Trụ Vương vốn là người văn võ song toàn, khéo trị vì đất nước, khiến muôn dân yên ổn, mưa thuận gió hòa. Thế nhưng, chỉ vì một niệm bất kính với Thần đã phải nhận kết cục diệt vong.

uVPoUI-20170609-tru-vuong-vi-sinh-sac-tam-ma-quoc-gia-diet-vong-than-bai-danh-lietChỉ một niệm bất chính cũng đủ để hủy hoại toàn bộ cuộc đời Trụ Vương và sự nghiệp huy hoàng của nhà Thương. (Ảnh: Sohu)

Từ cổ xưa đến nay, người ta vẫn thường nói “anh hùng khó vượt qua được ải mỹ nhân”. Từ “mỹ nhân” trong câu nói này kỳ thực không phải là một người phụ nữ đẹp bình thường, mà là nói về ma sắc. Trong tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa”, Trụ Vương vì bị ma sắc khống chế khiến ông bất kính với Nữ Oa, để rồi cuối cùng phải chịu tai hoạ ngập đầu.

“Phong thần diễn nghĩa” có ghi chép lại: “Thời Trụ Vương làm Hoàng đế, triều đình Trụ Vương lúc bấy giờ, văn có Thái sư Văn Trọng, võ có Trấn quốc Võ Thành Vương Hoàng Phi Hổ; văn đủ để an dân, võ đủ để định quốc.

Ở chính cung là Hoàng hậu Khương Thị cũng là vợ cả của Trụ Vương, Tây cung Hoàng Thị phi, Kinh Khánh cung là Dương Thị phi; tam cung hậu phi của Trụ Vương đều là đức hạnh trinh bạch, nhu hòa hiền thục.

Trụ Vương ở trên ngai vàng hưởng thụ thái bình, vạn dân lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; bát phương phục tùng. Một quốc gia vững chắc như trụ sắt, nhưng lại bị diệt vong chỉ vì sắc tâm và sự bất kính đối với Thần của Trụ Vương”.

Khi Trụ Vương đến miếu Nữ Oa dâng hương, thì bỗng nhiên cuồng phong, lốc xoáy ùn ùn kéo đến, xuất hiện trước mắt Trụ Vương là thánh tượng Nữ Oa, dung mạo giản dị thanh nhã, trang phục màu ngọc bích nhẹ nhàng trong gió, quả đúng là ‘nhụy cung tiên tử giáng phàm, nguyệt điện Hằng Nga hạ thế’.

Trụ Vương vừa nhìn thấy, thần hồn lập tức điên đảo, sắc tâm khởi lên. Tự nghĩ: “Ta vốn là thiên tử cao quý, phúc như tứ hải, đã có lục viện tam cung, nhưng chưa bao giờ được thấy diễm sắc tuyệt trần đến vậy”.

Trụ Vương liền sai người đi lấy tứ bảo (bút, mực, giấy, nghiên). Tùy tùng bá quan vội vã mang đến, dâng lên cho Trụ Vương. Trụ Vương nhuộm bút lông nhỏ, viết trên vách đá ở hành cung một bài thơ:

Phượng loan bảo trướng cảnh phi thường;

Tẫn thị nê kim xảo dạng trang.

Khúc khúc viễn sơn phi thúy sắc;

Phiên phiên vũ tụ ánh hà thường.

Lê hoa đái vũ tranh kiều diễm;

Thược dược lung yên sính mị trang.

Đãn đắc yêu nhiêu năng cử động;

Thủ hồi trường nhạc thị quân vương.

Tạm dịch:

Trướng phượng rèm loan thực bất phàm;

Đất nung vàng dát khéo điểm trang.

Nuột nà mày mỏng hơn núi biếc;

Phấp phới xiêm y tựa dáng lành.

Hoa lê ngậm móc tranh kiều diễm;

Thược dược trong sương tựa dung nhan.

Nếu người đẹp ấy như người thật;

Rước về Trường Lạc hầu Quân vương!

Các thần tử của Trụ Vương đều là những người đức độ, thấu hiểu đạo lý, họ hiểu rõ được sự nguy hại của việc này, vì thế đều lên tiếng khuyên bảo Trụ Vương.

Thương Dung khởi tấu viết: “Nữ Oa là chính thần thượng cổ, là phúc vương của triều đình. Lão thần thành kính thắp hương, khẩn cầu phúc đức, muôn dân lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa, nay bệ hạ làm thơ khinh nhờn thánh minh, là bất kính, là phạm tội với thần thánh”.

Trụ Vương nói: “Trẫm xem Nữ Oa có dung mạo tuyệt thế, nên làm thơ ca ngợi, khanh đừng nhiều lời”.

Nói xong liền bãi triều, văn võ bá quan hết thảy đều im lặng, không ai dám nói gì nữa, đành phải ngậm ngùi mà quay trở về.

Kết quả cuối cùng, vì sắc tâm quá lớn nên Trụ Vương đã bị hồ ly tinh Đát Kỷ dụ dỗ, dẫn đến quốc gia bị bại vong. Những giáo huấn của người xưa lưu lại đều rất sâu sắc, không nghiêm khắc diệt trừ sắc tâm, thì đối với bản thân, đối với nước, với dân đều là tai họa.

Lê hiếu biên dịch
Tinhhoa