Đó là một thời kỳ thịnh trị kéo dài 130 năm từ Đường Thái Tông đến Đường Huyền Tông, còn gọi là ‘Kỷ nguyên Đại Đường’ và được nhớ tới như đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và nghệ thuật.

mh
Cảnh tượng náo nhiệt ở chợ Tây thành Trường An.
(Ảnh: Chánh Kiến)

Mặc dù lịch sử Trung Hoa trải dài đến 5.000 năm, các nhà sử học đều nhất trí về một thời đại hoàng kim nhất định. Triều đại nhà Đường được xem là đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa. 

Nhà đường bắt đầu từ năm 618 SCN, khi Lý Uyên lật đổ chế độ cai trị bạo lực và hà khắc của nhà Tùy, lập nên triều đại của riêng mình – nhà Đường, rồi xưng là Đường Cao Tổ. Năm 626, con trai của hoàng đế Cao Tổ, Lý Thế Dân kế vị cha mình. Đường Thái Tông được nhớ đến như một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa.

(Ảnh: Internet)
Đường Thái Tông – Lý Thế Dân. (Ảnh: Internet)

Ông nổi tiếng là một chiến lược gia quân sự đại tài, có khả năng chỉ huy quân đội biên ải từ cách xa hàng ngàn dặm. Ông còn là một nhà thơ, nhà thư pháp. Thời đại cai trị của Đường Thái Tông thiên hạ đạt đến trạng thai – thái bình thịnh trị.

Một sử gia sau này viết: “Người mua kẻ bán đi lại tự do mà không sợ giặc cướp, nhà tù bỏ không và dân chúng không cần khóa cửa, mùa màng bội thu là chuyện thường và 10 lít gạo có giá chỉ ba hay bốn đồng”.

Lãnh thổ nhà Đường. Ảnh: NTD Tiếng Việt.
Lãnh thổ nhà Đường. (Ảnh: NTD Tiếng Việt.)

Kinh đô của nhà Đường là thành Trường An, nằm ở vị trí Tây An ngày nay. Vào thời điểm đó, Trường An là thành thị lớn nhất thế giới với dân số được cho là có thể lên tới 1 triệu người. Đây là một trung tâm đa văn hóa thu hút rất nhiều nhà ngoại giao và học giả từ khắp thế giới. Ghi chép ước tính có hơn 100.000 người nước ngoài sinh sống tại Trường An.

Nhà Đường còn là thời đại phát triển rực rỡ của ba tôn giáo lớn của Trung Hoa là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân trong buổi tiếp kiến sứ thần từ Tây Tạng. Ảnh: NTD Tiếng Việt.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân trong buổi tiếp kiến sứ thần từ Tây Tạng. (Ảnh: NTD Tiếng Việt.)

Năm 645, nhà sư Trung Hoa, Huyền Trang trở về sau hành trình 17 năm tới Ấn Độ, nơi ông thỉnh được kinh Phật mang về Trung thổ Đại Đường. Hành trình của Huyền Trang sau này đã trở thành tư liệu sáng tác cuốn tiểu thuyết kinh điển Trung Hoa: Tây Du Ký.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật ở tỉnh Tứ Xuyên được xây dựng trong suốt triều đại nhà Đường từ thế kỷ thứ 8 TCN. Với chiều cao 71 mét, đây là tượng Phật lớn nhất thế giới, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

(Ảnh: Internet)
Bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất thế giới – Lạc Sơn Đại Phật.
(Ảnh: Internet)

Nhà Đường mở rộng hệ thống khoa cử để tuyển chọn nhân tài có từ thời nhà Tùy. Nhà Đường còn thành lập các trường học Nho giáo và phát hành các phiên bản chính thức của Ngũ Kinh, kèm theo đầy đủ bình luận chọn lọc. Tất cả những ai muốn ra làm quan đều phải tham dự kì thi do triều đình tổ chức, nhằm kiểm tra hiểu biết của họ về kinh điển Nho học.

Chính từ triều đại nhà Đường, tục “thưởng trà” trở nên phổ biến. Lục Vũ, hiện được nhớ đến như “Thần Trà” đã viết tác phẩm về trà trứ danh, “Trà Kinh”, dưới thời nhà Đường.


“Thần trà” Lục Vũ nổi tiếng thời nhà Đường.
(Ảnh: NTD Tiếng Việt.)

Nhà Đường cũng được chứng minh là thời đại huy hoàng của nhiều loại hình nghệ thuật, đặc biệt là thi ca. Hơn 48.000 bài thơ của hơn 2.000 nhà thơ ra đời và ngày nay không một nhà thơ Trung Hoa nào vượt qua tiếng tăm của hai đại thi hào thời Đường: Lý Bạch và Đỗ Phủ.

(Ảnh: Internet)
Hai đại thi hào trong lịch sử Trung Hoa: Lý Bạch và Đỗ Phủ.
(Ảnh: Internet)

Thơ Lý Bạch theo trường phái lãng mạn phác họa phong cảnh mộng mơ trăng sáng lung linh, thường xuyên nhắc đến rượu, người bạn đồng hành thân thiết của thi nhân. Ngược lại, Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực, ông miêu tả hiện thực xã hội, cuộc sống của lê dân trăm họ và bi kịch chiến tranh ở biên giới phía Tây.

Mặc dù có những thương vong trong các chiến dịch phía Tây mà Đỗ Phủ nhắc đến, quân đội nhà Đường thực sự hùng mạnh. Giai đoạn từ Đường Thái Tông đến Đường Huyền Tông là thời đại thái bình thịnh trị. Người ta biết đến Đường Huyền Tông bởi tình yêu của ông với âm nhạc và thi ca và nhất là sự si mê của ông đối với phi tần Dương Quý Phi.


Mối tình nổi tiếng của Đường Huyền Tông với một trong 4 đại mỹ nhân Trung Hoa, Dương Quý Phi. Ảnh: NTD Tiếng Việt.

Sau đó vào năm 755, tai họa ập đến. Một vị tướng tên là An Lộc Sơn chỉ huy 16 vạn binh lính nổi loạn chống lại hoàng đế, buộc triều đình phải bỏ chạy khỏi kinh đô. Quân lính triều đình cho rằng sự si mê Dương Quý Phi của hoàng đế chính là nguyên nhân khiến ông xao nhãng quốc sự và không phát hiện ra An Lộc Sơn âm mưu làm phản. Quân đội triều đình buộc hoàng đế treo cổ ái phi của ông.

Sau 8 năm chiến đấu, cuối cùng triều đình nhà Đường đã đạt được hòa ước với An Lộc Sơn. Huyền Tông quá phiền muộn nên nhường ngôi cho con trai. Từ đây đánh dấu điểm khởi đầu cho sự suy vong của nhà Đường.

An Lộc Sơn dấy binh làm phản. Ảnh: NTD Tiếng Việt.
An Lộc Sơn dấy binh làm phản. (Ảnh: NTD Tiếng Việt.)

Theo một phần hòa ước, lãnh đạo phiến quân được miễn tội và bổ nhiệm làm chỉ huy quân sự ở nhiều vùng. Tuy nhiên, kể từ đó hết đời vua này đến đời vua khác luôn phải cực nhọc tranh đấu duy trì quyền kiểm soát địa phương. Sau này, hoạn quan được trao quyền thống lãnh quân triều đình bảo vệ hoàng đế lại bắt đầu lạm quyền, sát hại hoàng đế tới mấy lần.

Sau năm 860 SCN, tình thế trở nên hỗn loạn. Chính quyền quá phân tán không thể giữ vững nền cai trị. Các băng cướp lan tràn khắp vùng quê thậm chí đôi khi còn tấn công thành luỹ. Năm 970, nhà Đường cuối cùng cũng đi đến hồi kết.

Ngày nay, kỷ nguyên Đại Đường được nhớ tới như đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa. Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ nữa trải qua một thời kỳ thái bình thịnh trị huy hoàng vềtất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và nghệ thuật như 130 năm từ Đường Thái Tông đến Đường Huyền Tông. Nhà Đường thực sự là thời đại hoàng kim.

Theo NTD Tiếng Việt