng là sau 16 năm bị trấn áp tàn khốc, chỉ trong vòng nửa năm có hơn 200.000 người dân đứng lên tố cáo Trung cộng đã lợi dụng hệ thống của quốc gia để bức hại vô nhân tính với học viên Đại Pháp và người nhà. Tố cáo kể cầm đầu thủ ác là Giang Trạch Dân. Những người tố cáo này chủ yếu là học viên Pháp Luân Công. Hiểu rõ  logic đấu tranh “bạn chết tôi sống” của Trung cộng. “Cường giả” lần đầu tiên gặp phải đề kháng kiên cường nhất của học viên Pháp Luân Công kiên định Chân Thiện Nhẫn, khiến tà ác Trung cộng phải lộ rõ bản chất. Trung cộng quen dùng hoang ngôn, bạo lực, khủng bố . Nhưng giờ này đã thành cung cứng mà không có sức kéo, chính diện lâm vào thảm bại không có tiền lệ. Kẻ đầu sỏ tà ác sợ hãi khi đêm đến, người dân đều trông mong Trung cộng sụp đổ. Pháp Luân Công dùng Chân Thiện Nhẫn để tạo nên người tu luyện có nhân sinh quan, giá trị quan, trí huệ Chân Thiện Nhẫn khiến cho Trung cộng với cường quyền và bạo lực sụp đổ.

Trong sự truyền bá nhanh chóng, khắp nơi đều khen ngợi: gặp phải trấn áp tàn khốc, bị Trung cộng phỉ báng, vũ nhục, bức hiếp; Học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định tín niệm, đã nhận được ngày càng lớn sự công nhận và hỗ trợ của xã hội. Đứng trước khủng bố to lớn và uy hiếp khủng khiếp, các học viên Pháp Luân Công vẫn không bỏ, không rời tu luyện. Biểu hiện ra năng lực tập trung tinh thần lớn nhất. Nhóm bình hòa nhưng kiên quyết của con người sẽ đem nhân loại vào một kỷ nguyên văn minh mới. Con người tương lai sẽ xem xét lại lực lượng Chân Thiện Nhẫn, suy nghĩ về lịch sử này. Lý giải toàn bộ niềm tin vào Đại Pháp của người tu luyện và họ mang theo người triển hiện ra những điều vĩ đại không thể đo lường