Lưu Bá Ôn triều Minh được coi như bậc Thần cơ diệu toán, ông từng lưu lại một dự ngôn nổi tiếng gọi là «Thiêu Bính Ca», trong đó ông và Minh Thái Tổ có một đoạn đối thoại, miêu tả hậu thế sẽ đến một thời kỳ cực kỳ đặc biệt, có thể nói là đã tiết lộ hết “Thiên cơ”.

up“Vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm” (Ảnh: Falunart)

Theo như lời thoại năm đó thì nhân loại tương lai sẽ xuất hiện một thời kỳ lịch sử đặc thù, khi đó sẽ có một Pháp môn mới được truyền ra có thể chỉ đạo toàn diện người ta tu luyện viên mãn ngay trong cuộc sống thường ngày mà không cần thoát ly thế tục, hàng nghìn hàng vạn các vị Thần Tiên cũng ào ạt chuyển sinh hạ giới để đồng hóa với Pháp này.

Đặc trưng nổi bật đó có thể mô tả là “Nhân-Thần đồng tại” tức là Người và Thần cùng tồn tại.

Không thoát ly  thế tục mà có thể tu luyện, đó chính là chỉ về mặt “Người”, nhìn ở bề mặt, thì vẫn trải qua sinh hoạt bình thường như mọi người, bao gồm kết hôn và công tác thường ngày, nhưng thực tế lại khác với người bình thường, bởi vì họ cuối cùng không lạc vào “sinh tử luân hồi”, mà có thể “tu xuất thế gian”. Cũng là nói rằng, những người này là người tu luyện đang đi trên “con đường trở thành Thần”, và đây chính là triển hiện phía mặt “Thần”.

up(Tu luyện giữa đời thường. Ảnh: Tĩnh Tuệ)

Bây giờ chúng ta cùng xem lại đoạn hội thoại năm xưa giữa Lưu Bá Ôn và Minh Thái tổ.

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”
Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:
Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”

Có thể thấy vị Chân Phật truyền Đại Pháp trong tương lai không phải có diện mạo tăng nhân hay đạo sĩ, mà ăn mặc kiểu phổ thông. “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” là ý mô tả kiểu đầu tóc của người hiện đại, kiểu tóc ngắn, ước chừng 4 lạng (khoảng 150 gam ngày nay). Hội thoại tiết lộ “Chân Phật” sẽ không ở nơi chùa miếu, ngài chính là Phật Di Lặc sẽ truyền Pháp cứu độ chúng sinh.

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”
Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Có thể thấy khi Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp, Ngài sẽ đản sinh trong một gia đình phổ thông, chứ không phải trong cung đình hiển hách hay Đạo quán Phật môn.

Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”
Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”

Ở đây cần giải thích thêm một chút, bản nguyên của vạn vật, theo Phật gia giảng, đó chính là Thủy (Nước). “Lão Thủy” có thể nói là chỉ thứ “Nước” cổ xưa nhất, căn bản nhất sản sinh ra sinh mệnh.

“Lão Thủy”, ở đây hàm ý là chỉ một “Pháp” căn bản nào đó của vũ trụ. Hãy xem chữ “Pháp” (法), chính là do “ba điểm Thủy” (氵) và chữ “Khứ” (去) tổ hợp thành, ý là “Nước của quá khứ”, tức “Lão Thủy”. Có thể thấy từ một ý nghĩa sâu xa là ám chỉ Đại Pháp căn bản khai sáng vạn vật trong vũ trụ.

Chúng ta biết rằng năm 1992, người sáng lập “Pháp Luân Đại Pháp”, ông Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp tại Bắc Kinh. Khi ấy Đại Pháp vũ trụ, hay “Lão Thủy” đã “về kinh đô”, báo trước Trung Hoa Đại Địa sẽ tiến nhập vào hành trình mới của “vận vận lại khai”.

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”
Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”

Ở đây dự ngôn đã giảng đến đặc trưng của thời đại này. Đại Pháp hồng truyền, người có duyên đua nhau đắc Pháp, người tu luyện phản bổn quy chân, ở bề ngoài thấy càng luyện trông càng trẻ. Người ta vẫn sống trong sinh hoạt bình thường, ai cũng có gia đình, tham gia công tác trong xã hội, nhưng nội tâm không ngừng thăng hoa, điều này là  khác hẳn với tu luyện xuất gia trong quá khứ, thời đại “Nhân Thần đồng tại” cũng vì vậy mà hình thành.

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”
Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Ở đây dự ngôn đã giảng về một phương diện khác của “Nhân Thần đồng tại”. Người hiện đại vì sao có thể tu thành Thần? bởi vì họ nguyên là sinh mệnh cao cấp ở cao tầng chuyển sinh đến đây, chỉ đợi đồng hóa với Đại Pháp mà viên mãn trở về, tiến nhập vào vũ trụ mới. Về căn bản, con người thế giới hiện nay, ai ai cũng đều có lai lịch, chỉ tiếc rằng rất nhiều người đã mê mất rồi, quên cả nhà của bản thân mình, quên mất cả cơ duyên, thậm chí vĩnh viễn không trở về được nữa, nếu như không gặp được cơ duyên tu luyện Đại Pháp.

Nhìn từ quan hệ giữa Người và Thần, “Nhân Thần đồng tại” là một vở kịch lớn tại nhân gian quy về thời mạt thế. Thần đang thức tỉnh người, kéo Người lên bên trên, trong khi Ma đang mê hoặc Người, kéo Người xuống phía dưới. Vận mệnh của Người chính là nằm ở thái độ của người đối với Đại Pháp vũ trụ. Người và Thần, rốt cuộc cũng không thể đồng tại mãi, Thần quy về Thiên giới, Người lưu lại tam giới. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chính là mở ra con đường trở về Thiên giới.

***

Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công, là môn rèn luyện tinh thần và thể chất theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, tìm về cội nguồn chân thực của sinh mệnh.

Pháp Luân Đại Pháp giúp nâng cao đạo đức, cải thiện sức khỏe và khai sáng tâm linh, kết hợp giữa “Tu dưỡng tâm tính & Luyện tập thân thể” nên còn gọi là pháp môn Tu Luyện.

Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện thuộc hệ thống Phật gia. Xin lưu ý: Phật gia là một hệ thống lớn gồm rất nhiều Pháp môn tu luyện, phần nhiều là bí mật và không có hình thức tôn giáo. Một bộ phận nhỏ trong hệ thống Phật gia chọn tu luyện theo hình thức tôn giáo, ví dụ như Phật giáo.

Pháp Luân Đại Pháp phổ truyền không mang hình thức tôn giáo, không liên quan chính trị, thích hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp tối đa với mọi tầng lớp xã hội, việc theo học hoàn toàn là tình nguyện.

Pháp Luân Đại Pháp hiện có tạị hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu người, nhưng lại bị đàn áp phi lý vô nhân đạo tại Trung Quốc, trái với công ước quốc tế về quyền con người.

(Nguồn Chánh Kiến – Tân Sinh Net biên tập và hiệu chỉnh)

>> Vạn năm một thuở thênh thang cổng trời