Người xưa nói “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Mỗi người khi mở miệng nói, nếu dùng lời thiện, thì miệng như những đóa hoa sen tỏa hương thơm ngát; còn lộng ngôn, nói lời bịa đặt ác độc, thì có thể làm đả thương sát hại tính mệnh của người ta, cũng bởi vậy mà ác báo đến trong gang tấc.

Nói dùng lời thiện, thì miệng như những đóa hoa sen tỏa hương thơm ngát. (Ảnh: Internet)

Từ xưa đến nay, “giới sắc” là là việc vô cùng trọng yếu khi làm người, người giữ mình trong sạch thì được trời bảo hộ, người ham mê nữ sắc phóng túng dục vọng thì làm tổn hại âm đức. Thời xưa là phi thường coi trọng người phụ nữ ‘danh tiết’, cho nên đối với việc vu khống đặt điều về phương diện này là việc ngàn vạn lần không thể làm, nếu không sẽ khó tránh khỏi báo ứng.

Dưới đây là 2 ví dụ rành rành, đủ để cảnh tỉnh người đời:

Nói xấu người khác khiến Lôi Đình phẫn nộ

Lý Thúc Khanh là một viên quan thanh liêm chính trực, cao minh sáng suốt, được mọi người mến mộ. Đồng sự Tôn Nham thấy vậy thì vô cùng khó chịu, tâm ghen tức tật đố nổi lên, nhưng mà tìm mãi không thấy được nhược điểm của đối phương. Tôn Nam không còn kế sách nào, để phỉ báng Lý Thúc Khanh, thế là bèn bịa đặt vu khống, gieo rắc lời đồn, nói với mọi người: “Lý Phúc Khanh không có kỳ danh, ta xem hắn không bằng heo bằng chó”.

Mọi người nghe xong thì ngạc nhiên, vội vàng hỏi nguyên do. Tôn Nham bèn bịa đặt vô căn cứ rằng: “Lý Thúc Khanh cùng với em gái của vợ dâm tư thông gian với nhau, đồi phong bại tục, các ngươi nghĩ xem, làm như vậy có phải là gười không?”. Lời đồn này vừa ra, cả vùng đã ồn ào huyên náo.

Việc này rất nhanh đã đến tai Lý Thúc Khanh, ông muốn biện bạch thanh minh, nhưng không nói nổi mồm miệng thiên hạ. Chuyện không minh bạch nên đành phải chịu vũ nhục trong lòng, ngày ngày tích tụ, tức giận không chịu nổi, kết quả uất ức mà chết.

Em gái của vợ ông sau khi nghe lời đồn này, cũng vô cùng là kinh hãi. Nhưng không còn chỗ nào để giải oan, bội phần xấu hổ, cảm thấy không còn mặt mũi nào để sống trên đời, cuối cùng treo mình tự sát.

Sau khi chết uổng hai mạng người, qua vài ngày, trời bỗng nổi cơn dông lớn dị thường. Tôn Nham bị lôi điện kéo đi, lôi đến cửa nhà Lý Phúc Khanh, đang nhiên bị sét đánh chết, trước khi chết tiếng kêu rên thống khổ khiến mọi người phải chạy tới xem. Điều đáng nói nữa là, sau khi thi thể Tôn Nham được chôn cất xong, chuyện lạ lại xảy ra! Trời phóng sấm sét, lần thứ hai giáng xuống chỗ quan tài, cả phần mộ bị phá hủy, còn thi thể Tôn Nham thì bị vụn nát bay cả ra ngoài.

Phỉ báng quả phụ, vận rủi khó tránh

Năm Nhâm Tử, ở tỉnh Chiết Giang có một trường thi. Một đêm nọ bỗng có một người phụ nữ đi tới đi lui, thỉnh thoảng gọi Đông Dương Vương Nhị, tiếng gọi rất thê lương. Mọi người nghe thấy thì rất khiếp đảm, có người mạnh dạn cầm đèn đi soi, nhưng không thấy bóng dáng nào.

Tìm kiếm trong trường thi, quả nhiên có một người thí sinh tên là Vương Nhị, mọi người bèn hỏi hắn là sự tình gì, vì sao trong trường thi lại xuất hiện quỷ hồn?

Vương Nhị nhất thời nghẹn lời, cố gắng nhớ lại một hồi, mới ngập ngừng ấp úng nói: “Mấy năm trước tôi từng với mấy người họ hàng bên vợ cùng nhau nói chuyện phiếm, nói đến chuyện một người quả phụ trong vùng thủ tiết, quyết không đi thêm bước nữa. Tôi nói rằng tôi còn lâu mới tin chuyện này! Rồi thuận mồm bịa đặt một ít chuyện tai tiếng của cô ta. Sau đó mọi người bàn tán xôn xao, thêm mắm thêm muối chê bai báng bổ. Về sau chuyện đã đến tai người quả phụ kia, cô ấy chịu không nổi, uất ức mà chết”.

Vương Nhị kể xong chuyện này, trong lòng cảm thấy kinh hãi, cả người nổi da gà, không dám tiếp tục ở lại trường thi nữa, liền gói ghém đồ đạc rồi vội rời đi. Không ngờ trên đường đi, không hiểu vì sao bị ngã sấp xuống, được mọi người đưa về nhà nghỉ ngơi. Tuy rằng vết thương của anh ta không nặng lắm, nhưng đến sáng sớm ngày thứ hai đã qua đời.

(Theo “Thọ khang bảo giam”)

 Bảo An, dịch từ secretchina.com