Vào thế kỉ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một gia đình sinh ra 18 người con! Người cha – một thợ kim hoàn làm việc quần quật suốt 18 tiếng một ngày trong xưởng và đi làm thuê làm mướn bất cứ công việc gì cho mọi người trong vùng để nuôi đàn con.

Dù gia cảnh nghèo khó, 2 đứa con trai đầu lòng nhà Albrech luôn ấp ủ một ước mơ trở thành một nghệ sĩ tài ba, nhưng chúng hiểu rằng cha mình chẳng bao giờ có đủ tiền để cho một trong hai  tới học ở Nuremberg.

Sau nhiều đêm bàn bạc trên chiếc gường chật chội của mình, hai anh em cuối cùng đã cùng thỏa thuận rằng chúng sẽ tung đồng xu và người thua cuộc sẽ phải nghỉ học  và đi làm ở những hầm mỏ gần đấy kiếm tiền nuôi người kia ăn học ở học viện mĩ thuật. Người thắng sẽ hoàn thành việc học trong vòng 4 năm và sau đó kiếm tiền để nuôi ngườì anh em của mình đi học bằng việc bán những bức tranh hay thậm chí đi làm thuê trong các hầm mỏ.

Chúng đã tung đồng xu vào một buổi sáng chủ nhật nọ phía sau nhà thờ. Albrecht – người anh thắng và tới Nuremberg học mĩ thuật còn Albert – người em thì nghỉ học và đi làm thuê trong những hầm mỏ nguy hiểm, ròng rã suốt 4 năm kiếm tiền nuôi anh ăn học. Người anh nhanh chóng trở thành học sinh xuất sắc ở trường. Những tác phẩm tranh khắc axit, tranh khắc gỗ và tranh sơn dầu của anh thậm chí đẹp hơn hẳn những bức tranh khác của các thầy và khi anh tốt nghiệp, anh bắt đầu kiểm được rất nhiều tiền từ các tác phẩm của mình.

Chàng trai trẻ trở về nhà trong niềm vui hân hoan của cả gia đình, buổi tối hôm đó cả nhà tổ chức một bữa tiệc ăn mừng nhỏ. Sau bữa ăn đầy ý nghĩa tràn đầy tiếng nhạc và những tràng cười, Albrecht rời bàn ăn tới bên người em trai yêu dấu đã bao năm vất vả lam lũ nuôi anh ăn học để nâng cốc chúc mừng. Lời cuối cùng mà Albrecht đã nói là: “Em trai yêu quý của anh, đã đến lúc anh chăm lo cho em rồi. Em hãy tới Nuremberg để theo đuổi ước mơ của em đi, anh luôn bên cạnh em.”

Mọi người đều dõi về phía cuối bàn ăn nơi Albert đứng với niềm xúc động khôn cùng, những giọt nước mắt lăn dài trên gò má gầy gò của anh. Anh chỉ cúi đầu thổn thức và nấc lên: “không, không…không”

doi-ban-tay-cau-nguyenBức tranh “Đôi bàn tay nguyện cầu “của tác giả Albrecht Durer

Cuối cùng, Albert ngẩng đầu lên và lau những giọt nước mắt trên đôi gò má xanh xao, anh nhìn mọi người khắp một lượt, rồi sau đó, anh áp đôi bàn tay mình lên bên má phải, anh nghẹn ngào: “ Anh ơi, em không thể! Em không thể tới học ở Nuremberg, đã quá muộn rồi anh ơi. Anh nhìn đôi tay em này, anh ơi. Ôi, bốn năm qua làm việc trong các hầm mỏ, nó đã làm gì đôi bàn tay em! Ngón tay nào của em cũng không còn nguyên vẹn, gần đây em luôn bị dày vò bởi bênh đau khớp ở tay phải, nó đau đến nỗi, em thậm chí còn không thể nâng li chúc mừng anh, thế thì sao mà em có thể vẽ nên những bức tranh tinh tế trên giấy bằng chì và cọ hả anh, thôi anh ơi, em đã muộn rồi!

Hơn 450 năm đã trôi qua, giờ đây hàng trăm kiệt tác của Albrecht Durer, những bức chân dung, những bức phác họa, tranh màu nước, những bức tranh vẽ bằng chì than, những bản khắc gỗ, và những bản khắc đồng của ông được treo khắp các viện bảo tàng lớn trên thế giới. Không chỉ thấy quen với những tác phẩm của Albrecht Durer mà thậm chí bạn còn có cả bản mô phỏng của chúng treo tại nhà hoặc cơ quan

Một ngày kia, để bày tỏ sự biết ơn của mình đối với sự hi sinh thầm lặng của người em Albert, Albrecht Durer đã miêt mài vẽ bức tranh về đôi bàn tay không còn lành lặn của người em, với những ngón tay chụm vào nhau hướng lên bầu trời. Ông đơn giả chỉ gọi nó là “Đôi bàn tay”, nhưng mọi người khi nhìn vào bức tranh ấy đều xúc động trước tuyệt tác này và gọi nó là: “Đôi bàn tay nguyện cầu”.

Sưu tầm