Theo CNA đưa tin, cuộc diễu hành “Phản đối dự luật dẫn độ đào phạm tới Trung Quốc” vốn dự định sẽ xuất phát lúc 3 giờ chiều ngày 9/6 (giờ địa phương) từ Công viên Victoria đi đến trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông và Hội đồng lập pháp Hồng Kông, tuy nhiên do số người tập trung quá đông, nên cảnh sát đã yêu cầu cuộc diễu hành bắt đầu sớm hơn. Sau khi cuộc diễu hành bắt đầu, mọi người vừa đi đường vừa hô lớn khẩu hiệu “Phản đối dẫn độ tới Trung Quốc, rút lại luật xấu”. Thậm chí khi đầu đoàn diễu hành đã tới điểm đích là Hội đồng lập pháp, người diễu hành ở cuối đoàn vẫn chưa xuất phát được.

 ScreenHunter_1 Khoảng 9 giờ tối ngày 9/6, ban tổ chức cuộc đại diễu hành là Mặt trận dân chủ Trung Quốc công bố có khoảng 1,03 triệu người tham gia, gấp đôi so với cuộc đại diễu hành năm 2003; phía cảnh sát nói, thời điểm cao nhất, cuộc diễu hành có khoảng 240.000 người tham gia. (Ảnh: Getty Images).

Trước đó, buổi chiều ngày 9/6, Mặt trận dân chủ Trung Quốc (Federation for a democratic China) dự tính số người tham dự sẽ vô cùng lớn, cảnh sát cũng đã phong tỏa nhiều con đường để nhường đường cho đoàn diễu hành. Khoảng 4 giờ chiều, đội ngũ đầu đoàn diễu hành đã đến trụ sở của Hội đồng lập pháp và tập hợp bên ngoài, tuy nhiên thời điểm đó tại Công viên Victoria vẫn còn nhiều người chưa xuất phát được.

Khoảng 9 giờ tối ngày 9/6, ban tổ chức cuộc đại diễu hành (Mặt trận dân chủ Trung Quốc) công bố có khoảng 1,03 triệu người tham gia, gấp đôi so với cuộc đại diễu hành năm 2003; phía cảnh sát nói, thời điểm cao nhất, cuộc diễu hành có khoảng 240.000 người tham gia. Trong cuộc đại diễu hành gây chấn động nước ngoài ngày 1/7/2003, theo đơn vị tổ chức diễu hành tuyên bố có khoảng 500.000 người tham gia, tuy nhiên phía cảnh sát thống kê chỉ có khoảng 200.000 người tham gia.


Nhìn từ trên cao có thể thấy người tham gia diễu hành đã chật kín đường (Ảnh: Epoch Times)

Ngoài ra, Mặt trận dân chủ Trung Quốc cũng chia sẻ với báo giới rằng, trong cùng ngày 9/6, trên toàn thế giới có ít nhất 27 thành phố cũng phát động diễu hành để lên tiếng ủng hộ cuộc diễu hành tại Hồng Kông “Phản đối dự luật dẫn độ đào phạm tới Trung Quốc”, trong đó có các thành phố như New York, San Francisco, Washington tại Mỹ ; các thành phố Sydney, Melbourne tại Úc; thành phố Vancouver, Toronto tại Canada; thành phố London tại Anh; thành phố Paris tại Pháp; thành phố Berlin, tại Đức, v.v.

“Luật dẫn độ đào phạm” của Hồng Kông được chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc đứng sau thúc đẩy sẽ mở ra một lỗ hổng dẫn độ nghi phạm về Đại lục thẩm tra, việc này bị lên án vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của người dân Hồng Kông, khiến các giới tại Hồng Kông và cộng đồng quốc tế bày tỏ quan ngại và phản đối.

Các nhân sĩ thuộc phe dân chủ tại Hồng Kông tin rằng, so với Điều 23 Luật cơ bản Hồng Kông, tính nghiêm trọng của việc sửa đổi dự luật đào phạm, sẽ tạo thành xung kích lớn nhắm vào chế độ dân chủ. Họ vẫn luôn phản đối chính phủ sửa đổi luật, việc họ chỉ trích “Luật dẫn độ đào phạm tới Trung Quốc”, có nguyên nhân chủ yếu là sự không tin tưởng nền tư pháp của Trung Quốc có thể đảm bảo nhân quyền cho người bị giao cho chính quyền Trung Quốc, đồng thời cũng lo lắng luật này sẽ trở thành cái cớ để đưa tội phạm chính trị về Trung Quốc.

Ngoài lo lắng về chính trị, cũng có chính giới Hồng Kông và tổ chức thân Bắc Kinh tại Hồng Kông đưa ra nghi ngờ, nói rằng Phòng thương mại Hồng Kông tại Đại Lục lo lắng trong trường hợp vi phạm quy tắc kinh doanh ngầm của Trung Quốc có thể sẽ bị sẽ bị dẫn độ đến Đại lục thẩm tra, và không cách nào có được sự xét xử công bằng.

Trong cuộc diễu hành này, cũng có không ít người dân yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông) và Lý Gia Siêu (Cục trưởng Cục An ninh Hồng Kông) từ chức, khiến cho hai người họ đối mặt với áp lực chính trị tương đối lớn.

Tuy nhiên, có nhà phân tích chỉ ra, bước đầu có thể nhìn ra, cuộc diễu hành phản đối sửa đổi luật này so với cuộc diễu hành năm xưa (năm 2003) có sự khác biệt về bối cảnh thời gian, không gian, cho nên không nhất định sẽ xuất hiện tình huống như cách đây 16 năm.

Trước tiên, việc chính phủ Hồng Kông sửa đổi luật này đã được Thường ủy Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hàn Chính công khai biểu thị thái độ ủng hộ. Tiếp đó, Trương Hiểu Minh – Chánh Văn phòng Sự vụ Hồng Kông, Ma Cau thuộc Quốc vụ viện, và Vương Chí Dân – Chánh Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông cũng lần lượt biểu thị thái độ ủng hộ.

Các nhà phân tích cho rằng, từ 3 người này có thể thấy, đây là lập trường của cao tầng ở Trung ương Bắc Kinh, do đó hoàn cảnh hiện nay của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hoàn toàn khác với hoàn cảnh mà ông Đổng Kiến Hoa năm xưa gặp phải. Cũng có thể vì nguyên nhân này, nên bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đến nay vẫn kiên trì việc sửa đổi luật.

Phân tích cũng chỉ ra, một bối cảnh đáng chú ý khác nữa là, năm 2014, sau khi Hồng Kông bùng nổ “Phong trào chiếm lĩnh Trung Hoàn”, trung ương Bắc Kinh và phe dân chủ Hồng Kông đã đường ai nấy đi, mất đi cơ sở tin tưởng và sự liên lạc.

Tờ Đại Công báo (Ta Kung Pao) kinh doanh tại Hồng Kông của trung ương Bắc Kinh từng đăng bài viết chỉ ra lần sửa đổi luật này là một lần “đấu tranh chính trị giữa địch và ta”, coi phe dân chủ thuộc phạm vi “mâu thuẫn địch ta”. Do đó có thể đoán, phía Bắc Kinh sẽ không vì lần diễu hành này mà “thí tốt” giống năm xưa.

Dưới đây là một số hình ảnh cuộc diễu hành:

(Ảnh từ Epoch Times)

(Ảnh: Vision Times)
(Ảnh: Vision Times)

Theo Trithucvn