Giữa xã hội văn minh, chúng ta đều tin tưởng rằng những thứ bất công, những thứ man rợ của một thời mông muội đã rời xa vào quá khứ. Thế nhưng không phải, đâu đó ngoài kia, có những số phận đang chịu dày xéo bởi sự bạo ngược của cả một chính quyền. Dưới đây là một câu chuyện như thế…

content_563-30-02Từ Hâm Dương (mặc áo trắng) tham gia hoạt động thắp nến thỉnh nguyện tại Washington, DC., tay trái em cầm di ảnh của cha. Phía sau là mẹ em, bà Trì Lệ Hoa. (Ảnh: Epoch Times)

Tôi tên là Từ Hâm Dương, 16 tuổi, đến từ Trung Quốc. Khi tôi lớn lên, tôi cảm giác là mình khác với những đứa trẻ khác. Tôi nhớ rằng khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi thường nhờ họ hàng chăm sóc tôi hoặc để tôi ở lại nhà một người bạn rồi ra đi một cách vội vã.

Tôi nhớ mẹ. Mỗi khi mẹ rời đi, tôi sẽ khóc ở trong một góc nào đó. Tôi muốn được ở bên mẹ nhiều hơn và tôi sợ mẹ bỏ tôi lại mà đi. Mỗi lần gặp mẹ, tôi lại nghe mẹ nói chuyện với bạn bè về bố của tôi.

Tôi chưa bao giờ được gặp bố. Ông ấy là ai? Ông ấy trông như thế nào? Tại sao mẹ tôi lại muốn lấy lại thanh danh cho bố? Ông ấy đã phạm tội gì mà phải ngồi tù? Những từ quen thuộc mà tôi thường được nghe là “vạch trần tà ác”, “nguy hiểm”, “xe cảnh sát” và “bảo trọng”.

Mọi người nói với tôi: “Bố cháu là một người tốt”. Nếu bố là một người tốt, tại sao ông lại phải ngồi tù? Tôi chưa hiểu được nhiều chuyện.

Khi tôi lớn hơn, tôi được nghe mẹ kể nhiều hơn về bố. Ông tên là Từ Đại Vi. Ông là một người trung thực. Ông sinh năm 1974 và từng là một đầu bếp. Năm 1996, ông đã đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và tu luyện Pháp Luân Công. Bố mẹ tôi gặp gỡ và yêu nhau vào năm 1997. Họ đã kết hôn ngày 12/5/2000.

Giang Trạch Dân (cựu Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc) đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 và cho bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công bị bôi nhọ ở Trung Quốc. Bố mẹ tôi bắt đầu in các tài liệu để nói với mọi người về Pháp Luân Công và việc pháp môn đã bị đàn áp như thế nào.

Bố bị cầm tù phi pháp trong 8 năm, mẹ suýt chết

Vì in các tài liệu đó mà cảnh sát ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bắt giữ bố mẹ tôi vào tháng 2/2001. Bố tôi bị tra tấn tàn bạo và bị kết án 8 năm tù.

Mẹ tôi bị nhốt trong phòng thẩm vấn. Hai lính canh đã đánh vào đầu, mặt và lưng mẹ. Mẹ kể với tôi rằng mẹ đã bị chóng mặt và nôn mửa vì bị tra tấn. Lúc đó, bố mẹ tôi mới cưới nhau được 8 tháng và mẹ tôi đang mang thai.

Sau 1 tháng bị giam giữ, mẹ tôi được phép bảo lãnh tại ngoại vì mang thai. Khi mẹ cố gắng vào thăm bố tôi trong tù, bà đã không được phép gặp ông.

Một tù nhân không chịu được cảnh bố tôi bị tra tấn và đã gọi cho mẹ tôi, kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Ông ấy nói rằng các lính canh đã xúi giục tù nhân dùng kim đâm vào ngón tay, ngón chân của bố tôi. Họ sốc điện bố tôi bằng dùi cui điện. Các lính canh nhét giẻ lau vào miệng bố tôi khiến ông không thể la hét.

Trung Quốc, Phap Luan Cong, bức hại,

Tranh minh họa về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Falun Art)

Bố tôi cự tuyệt từ bỏ niềm tin của mình, vì thế ông bị luân chuyển bí mật qua 4 nhà tù ở tỉnh Liêu Ninh. Người mẹ đang mang thai của tôi đã chạy khắp từ nhà tù này tới nhà tù kia.

Khi tôi lên 4 tuổi, mẹ tôi bị bắt lần nữa và bị đưa tới một nơi gọi là trung tâm phục hồi chức năng. Sau 9 ngày bị tra tấn, mẹ tôi đã ngấp nghé cửa tử và được thả ra.

13 ngày bên bố

Khi tôi lên 7 tuổi, lần đầu tiên tôi được gặp bố ở trong tù. Ông nhìn tôi và muốn ôm tôi. Tôi biết đó là người mẹ muốn gặp nhất. Ông là người thân của tôi, nhưng tôi không biết ông ấy. Tôi sợ hãi. Tôi trốn sau cánh tay của mẹ và không cho ông ôm tôi. Đó là nỗi ân hận lớn nhất đời tôi.

Lần thứ hai tôi được gặp bố là khi tôi lên 8 tuổi. Ông trở về nhà sau 8 năm bị cầm tù. Tôi sợ không dám gần ông vì người ông quấn toàn băng trắng. Ông thở một cách khó nhọc. Ông lúc tỉnh lúc không. Mẹ tôi sợ hãi và lo lắng. Mẹ không biết phải làm gì.

Sau khi bố tôi về nhà được 11 ngày, mẹ tôi đưa ông tới một bệnh viện. Hai ngày sau, bố tôi rời xa mẹ con tôi mãi mãi.

Trong vòng chưa đầy 100 ngày, mẹ tôi đã mất đi bốn người thân ruột thịt của mình: bố, mẹ, anh trai và chồng. Họ đã không thể chịu được bức hại tàn bạo và lần lượt ra đi. Tôi không thể nào diễn tả được tâm trạng của mẹ tôi trong những ngày đó. Tôi cảm thấy nhỏ bé và bất lực. Tôi chỉ trốn trong xó nhà, nhìn mọi thứ xung quanh đầy sợ hãi.

Phải chuyển trường 4 lần

Vì bố tôi qua đời, mẹ tôi đã đi khắp nơi để giảng chân tướng. Tôi thường xuyên phải chuyển trường. Kể từ khi tôi lên 8 tuổi, cuộc sống luôn bất ổn. Mẹ tôi đã bị bắt vì tìm kiếm công lý cho bố tôi.

Khi tôi học lớp 3, tôi đã phải chuyển trường 4 lần. Cuối cùng, tôi sống ở trường. Cuối tuần, bạn bè của mẹ sẽ đón tôi và đưa tôi về nhà họ. Mỗi lần đón tôi là một người khác.

Mẹ tôi đi khắp nơi vì bố tôi. Tôi không được gặp mẹ thường xuyên. Thỉnh thoảng, tôi gặp mẹ một lúc và sau đó mẹ phải rời đi ngay. Tôi nhớ như in một lần mẹ đưa tôi tới trường. Trên đường tới trường, tôi đã ước gì thời gian chậm lại. Tôi ước sẽ được ở bên mẹ lâu hơn. Đến lúc mẹ rời đi, tôi đã nói: “Mẹ, mẹ có thể đi được rồi”. Tôi biết trong tâm rằng mẹ đang làm điều đúng đắn.

Mẹ rời đi. Tôi không muốn quay lại nhìn mẹ. Tôi muốn mẹ nghĩ rằng con gái mẹ là một người mạnh mẽ. Khi tôi quay đi, tôi đã không cầm được nước mắt. Tôi khóc.

Trường Hùng Sư ở Thẩm Dương là trường học thứ 4 của tôi. Các giáo viên của tôi hầu hết là học viên Pháp Luân Công. Vào cuối tuần, tôi có thể gặp mẹ. Vì việc của bố tôi, mẹ tôi đã dành nhiều thời gian ở Thẩm Dương vào thời gian đó. Tôi hạnh phúc và nghĩ rằng cuối cùng tôi sẽ có chốn để nương náu và học tập.

May mắn không trở thành trẻ mồ côi

Trung Quốc, Phap Luan Cong, bức hại,

Rất nhiều đứa trẻ tại Trung Quốc đã thành cô nhi vì cha mẹ chúng đều bị bức hại đến chết vì tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: Falun Art)

Một ngày, một bạn cùng lớp nói với tôi rằng bạn ấy đọc được trên trang Minh Huệ rằng ông Từ Đại Vi đã qua đời do bị bức hại và vợ ông đã bị bắt.

Tôi lo sợ. Tôi ra ngoài hiên và khóc. Bạn cùng lớp chạy tới và tôi nói với bạn ấy:“Tớ không biết phải làm gì. Mẹ tớ đã bị bắt. Bố tớ thì đã chết. Tớ sẽ trở thành trẻ mồ côi phải không? Tớ chẳng còn gì cả”. Tôi tới gặp cô giáo để hỏi về mẹ tôi. Cô an ủi tôi: “Mẹ con vẫn ổn”.

Tuy nhiên, mẹ tôi đã bị bắt. 20 ngày sau mẹ được thả ra khi đang cận kề cái chết. Tôi đã thật may mắn không trở thành trẻ mồ côi.

Mặc dù tôi sống ở trường Hùng Sư, tôi không cảm thấy buồn như khi tôi ở những trường khác. Các giáo viên và bạn học giống như gia đình của tôi vậy. Hằng ngày, chúng tôi học văn hóa và lễ nghi Trung Quốc. Mặc dù chúng tôi có những mâu thuẫn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng để vượt qua.

Cô giáo tôi không bao giờ trở lại

Vào một buổi sáng đẹp trời – 1 ngày trước ngày sinh nhật tôi – tôi đã nói với cô giáo: “Mai là sinh nhật của con”. Cô giáo nói cô sẽ tặng tôi một món quà sinh nhật.

Ngày hôm sau, tôi đợi mãi. Sau đó tôi nghe nói rằng cô giáo tôi đã bị bắt đi và không ai biết cô ở đâu. Một giáo viên khác đến dạy chúng tôi vào ngày hôm đó. Mặc dù sắp đến cuối tuần, nhưng mọi người vẫn muốn đợi cô sau giờ tan học.

Sáng hôm sau, chúng tôi nghe nói rằng cảnh sát sẽ tới căng – tin của chúng tôi vào buổi trưa để dựng biểu ngữ phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cùng một nhóm bạn học rời khỏi trường.

Đến trưa, chúng tôi gọi cho các bạn cùng lớp vẫn đang ở trường. Họ nói với chúng tôi rằng cảnh sát có thể đến và bảo chúng tôi đừng quay về trường. Nhà chúng tôi đều xa trường nên chúng tôi phải đi tàu hỏa. Sau 3-4 giờ trên tàu hỏa, tôi đã trở về nhà.

Khi tôi gọi cho mẹ tôi, trời đã tối: “Mẹ ơi, mẹ có thể tìm một nơi cho con ở lại không? Có chuyện xảy ra ở trường”. Tôi khóc. Tôi sợ cuộc gọi của chúng tôi bị nghe trộm, vì vậy tôi không nói nhiều. Mẹ tôi hiểu và nói: “Đừng đi đâu. Mẹ sẽ nhờ người đón con”.

Ác mộng và trốn thoát

Kể từ hôm đó, tôi luôn gặp ác mộng. Ban đêm, tôi muốn có người nắm tay mình để tôi có thể ngủ.

Sau đó, tôi nghe nói rằng cảnh sát đã bắt nhiều bạn học của tôi. Một bạn nam cùng lớp tên là Ba Quan đã bị cảnh sát cấm ngủ 4 ngày. Họ bắt cậu ấy khai ra giáo viên của chúng tôi đã liên lạc với ai. Cậu ấy đã sợ hãi và bị rối loạn tâm thần. Sau khi trở về nhà, cậu ấy đã qua đời. Trên trang Minh Huệ có báo cáo về cái chết của cậu ấy.

Phần lớn tuổi thơ của tôi tràn ngập nỗi sợ hãi và luôn phải trốn chạy. Tôi không thể tới ngôi trường mà tôi yêu thích nữa. Vì bố tôi, mẹ tôi đã bị cảnh sát truy nã. Cảnh sát cũng giám sát tôi.

Trung Quốc, Phap Luan Cong, bức hại,

Người tập Pháp Luân Công diễn hành ở Mỹ, nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc. (Ảnh: Minghui)

Khi tôi 12 tuổi, mẹ tôi và tôi đã trốn thoát tới Thái Lan. Thậm chí ở đó, chúng tôi cũng không hết sợ hãi. Cảnh sát đã từng đưa mẹ tôi tới một nhà tù tị nạn.

Tôi thật may mắn đã tới được nước Mỹ, một đất nước bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng. Tôi không còn sợ cảnh sát sẽ bắt mẹ tôi đi nữa. Tôi không cần phải lo sợ bị bắt, bị tra tấn, hay trở thành trẻ mồ côi.

Cuộc bức hại tàn bạo vẫn đang tiếp diễn đến ngày nay. Còn nhiều trẻ em ở Trung Quốc phải trải qua những gì tương tự đã diễn ra với tôi. Họ không may mắn tới được nước Mỹ như tôi.

Tôi hy vọng nhiều người hơn nữa quan tâm tới cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Tôi hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ giúp chấm dứt cuộc bức hại đã kéo dài 18 năm.

_***_

Câu chuyện của gia đình Từ Hâm Dương chỉ là một hình ảnh thu nhỏ về cảnh ngộ mà hàng triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải trải qua.
Pháp Luân Công là công pháp tu luyện cả thân lẫn tâm gọi là tính mệnh song tu, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ “chân, thiện, nhẫn” làm nguyên lý chỉ đạo. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc do lo sợ và bất đồng hình thái ý thức mà đã không hoan nghênh pháp môn này.

Tháng 7/1999, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã chính thức phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công, tiến hành chính sách hủy hoại triệt để về tinh thần, thể chất và kinh tế hòng tiêu diệt nhóm người theo học. Suốt 19 năm qua, không biết bao nhiêu người tập Pháp Luân Công đã bị bức hại vào cảnh sinh tử, vợ con ly tán. Đây có thể được coi là thiên cổ kỳ oan lớn nhất tại xã hội hiện đại và rất cần sự chung tay của cộng đồng nhằm chấm dứt hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này tại Trung Quốc.

Theo Minghui