Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có những động thái gỡ bỏ quyền lực của Phòng 610, các lãnh đạo của cơ quan này liên tiếp gặp những tai ương bất thường, làm nhấn mạnh thêm nghi vấn về “chức vụ tử thần” tại một tổ chức khét tiếng chuyên phục vụ chính sách đàn áp của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân.

Ngày 8/6 vừa qua, Chủ nhiệm văn phòng 610 ở tỉnh Cát Lâm, ông Tôn Hằng Sơn vừa bị thuộc hạ đâm chết. Những đồn đoán xung quanh cái chết của ông Tôn Hằng Sơn và hàng trăm cái chết khác của những quan chức và nhân viên phòng 610 đã làm dấy lên câu hỏi: lời nguyền 610 thật sự có tồn tại hay không?

“610” là một tổ chức phi pháp mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lập nên chuyên để bức hại các học viên Pháp Luân Công, các Phật tử Tây Tạng, người Hồi giáo ở Tân Cương, người theo Cơ Đốc giáo tại gia, các tù nhân lương tâm và nhóm bất đồng chính kiến.

Khi còn đương nhiệm, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân thành lập tổ chức này vào ngày 10/6/1999, ngay trước chiến dịch đàn áp mà ông này phát động nhằm loại bỏ Pháp Luân Công, môn khí công thuộc trường phái Phật gia đem lại sức khoẻ và tinh thần cho nhiều người dân trên thế giới.

Pháp Luân Công là một môn khí công Phật Gia, lấy Chân Thiện Nhẫn làm gốc để tu tâm dưỡng tính, luyện năm bộ công pháp nhẹ nhàng thanh lọc cơ thể. Từ năm 1992-1999 có khoảng 100 triệu người dân Trung Quốc tập luyện hàng ngày. Đố kỵ với sự ưa chuộng của người dân dành cho Pháp Luân Công, ông Giang Trach Dân đã chính thức phát động cuộc bức hại quy mô lớn trên toàn Trung Quốc đối với Pháp Luân Công từ ngày 20/7/1999, bất chấp sự phản đối của các lãnh đạo cấp cao khác.

"Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát". (Ảnh: Getty Image)

Việc con người làm phải chăng Trời biết đất biết? (Ảnh: ChinaFotoPress/Getty Images)

Được đặt tên theo ngày thành lập, Phòng 610 được trao những đặc quyền đàn áp vượt trên cả những quy định pháp luật. Chỉ lệnh của ông Giang đối với bộ máy quyền lực này là “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” của các học viên Pháp Luân Công.

19 năm qua, có rất nhiều quan chức Phòng 610 bức hại Pháp Luân Công đã gặp phải tai ương, người bị chết thất thường, kẻ bị tù đày, kẻ sống đời thực vật. Dù ĐCSTQ phong toả tin tức, nhưng những cái chết bí ẩn xung quanh các quan chức và nhân viên Phòng 610 vẫn được truyền ra nước ngoài.

Ngược dòng thời gian, chúng ta hãy điểm lại một phần danh sách các nhân viên của phòng 610 tử vong do bệnh ung thư, tai nạn xe cộ, tự tử:

Ông Lưu Kinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Công An, Giám đốc Phòng 610 từ năm 2001-2009, bị chẩn đoán mắc phải ung thư cổ họng, trở thành người thực vật.

Pháp Luân Công

Học viên Pháp Luân Công ngồi thiền định. (Ảnh: Minhhue.net)

Khoảng giữa tháng 3/2018, người đứng đầu Phòng 610 kiêm Phó thư ký chánh văn phòng huyện Mai tỉnh Quảng Đông, ông Chung Kỳ Sâm bị ung thư ruột.

Giao thừa năm 2018, chủ nhiệm phòng 610 ở huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, ông Vương Căn Đình tử vong không rõ nguyên nhân.

Chủ nhiệm phòng 610, thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang bị xuất huyết não, chết ngày 20/8/2017.

Học viên đến từ nhiều thành phần tầng lớp xã hội, không phân biệt già trẻ lớn bé. (Ảnh: Minh Huệ)

Ngày 22/5/2016, Phó cục trưởng Công an, chủ nhiệm Phòng 610, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, ông Lý Phúc Quốc bị bệnh máu trắng và tử vong chỉ trong vòng hai tháng. Được biết lúc trước có rất nhiều học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc đã nhiều lần giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho ông Lý, ông Lý không những không nghe mà còn nói: “Tụi bây nói Thiện Ác hữu báo, tao bây giờ chẳng phải đang sống tốt hay sao?”

Trưởng phòng 610 thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, ông Lý Thắng Lợi đã nhảy lầu tự tử ở Văn phòng ủy ban thành phố vào ngày 23/10/2015.

Chủ nhiệm phòng 610, thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, ông Dương Xuân Duyệt chết vì ung thư vào tháng 3/2014. Tháng 8/2005, con trai của ông Dương Xuân Duyệt, anh Dương Trí Tuệ là tài xế xe Phòng 610 chết thảm vì tai nạn xe. Khi đó xe anh Dương nằm dưới đầu xe tải hạng nặng, vỏ họp sọ bị văng ra, chết bất đắc kỳ tử tại hiện trường. Vợ của Dương Xuân Duyệt khóc cả tháng trời nói: “Chúng ta làm chuyện gì thất đức mà phải chịu nhận quả báo thê thảm như thế này!”.

i7838w-20170610-ket-cuc-bi-tham-cua-nhung-nhan-vien-phong-610-vi-buc-hai-nguoi-tu-luyenCác học viên Pháp Luân Công trên thế giới và Trung Quốc không ngừng khuyên can các công an, nhân viên phòng 610 dừng ngay các hành vi sai trái. (Ảnh: Falunart)

Ngày 18/3/2014, chủ nhiệm Phòng 610, thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, ông Ngô Kiến Tinh mắc bạo bệnh qua đời.

Nguyên Giáo sư trung học thành phố Bảo định kiêm cảnh sát Phòng 610, ông Vương Khánh Phát đột tử chết tại nhà riêng.

Bà Lưu Hà, chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc đã tử vong vì bệnh ung thư gan và buồng trứng vào ngày 25/6/2013.

Pháp Luân công

Dù bị tra tấn tàn nhẫn, họ vẫn thản nhiên và thiện tâm khuyên ngăn các cảnh sát “Thiện Ác hữu báo”. (Ảnh: Minhhue.net)

Chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây kiêm Phó Tổng thư ký Văn phòng Tỉnh ủy, ông Lô Hạc Minh bị tai nạn xe tử xong ngày 23/6/2013. Trên xe của ông Lô còn có con gái, con rể, cháu ngoại và thư ký riêng. Xe của ông Lô bị đâm đến biến dạng, bốn người chết thảm ngay tại chỗ, đầu ông Lưu thò ra ngoài cửa kính, bị kính cắt đứt động mạnh cổ chết ngay tại chỗ; thư ký riêng bị đụng cắt đứt ngang eo; con gái và tài xế cũng tử vong ngay tức khắc; con rể ông Lưu bị gãy 4 cái xương sườn; duy nhất đứa cháu ngoại hai tuổi được ôm trong tay may mắn thoát nạn.

Ông Lý Giai Minh, chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang bị nhồi máu cơ tim tử vong ở tuổi 49, ngày 7/7/2012.

Pháp Luân công

Trong hoàn cảnh bị bức hại gần 20 năm, điều mà các học viên Pháp Luân Công đáp lại là các cuộc thỉnh nguyện ôn hoà và nói rõ sự thật đằng sau những lời tuyên truyền vu khống của chính quyền Trung Quốc (Ảnh: Minhhue.net)

Ngày 17/6/2012, tổ trưởng Phòng 610 kiêm Thư ký văn phòng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Hồ Bắc, ông Dương Vĩnh Lương bị ung thư chết ở tuổi 68.

Tháng 2/2012, phó chủ nhiệm Phòng 610, thành phố Tê Hà, tỉnh Sơn Đông Lưu Duy Đông, chết trong đau đớn vì sự di căn ung thư đại tràng.

Pháp Luân công

Thế nhưng có rất nhiều người không nghe lời khuyên giải của các học viên và tiếp tục hành ác. Điển hình là ôngTôn Hằng Sơn vừa mới bị thuộc hạ đâm chết ngày 8/6. (Ảnh: Zhongguoguancha)

Ngày 30/12/2011, chủ nhiệm Phòng 610 khu tự trị Nội Mông Cổ, ông Bạch Chí Minh bị phát quyết tử hình, hoãn thi hành án hai năm.

Chủ nhiệm Phòng 610 tỉnh Cam Túc Mạnh Triệu Khánh bị tai nạn xe hơi. Khoảng 11h sáng ngày 23/12/2011, ông Mạnh có lái một chiếc xe cảnh sát và có va chạm với chiếc xe kéo, xe ông Mạnh kẹt dưới gầm trước đầu xe kéo, lập tức bốc cháy, lan ra hai xe, ông mạnh bị thiêu chết ngay tại chỗ.

Lý Đông Sinh

Trùm phòng 610 ông Lý Đông Sinh bị ngồi tù vì tham nhũng. Phải chăng đây là quả báo? (Ảnh: Macaudailitime)

Ngày 4/10/2011, chủ nhiệm Phòng 610 kiêm Giám đốc chi nhánh khai thác dầu mỏ Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, ông Lưu Kiệt cũng đã tử vong vì tai nạn xe hơi.

Tháng 4/2011, người đứng đầu Phòng 610 ở Lai Dương, tỉnh Sơn Đông, ông Vu Dược Tiến đột nhiên bị xuất huyết não chết, hưởng dương 54 tuổi.

Ngày 21/11/2010, nhân viên Phòng 610 thuộc thị trấn Đóa Trang, tỉnh Sơn Đông, ông Mã Long Thần, người chuyên đánh đập các học viên đã bị một chiếc xe phóng nhanh đụng trúng, chiếc xe gây ra tai nạn bỏ trốn không lâu, thì ông Mã bị chiếc xe hơi khác từ phía sau cán qua người. Người dân gần đó nói, đêm đó không biết có bao nhiêu chiếc xe “lăn qua” người ông Mã, sáng sớm hôm sau khi có người phát hiện thì thi thể ông Mã đã biến thành “chiếc bánh thịt”.

Cho dù quan chức phòng 610 có gia thế sừng sững thế nào cũng phải bị báo ứng? Các “hổ lớn” theo Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công đều đã bị sa lưới, từ trái qua phải: Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai. (Ảnh: Google)

Ông Dương Hồng Vĩ, chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam bỗng nhiên mắc bệnh lạ, vẫn không hối hận với những tội ác mình đã làm, ông Dương vẫn tiếp tục bức hại học viên Pháp Luân Công. Ngày 25/8/2010 ông Dương chết, nhưng bệnh viện không tài nào biết ông Dương bị bệnh gì.

Đặc biệt cũng là ngày 6/10/2010, Đội trưởng Phó chi đội An ninh Công an kiêm Phó chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Vương Quảng Bình, ngã xuống đất chết. Theo Tân Hoa Xã Trung Quốc, ông Vương chết do bệnh tim tái phát.

Quan chức phòng 610 không chỉ đã gây tội ác lên các học viên Pháp Luân Công, mà còn khủng bố tinh thần người thân của họ. (Ảnh: Falunart)

Người đứng đầu Phòng 610 kiêm phó Thư ký Văn phòng xã Song Dương, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, ông Vương Thư Hàm bị tai nạn giao thông chết. Lúc trước ông Vương từng nói: Tao là người “tiễn vong” nhiều học viên Pháp Luân Công, nếu có báo ứng tao phải là người đầu tiên bị mới đúng.

Ngày 30/5/2010, chủ nhiệm Phòng 610 huyện Diêm Sơn, thành phố Thương Châu, Hà Bắc, ông Tôn Bảo Nguyên chết vì tai nạn xe khi mới 44 tuổi.

Quách Bá Hùng bị bắt. (Ảnh: Google)

Phòng 610 huyện  Hoa Nam, Hắc Long Giang đang cùng bạn bè trên đường đi chơi về thì va chạm với xe tải hạng nặng, ông Tống chết ngay tại chỗ.

Năm 2010, ông Triệu Dũng, chủ nhiệm phòng 610 tại thành phố Lâm Nghi, Vân Nam, đã chết vì một khối u não.

Ngày 30/4/2009, tổ trường Phòng 610 kiêm Phó bí thư huyện Bạch Câu, tỉnh Hà Bắc, ông Vương Ngạn Bân chết ngay hiện trường khi bị ba ống sắt xiên ngang miệng, cổ họng và đầu trong một vụ va chạm với xe đào giếng.

Cuối 2007 đầu 2008, nhân viên tích cực bức hại học viên Pháp Luân công của Phòng 610 tỉnh Vân Nam, ông Dương Hưng Nguyên bạo bệnh chết lúc 55 tuổi.

Lá bài định mệnh dành cho các quan “hư hỏng” trong  “chiến dịch đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình. (Ảnh: copnhat.wordpress)

Ông Khương Văn Siêu, Thư ký Văn Phòng xã Đơn Thành, tỉnh Hắc Long Giang bị tai nạn giao thông chết thảm ngày 5/10/2008.

Ông Vương Duy Luân chủ nhiệm Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang từng tuyên bố “Tao không sợ báo ứng, tao không tin có báo ứng”.  Thế nhưng, ngày 11/9/2008 ông Vương bị tai nạn giao thông qua đời.

Lúc Tết nguyên đán năm 2008, nhân viên Phòng 610 huyện Lê Thụ, tỉnh Cát Lâm, ông Từ Đại Dũng thường dùng dùi cui điện chính điện, đánh đập các học viên Pháp Luân Công, ông Từ đã chết trong xe khi đang thông dâm với tình nhân.

Ngày 23/10/2008, chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Giao Hà, tỉnh Liêu Ninh, ông Lý Đức Xương bị ung thư phổi chết.

Ngày 11/3/2008, ông Loan Hoa, phó chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, đã nhảy lầu tự tử, hưởng dương 45 tuổi. Ông Loan đã bức hại đến chết ít nhất 8 học viên; bắt giam, cải tạo lao động, dùng cực hình và tẩy não phi pháp hàng trăm học viên Pháp Luân Công.

Tôn Chính Tài

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, nguyên Bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh Tôn Chính Tài cuối cùng cũng lọt vào “danh sách đen” trong chiến dịch thanh trừng tham nhũng của chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Ảnh: Bannedbook)

Ngày 29/7/2007, người chủ nhiệm đầu tiên Phòng 610 thành phố Bàn Thạch, tỉnh Cát Lâm, ông Lý Tương Khố bị xe đâm chết.

Chủ nhiệm Phòng 610 huyện Hữu Nghị, Hắc Long Giang, ông Ngô Tương Doanh, ngày 25/7/2007 bị xe tông chết khi trên đường đi câu cá về nhà.

Ngày 5/6/2007, Cục trưởng Công an, Thư ký Văn phòng kiêm chủ nhiệm Phòng 610 Thiên Tân, ông Tống Bình Thuận đã chết đột ngột tại văn phòng làm việc, theo ĐCSTQ cái chết của ông Tống có liên quan đến chuyện tham ô hàng trăm triệu nhân dân tệ.

Trước Tết nguyên đán năm 2006, ông Giả Thủ Điền chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Hoài Bắc, tỉnh An Huy bị ung thư lưỡi chết, gương mặt bị biến dạng xấu xí, không giống hình người.

Ông Dương Đại Tài, chủ nhiệm Phòng 610 kiêm Thư ký Văn phòng huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh đột nhiên bị xuất huyết não chết khoảng 11/2006.

Cựu Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng cũng khó tránh khỏi vòng lao lý. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Chủ nhiệm Phòng 610 kiêm Thư ký văn phòng thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc, ông Lưu Ngũ Khánh mắc bệnh ung thư chết hồi tháng 8/2006.

Ngày 31/7/2006, chủ nhiệm Phòng 610 huyện Kiến Thủy tỉnh Vân Nam, ông Bành Trung Phát cũng chết vì bệnh ung thư.

Ông Lương Hưng, chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang, không nghe lời khuyến thiện của học viên còn cao giọng nói: “Tao muốn thỏa thích bức hại thì tao bức hại thôi”. Tháng 6/2006, ông Lương bị ung thư cổ họng chết.

Rạng sáng ngày 19/3/2006, Phó cục trưởng công an Phòng 610 thành phố Nhạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, ông Dương Hiểu Giang bị rơi đầu văng ra ngoài cửa sổ trong một tai nạn giao thông.

Hình ảnh hiện trường tai nạn xe của Chủ nhiệm phòng 610 tỉnh Cam Túc Mạnh Triệu Khánh. (Ảnh: Minhhue.net)

Hàng loạt “trùm quan lớn” của Phòng 610 cũng đã gặp những tình huống tựa như “báo ứng”:

Cựu Thứ trưởng Bộ Công an TQ Lý Đông Sinh ngồi tù 15 năm vì nhận hối hộ;

Cựu Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật Chu Vĩnh Khang chung thân vì tham nhũng hối lộ;

Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, con trai của Bạc Nhất Ba, một trong Bát Đại Nguyên Lão ĐCSTQ, ông Bạc Hy Lai vẫn phải ngồi tù chung thân vì vì tội hối lộ, biển thủ và lạm dụng quyền lực công cộng;

Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương Ông Quách Bá Hùng “bốc lịch” chung thân cho tội tham nhũng;

Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ông Từ Tài Hậu đã chết vì bệnh ung thư trong khi đang điều tra tội tham nhũng;

Phó Chủ tịch Chính hiệp và Trưởng ban Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Ông Lệnh Kế Hoạch bị bắt;

Ông Trần Lương Vũ là Ủy viên Bộ Chính trị và là Bí thư Thành ủy Thượng Hải tham những và bị kết án 18 năm tù;

Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, người được coi là trợ thủ đắc lực của ông Giang Trạch Dân, đã bị  bị “sờ gáy” và khả năng sẽ sớm là mục tiêu tiếp theo của cuộc thanh trừng dưới danh nghĩa chống tham nhũng của Chủ tịch đương nhiệm Tập Cân Bình.

Cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài cũng hiện cũng phải bóc lịch vì “nhét túi riêng”, v.v.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Xem thêm: =>Nhân quả: Hơn 10.000 trường hợp phải nhận quả báo vì đàn áp những người tu luyện