Trong Kinh Lễ – Vận Lễ có nói: “Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên” (Giải nghĩa: Hai dục vọng lớn nhất của con người là ăn uống và tình cảm nam nữ). Do vậy, Nho giáo chủ trương dựa theo Lễ mà ước chế dục vọng này, tiết chế dục vọng ăn uống và tình cảm nam nữ mới là bậc thánh hiền từ cổ chí kim.

1

Đạo gia giảng, có thể “giới cấm” dần dục vọng ăn uống và tình cảm nam nữ. Tham luyến nữ sắc không chỉ làm cho cơ thể con người mất đi khí lực chân chính, mà còn dễ khiến người ta giảm đi phúc phận, học vấn kém cỏi. Người tu Đạo nếu không đoạn dục, nghiệp ác phong bế thân thể, không thể tu lên cao hơn nữa.

Về phương diện đoạn dục sắc giới được lưu truyền từ người Trung Quốc xưa, so với người hiện đại ngày nay thì nhiều giới cấm hơn. Một vị cư sĩ Phật giáo vào triều đại nhà Minh tên là Long Tuân đã ghi lại cách đối đãi nhìn nhận của người xưa với vấn đề dục vọng về ăn uống và sắc dục trong cuốn “Thực sắc thân ngôn”.

 

  1. Giới bỏ sắc dục của bậc đế vương

Lương Vũ Đế Tiêu Diễn cả một đời rất tín Phật. Ông từng nói với một Ngự sử rằng: “Trong 30 năm cuối đời, trẫm không cùng với nữ nhân chung giường ngần ấy thời gian rồi”. Năm ấy Lương Vũ Đế đã 85 tuổi.

Hữu tể tướng A Sa Bất Hoa vào thời nhà Nguyên, đã nhìn thấy sắc mặt của vua Nguyên Vũ Tông Hải Sơn càng ngày càng hốc hác tiều tụy, bèn nói với nhà vua: “Sơn hào hải vị ngài bỏ phí không ăn, sức khỏe vạn kim ngài không biết trân trọng, mà lại ngày ngày đắm chìm trong tửu sắc. Quả thật giống như dùng hai cái rìu mà chặt cây vậy, chặt mãi cây không đổ”. Sang năm sau, Nguyên Vũ Tông đã qua đời, hưởng thọ 30 tuổi.

Ngày xưa có một vị quốc vương rất ham mê sắc đẹp, thường xuyên phóng túng dục vọng. Có một tu sĩ nói rằng: “Đại vương ngài không màng quốc sự, trầm luân trong nữ sắc, ta nhìn mà thấy phiền lòng, vì thế ta quyết định xuất gia làm hòa thượng”.

 

  1. Giới bỏ sắc dục của văn nhân

Vào thời nhà Minh, Lễ bộ thượng thư Tiết Văn Thanh nói rằng: “ Tửu sắc làm mê muội thần trí của con người, hại mệnh tổn đức”.

Trình Di – một nhà triết gia của triều đại Bắc Tống nói: “Một khi tâm dục vọng nổi lên, các tư tưởng loạn bậy cũng theo đó xuất hiện. Một trong những học giả người Tống là Trình Môn Tứ đã nói: “Ta đoạn tuyệt sắc dục đã 20 năm rồi. Người nếu muốn hoàn thành đại sự, nhất định phải rèn luyện thân thể mạnh mẽ thuần tịnh, mới có thể gánh vác trọng trách lớn, do vậy cần đoạn tuyệt sắc dục”.

Vương Văn Duy là một nhà y vào thời Minh. Trong tác phẩm “Toái Kim Lục” viết rằng: “Tôi đã tỉ mỉ quan sát con người sau khi chết đi, những người nào lao tới một cách gấp gáp, lí do bọn rời khỏi thế gian có hai nguyên nhân: Một là mạo phạm danh dự người khác, hai là trầm mê trong sắc dục. Nhưng cũng không phải hoàn toàn như vậy, có một hai trường hợp là cá biệt”.

 

  1. Giới bỏ sắc dục của người tu luyện

Hòa thượng Vĩnh Gia có tiếng ở Ôn Châu vào thời Đường Cao Tông đã từng nói rằng: “Chuyện dục vọng tình ái, chỉ có thống khổ mà không có an lạc, tích vào thân thể toàn là thứ dơ bẩn. Bên ngoài nhơ nhớp, bên trong ô uế tột cùng, thứ không sạch sẽ như vậy hướng ra bên ngoài mà chạy, giống như nơi sinh sống của sâu bọ. Cần phải tránh xa nó. Vì vậy người thông minh xem nó như con rắn độc, thà rằng ở cạnh con rắn độc cũng nhất định không gần nữ sắc”.

Ông còn nói: “Con người cho rằng đoạn tuyệt sắc dục rất khó, đây là cách nhìn nhận rất ngốc nghếch. Người mới tu hành, ban đầu ở một mình, làm việc một mình, ngủ một mình, bỏ hẳn rượu chè, hơn nữa ban ngày thường thường xem thêm sách luyện đan, tối đến bảo trì tâm thái thuần tịnh, cảnh vật xung quanh vô cùng tĩnh mịch, hết thảy suy nghĩ tư tưởng hỗn loạn không còn tồn tại, chỉ còn một chút xíu ma cản trở cũng không hề gì, càng có thể gia cường sự kiên định và niềm tin của người tu hành”.

Tiến sĩ nhà Tống tên Thiệu Quế Tử từng nói với một nhà sư: “Người tu hành nếu như tâm sắc dục không đoạn, tâm tính không vững vàng thì ắt tinh lực mỏng manh, mà nguyên khí giảm sinh cũng càng ngày càng giảm thiểu, cho nên dần dần khô kiệt, cuối cùng dẫn đến tử vong”.

Tiến sĩ Uông Xương Thọ vào thời Nam Tống đối với dục vọng, có thể cưỡng chế nó nảy sinh, nhưng không thể duy trì liên tục. Ông có lần nói: “Chỉ có thế tìm cách khống chế từ những tác động bên ngoài, mà không thể tìm từ nguyên nhân gốc rễ bên trong, đây chỉ là thủ pháp của công phu chứ không tới nơi tới chốn. Cẩn thận từng li từng tí , thành kính với Thượng Đế nào có tâm tư chú ý cái khác?”.

 

Dịch từ: http://www.xinsheng.net/xs/articles/gb/2019/8/5/55459.html

Đăng ngày 5/8/2019