Có câu chuyện kể ở Trung Quốc, một người đàn ông chỉ có quán canh đậu hũ tồi tàn nhưng lại được rất nhiều người ghé đến ăn. Bí quyết nào cho anh sự thành công ấy?

QAkNOn-20170120-bi-quyet-nao-giup-nguoi-dan-ong-ban-canh-dau-hu-co-nhieu-khach-hang(Ảnh: Internet)

Mỗi ngày, khi Mặt trời chưa mọc thì Trương Anh đã phải dậy để chuẩn bị món canh đậu phụ và và vài món khác cho quán súp đậu hũ nhỏ của mình ngoài phố.

Một ngày nọ, có một người phụ nữ bị tàn tật dắt theo đứa con trai của cô đến quán của Trương Anh và gọi món súp đậu hũ. Khi thấy con trai mình ăn chậm mà lại sắp muộn giờ học, cô hối con ăn nhanh không lại trễ giờ. Tuy nhiên, khi vừa ăn xong, hai mẹ con người phụ nữ đã vội vã rời đi mà không thanh toán tiền ăn.

Người vợ của Trương Anh thấy vậy định chạy theo ngăn lại, nhưng Trương Anh đã gàn cô lại. Cô vợ thấy vậy ngạc nhiên và hỏi: “Anh quen họ à?”.

Trương Anh chỉ lắc đầu và đáp: “Chắc họ vội công chuyện nên mới gấp thế, đừng cản họ”.

Một khách hàng thấy vậy, tỏ ý muốn trả tiền bữa ăn cho hai mẹ con người phụ nữ tàn tật, nhưng Trương Anh đã từ chối. Cô vợ của anh thấy vậy vô cùng nổi giận, cô lớn tiếng quát Trương Anh đã quá hào phóng trong khi hai vợ chồng thì phải vất vả cực nhọc để nuôi đứa con bị bệnh tim bẩm sinh.

Cô vốn không muốn mang tiếng keo kiệt, nhưng hai vợ chồng đã phải tiết kiệm từng đồng, từng đồng để chữa trị cho đứa con gái ốm yếu ở nhà. Bác sĩ nói, nếu trì hoãn chữa trị, bệnh tình của đứa bé sẽ càng ngày càng xấu đi.

Thấy hai vợ chồng to tiếng chuyện tiền nong, cả quán ăn đều im lặng, vị khách lúc trước tiến lại đề nghị lần nữa được thanh toán hóa đơn cho hai mẹ con nọ. Tuy nhiên, Trương Anh vẫn một mực từ chối và bày tỏ sự cảm ơn đến ông khách.

Ngay khi ấy, bỗng dưng người phụ nữ tàn tật đi vào quán và hỏi: “Tôi không chắc mình đã trả tiền cho đồ ăn của mình, nên quay lại để kiểm tra”.

Trương Anh mỉm cười và nói: “Chưa, cô chưa trả”.

Người phụ nữ ngạc nhiên: “Vậy tại sao khi ấy anh không gọi tôi lại?”

“Bởi cô bị … liệt, có lẽ không dễ dàng gì để đi lại, hơn nữa chắc cô cũng sẽ cảm thấy khó xử khi tôi gọi lại lúc ấy”, Trương Anh đáp.

Tất cả các khách hàng vỗ tay rầm rầm sau khi nghe Trương Anh nói. Anh muốn giữ thể diện cho người phụ nữ.

Cô ấy khóc và cảm ơn Trương Anh. Sau khi thanh toán hóa đơn, người phụ nữ nói: “Anh thực sự rất tốt và tôi muốn cảm ơn cảm ơn anh thay cho con trai tôi và chính tôi”.

Lại một ngày nữa bắt đầu, Trương Anh đến sớm mở quán và anh đã rất ngạc nhiên khi thấy hàng dài người đang đợi trước quán. Hỏi ra anh mới biết là họ được người phụ nữ bị liệt hôm qua giới thiệu đến, cô vốn là một phóng viên của một tờ báo địa phương, trong ngày đã viết một bài báo kêu gọi mọi người đáp lại lòng tốt của Trương Anh, bằng cách đến quán của anh ủng hộ.

Từ đó trở đi, nhà hàng của Trương Anh trở thành địa điểm ăn uống tập nập trong thành phố.

*****

Vậy hóa ra bí quyết của anh ấy không phải là công thức gia truyền hay phương pháp kinh doanh nào mà chính là cái tâm luôn nghĩ cho người khác trước tiên. Vậy cũng nói, cho đi thì chính là đang nhận lại.

Theo Vision Times