Nhiều người đã nghĩ rằng mối quan hệ nhân quả trong câu nói “Làm điều tốt sẽ được ban điều tốt và làm điều ác sẽ gặp phải điều ác,” đến từ lý thuyết Phật giáo. Tuy nhiên, người già nói rằng “gia đình mà tích lũy những việc tốt sẽ có nhiều điều lành; gia đình mà tích những điều không tốt sẽ gặp tai ương,” câu nói này không đến từ Phật giáo; mà nó đến từ một cuốn sách cổ của Trung Quốc, có tên Yijing. Nó mang nghĩa, một gia đình mà làm việc tốt sẽ truyền lại những điều may mắn của họ xuống con cháu và một gia đình mà làm những điều xấu sẽ chịu đau khổ và ngay cả còn mang tai họa đến những đời con cháu sau của họ. Vì thế, điều đó cho thấy rằng người Trung Quốc đã thừa nhận lý thuyết của sự nghiệp báo đã từ lâu. Vào thời Trung Quốc xưa, hầu như mọi người tin rằng tốt được ban điều tốt và tà ác gặp điều tà ác. Trong xã hội ngày nay, những thảm họa thiên nhiên và sự hủy hoại do con người tạo ra đóng một vai trò quan trọng trong việc cảnh báo về những hành vi của con người. Nó không chỉ là nghiệp báo ngay tức khắc trong đời này, mà còn liên hệ đến một mối quan hệ nhân quả nhất định nào đó với những điều xấu mà tổ tiên đã gây ra.

Vi-sao-dau-nam-nen-lam-dieu-thien

Qua nhiều thời đại, đã có nhiều thí dụ về việc làm việc tốt được ban điều tốt và tà ác lại gặp tà ác. Như là một quy luật của thiên đình, từ các hoàng đế và các quan lại cho đến những người dân thường, không ai có thể thoát khỏi điều này. Thí dụ, một quan viên rất xảo trá vào triều đại nhà Tống (960-1279) rất có nhiều quyền lực đến nỗi ông ta có thể lừa bịp cả công chúng. Nhưng bởi vì ông ta đã làm nhiều điều tà ác, gồm có làm giả tội trạng để giết những người tốt, ông ta đã phải gánh chịu nghiệp hồi báo ngay tức khắc. Các cục ung nhọt mọc lên trên lưng ông ta và ông ta đã chết trong đau đớn. Sau khi ông ta chết đi, hình ảnh của ông ta được rèn thành một cái tượng bằng sắt quỳ xuống trước ngôi mộ của Nhạc Phi (một anh hùng của triều đại nhà Tống, bị giết hại bởi Tần Cối), nơi mà ông ta đã chịu sự nguyền rủa của người dân qua gần cả ngàn năm. Việc làm tà ác của Tần Cối đã tổn hại đến con cháu của ông đến nỗi người ta đã xấu hổ nếu có Tần là họ của mình qua cả hàng trăm năm.

Một ví dụ khác, đó là một tên hung đồ trong làng nơi tôi đã trãi qua thời thơ ấu. Hắn ta đã giết chết người hàng xóm của mình vì lợi ích cá nhân. Gia đình của nạn nhân đã không trả thù hắn ta, nhưng bên cạnh đó chính hắn ta bị ở tù, một trong những đứa con trai của hắn ta đã bị rớt xuống giếng không rõ nguyên nhân và đã chết. Đứa con trai khác đã đau khổ vì bị tổn thương thần kinh sau khi lớn lên và đã tử tự bằng cách nhảy ra khỏi một tòa nhà.

Một sự việc khác gần đây đã xuất hiện tại khu vực Tô Gia Đồn của thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc. Một thầy giáo nghệ thuật tại lớp 68 của trường trung học, Zhang Tongxing, đã lập ra một sự kiện thu thập chữ ký của học sinh để bôi nhọ Pháp Luân Công và đã tạo ra kịch để tấn công và bôi nhọ các học sinh tu luyện Pháp Luân Công làm trầm trọng thêm cuộc đàn áp bức hại dã man những người tốt tại Trung Quốc. Vào ngày 11 tháng 8, năm 2003, một trận bão đột ngột đã đến và khi Zhang đang câu cá và sét đã đánh chết ông ta. Thân thể của Zhang đã cho thấy đằng sau đầu của ông ta bị chảy máu, tóc bị cháy, có nhiều lỗ trên mũ và quần áo trên ngực của ông ta, vải nơi các vạt áo đã bị cháy. Điều này cho rằng trong suốt quãng đời của một người qua vài thập niên, người đó gặt hái được những gì mình đã gieo. Không cần biết ai đã thực hiện những việc xấu trên thế gian này, không chỉ người đó phải trả cho điều đó mà đôi khi các con cháu đời sau của họ cũng sẽ bị thiệt hại.

Cũng có vô số thí dụ về việc tốt được ban thưởng với điều tốt. Theo các sách lịch sử, tại khu vực Fujian vào thời cổ đại Trung Quốc, một người đàn ông có tên Yang Rong đã là một thầy giáo của một hoàng đế trẻ tuổi. Tổ tiên của ông ta đã sống bằng nghề hoạt động tàu thuyền qua nhiều đời. Bất cứ khi nào có một cơn lũ phá hoại nhà cửa, luôn luôn có người, cùng vật nông trại, và đồ vật trôi xuống sông. Các tàu khác tranh nhau vớt các đồ vật, nhưng dòng họ của Yang Rong chỉ cứu người và không đụng đến các đồ vật. Mọi người cười ông ta và cho rằng ông ta ngu ngốc. Khi cha của Yang Rong sinh ra, gia đình Yang dần dần trở nên giàu có. Một ngày nọ, một vị Thần hiện ra như một vị Đạo sĩ đến gia đình Yang và bảo cha của Yang Rong, “Tổ tiên của ngươi đã tích rất nhiều đức. Các cháu nhất định sẽ thừa hưởng vinh hoa và phú quý. Ngươi nên xây một ngôi mộ cho những người tổ tiên của ngươi như thế như thế.” Rồi cha của Yang Rong chôn cha và ông của ông ta ở đó. Sau đó, Yang Rong sinh ra, ông ta đã thành công trong kỳ thi trạng nguyên khi chỉ mới 20 tuổi, và sau đó đã trở thành một trong những quan cao nhất mà giúp đỡ nhà vua để giải quyết các chuyện quốc gia. Hơn nữa, hoàng đế đã ban cho ông cố, ông và cha của ông ta một danh chức ngang bằng với thầy giáo của hoàng đế. Con cháu của ông ta cũng rất thịnh vượng và nhiều người con cháu tử tế đã được ra trong gia đình này.

Các chư Thần thấy tất cả. Luật thiên đình điều khiển mọi thứ và không ai có thể trốn thoát. Việc tốt và lòng từ bị cuối cùng sẽ được đền đáp với sự an lành và những người gây điều tà ác sẽ không thể trốn thoát sự trừng phạt từ thiên đình.

Tổng hợp theo Chanhkien.org