Giữa đêm tối mênh mông, ngửa đầu nhìn chỉ có vách đá, cúi đầu là dòng nước cuồn cuộn, 13 thầy trò đội bóng nhí Thái Lan cũng chẳng biết liệu mình có thể còn có cơ hội được nhìn thấy ánh nắng mặt trời một lần nữa hay không. Tuy nhiên, tình người lại được thắp lên giữa bóng tối mênh mang chốn hang sâu thăm thẳm ấy.

Cuộc sống nào ai biết trước ngày sau sẽ ra sao?

Cả thế giới phập phồng dõi theo bước chân những vị anh hùng đang tham gia công cuộc giải cứu đội bóng  Moo Pa (Lợn Hoang), đội bóng nhí của Thái Lan và huấn luyện viên bị kẹt trong hang Tham Luang Nang Non từ ngày 23/6.

Bốn cậu bé đầu tiên đã được giải cứu an toàn vào tối ngày 8/7. Trong ngày thứ hai, tức ngày 9/7 đã có thêm 4 cậu bé nữa được giải cứu khỏi khu vực hang động cực kỳ phức tạp này. Hiện tại, tất cả các thành viên đã được đưa ra ngoài an toàn. Cuộc giải cứu đã thành công ngoài mong đợi.

Chắc hẳn chẳng thành viên nào trong đội bóng lại có thể tưởng tượng được rằng một chuyến dã ngoại vui vẻ bỗng chốc lại trở thành mối đe doạ tới tính mạng của mình và biết bao người khác. Cuộc sống vẫn luôn đầy những ẩn số như vậy khi một trận mưa lớn ập đến và mọi thứ đã thay đổi chỉ trong tích tắc. 13 thầy trò bỗng chốc phải tìm cách lánh nạn trong một hang động hiểm trở, chật hẹp và phải nhường nhau từng miếng ăn, từng ngụm nước để thoi thóp sống sót qua ngày. Giữa đêm tối mênh mông, ngửa đầu nhìn chỉ có vách đá, cúi đầu là dòng nước cuồn cuộn, tối đen thăm thẳm, chẳng biết khi nào mới rút. Lúc ấy cả đội bóng cũng chẳng biết liệu mình có thể còn có cơ hội được nhìn thấy ánh nắng mặt trời một lần nữa hay không.


Từng cầu thủ nhí được lần lượt đưa ra ngoài. (Ảnh: The Shade Room)

Tình người lại được thắp lên giữa bóng tối mênh mang chốn hang sâu thăm thẳm

Nhưng kỳ lạ là giữa cơn khủng hoảng và bao âu lo như vậy, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đội giải cứu lại là 12 cầu thủ nhí và huấn luyện viên Ekkapol Chantawong đang ngồi thiền đả toạ tĩnh tại trong hang, theo The Australian. Bầu không khí rất yên bình. Khi bị ánh đèn cứu hộ làm chói mắt, các cậu bé mừng rỡ nói lời “cảm ơn”. Các cậu bé điềm tĩnh, không gào khóc, không trách móc, không thở than.

Người nhà và những người theo dõi cuộc giải cứu đều vô cùng bất ngờ khi 13 thầy trò đội bóng vẫn sống sót sau 9 ngày chờ đợi trong hang tối. Họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Dì của huấn luyện viên, bà Sriwichai nói: “Tôi luôn tin Ekkapol sẽ giúp tụi nhỏ giữ được bình tĩnh và tinh thần lạc quan. Thằng bé rất yêu quý tụi nhỏ, vì thằng bé cũng từng trải qua nỗi đau mất mát người thân từ khi còn rất nhỏ”.

Ai cũng hiểu rằng nhờ vị huấn luyện viên trẻ tuổi ấy mà tụi trẻ mới đến được nơi trú ẩn an toàn. Chính anh cũng nhường đồ ăn, thức uống cho các học trò thân yêu của mình để chúng được bảo toàn sinh mệnh.


Huấn luyện viên Ekkapol Chantawong suy kiệt vì nhường thức ăn cho các cậu bé, nằm trong danh sách 4 người đầu tiên đưa ra ngoài nhưng thực tế là vị huấn luyện viên trẻ tuổi hết lần này tới lần khác vẫn luôn nhường lại cơ hội được giải cứu cho các học trò. (Ảnh: Pinterest)

Tờ Bangkok Post của Thái Lan ngày 9/7 đưa tin rằng huấn luyện viên Ekkapol Chantawong, 25 tuổi, là một trong bốn người đầu tiên của đội bóng thiếu niên mắc kẹt được đưa ra khỏi hang Tham Luang hôm qua. Vì anh là người có tình trạng sức khỏe yếu nhất trong đội. Nhưng thực tế là vị huấn luyện viên trẻ tuổi hết lần này tới lần khác vẫn luôn nhường lại cơ hội được giải cứu cho các học trò nhí đáng yêu của mình trước tiên. Anh quyết định mình sẽ là người cuối cùng rời khỏi hang.

Bởi lẽ tình thầy trò và cao hơn cả là tình người của anh đã thể hiện mộc mạc và giản dị qua lời xin lỗi anh gửi các bậc phụ huynh sau thời gian dài mắc kẹt trong hang sâu, theo Straits Time: “Thưa các anh chị phụ huynh, các em nhỏ hiện nay vẫn ổn. Tôi xin hứa sẽ chăm sóc thật tốt cho các em. Cảm ơn các anh chị vì đã động viên và cổ vũ tinh thần chúng tôi trong những ngày qua. Tôi cũng muốn gửi lời xin lỗi các anh chị”.

Quên đi những nguy cơ tiềm ẩn với sinh mệnh mình, anh Chantawong vẫn luôn nhớ tới những người thân yêu của mình và gửi lời trấn an họ: “Bà và dì ơi, là cháu đây ạ. Mọi người đừng lo lắng quá, và hãy giữ gìn sức khỏe ạ”.


Người nhà liên tục tiếp thêm sự động viên cho các thành viên còn mắc kẹt trong hang. (Ảnh: Asia Times)

Khi sự cố bất ngờ và nguy hiểm ập đến, người dân Thái Lan và những nhà hảo tâm trên thế giới cùng chung tay giải cứu

Trong những ngày qua người ta không thấy quá nhiều những lời trách móc, hay oán giận đội bóng và huấn luyện viên của mình đã vô tình đặt bản thân và đội giải cứu vào chốn nguy hiểm. Các hoạt động trong công cuộc giải cứu phải tiến hành sâu dưới lòng đất, trong những ngách hang vô cùng chật hẹp, đầy vách đá lởm chởm, hiểm nghèo. Dòng nước thì chảy xiết và đục ngầu đến mức gần như không nhìn thấy gì.

Người ta chỉ thấy lời kêu gọi giải cứu đội bóng được gửi đi khắp nơi và tiếng vọng tình người khẳng khái, quả cảm vọng về từ khắp nơi trên thế giới.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan là lực lượng đã tham gia công tác tìm kiếm, giải cứu đội bóng và huấn luyện viên ngay từ những ngày đầu. Sát cánh bên họ là gần 1.000 nhân viên cứu hộ và các tình nguyện viên. 7 đặc nhiệm SEAL của Hải quân Hoàng gia Thái Lan cùng chuyên viên y tế cũng ngày đêm túc trực bên trong hang cùng 13 thầy trò đội bóng. Lực lượng cứu hộ thậm chí còn chuyển lương thực đủ dùng trong 4 tháng vào trong hang, phòng trường hợp mưa nhiều trở lại làm mực nước dâng cao cản trở nỗ lực cứu hộ.

cuu-ho-2Lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Thái Lan đã được triển khai trong chiến dịch cứu hộ. (Ảnh: 9News)

Saman, một thợ lặn 38 tuổi, đã rời hải quân nhưng anh đã trở lại để giúp đỡ trong công cuộc giải cứu. Vào hồi 2h ngày 6/7, đang trên đường trở lại trạm chỉ huy sau khi mang đồ tiếp tế cho đội bóng, Saman đã bất tỉnh và phải bỏ mình giữa dòng nước hiểm. Tiếng gọi lương tri đã thôi thúc anh tham gia giải cứu và sẵn sàng hiến dâng cả sinh mệnh mình như thế.

Hay như Bác sĩ Harris đang công tác tại MedSTAR, một đơn vị cung cấp dịch vụ cấp cứu thuộc chính phủ Australia. Ông cũng là một thợ lặn chuyên khám phá hang động với hơn 30 năm kinh nghiệm dày dặn. Khi được đề nghị tham gia vào chiến dịch giải cứu đầy nguy hiểm này, ông Harris đã không chần chừ mà ngay lập tức bỏ dở kỳ nghỉ của mình để bay sang tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Hàng ngàn hàng vạn trái tim của mọi người trên thế giới vẫn đang dõi theo những nỗ lực giải cứu của ông và 90 thợ lặn Thái Lan và quốc tế nơi đây.

Mọi người dường như chỉ lo lắng cho sự an toàn của các em và chờ đợi từng cậu bé xuất hiện mà không quá bận tâm tới chi phí giải cứu. Bởi có lẽ họ đều hiểu rằng giá trị mạng sống không thể đo đếm bằng tiền, như lời phát biểu của thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha hôm thứ Hai ngày 09/7. Ông nói: “Dù chúng ta có phải chi bao nhiêu tiền, không ai phàn nàn về điều đó. Mạng sống là quan trọng nhất”.


Thủ tướng Thái Lan: “Dù chúng ta có phải chi bao nhiêu tiền, không ai phàn nàn về điều đó. Mạng sống là quan trọng nhất”. (Ảnh: CNN)

Kanet Pongsuwan, hiệu trưởng trường Mae Sai Prasitsart, nơi 6 thành viên đội bóng Lợn Hoang đang theo học, sau những gì xảy ra ông phát biểu như sau: “Chúng tôi sẽ đối xử tích cực và không đổ lỗi cho các em vì bất cứ điều gì. Các em chỉ là nạn nhân của thảm họa”.

Nhưng cũng có những mảnh đất mà nơi ấy làm người tốt thật khó!

Càng thấy xúc động trước tình người toả sáng trong cuộc giải cứu đội bóng nhí bao nhiêu thì ta lại càng phải giật mình thảng thốt trước sự thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí có phần tàn nhẫn của những người dân ở một đất nước khác. Nơi ấy trước đây đã từng là mảnh đất lễ nghi bậc nhất thế giới và là cái nôi của văn hoá phương Đông.

Năm 2006, tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, một thanh niên tên Peng Yu đã giúp một cụ bà bị ngã trên phố và đưa cụ tới bệnh viện, hỗ trợ viện phí rồi ở đó chờ đợi xem cụ có sao không. Tuy nhiên sau đó, thật ngược đời, các thành viên gia đình cụ đã cáo buộc chàng trai tốt bụng là người làm cho cụ bị ngã.

Một thẩm phán đã phán quyết bênh vực cho gia đình bà cụ dựa vào lập luận: “Peng phải có lỗi. Nếu không tại sao anh ta lại giúp đỡ bà cụ?”. Vị quan tòa này còn cho rằng Peng đã hành động trái với “quy luật thông thường” là con người ta chỉ giúp người khác khi nào có mặc cảm tội lỗi mà thôi.


Hình ảnh cụ già cầu cứu trong vô vọng khi bị ngã trên đường, liệu còn chút tình người trong một xã hội đầy rẫy sự nghi ngờ. (Ảnh: ThePinsta)

Kể từ đó, vụ việc của Peng đã trở thành câu chuyện cảnh giác trên toàn Trung Quốc cho những ai muốn làm việc tốt. Mặc dù bản án của tòa án Nam Kinh đã bị chỉ trích dữ dội nhưng nó vẫn tạo ra hệ lụy trong xã hội Trung Quốc. Sau đó đã có hàng loạt các vụ giả gặp tai nạn và đòi bồi thường hay người bị nạn thật cũng bắt vạ lại ân nhân.

Gần đây nhất, hôm 20/6, một nữ sinh viên 19 tuổi họ Lý tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, đã nhảy xuống từ một tòa nhà và thiệt mạng sau khi ngồi 4 tiếng bên ngoài cửa sổ tầng 8. Một số người trong đám đông không chút động lòng mà còn thúc giục cô gái mau chóng tìm đến cái chết: “Sao còn chưa nhảy xuống?”, “Nếu muốn nhảy thì làm nhanh lên”. Đám đông còn vỗ tay và cười lớn khi cô gái chạm đất. Theo một bài viết đăng trên Weibo, có người thậm chí còn giơ tấm biển ghi “1, 2, 3, nhảy”.

Hay một vụ việc tương tự như hôm 23/6, ít nhất 4 người tại thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã mang cả ghế ra ngồi để theo dõi một người đàn ông chuẩn bị tự tử, theo Shanghaiist. Tuy nhiên, những “khán giả” này đã không được nhìn thấy cảnh tượng mà có lẽ họ đang mong đợi khi người đàn ông đó được giải cứu thành công. Năm 2014, một nhóm học sinh ở tỉnh Thiểm Tây cũng cổ vũ một phụ nữ vỡ nợ nhảy lầu.


Cảnh sát cứu hỏa đành bất lực trước sự cổ vũ một cô gái nhảy lầu của đám đông phía dưới, một sự sa đọa về đạo đức tột độ. (Ảnh: Vitalk)

Một nơi thì trân trọng mạng sống, nơi khác lại khinh rẻ tính mệnh con người. Vì đâu lại có sự khác biệt quá lớn như vậy?

Chính bản thân Ekkapol, vị huấn luyện viên của đội bóng, cũng từng tu tập tại một tu viện. Khi lên 10 tuổi, một bệnh dịch đã cướp đi cha mẹ và người em trai bảy tuổi của anh. Những mất mát này đã khiến anh vô cùng đau buồn và cô độc. Hai năm sau những người họ hàng quyết định gửi Chantawong vào một tu viện.

Chúng ta đã được chứng kiến sự điềm tĩnh, cao thượng của anh khi sẵn sàng nhường đồ ăn, thức uống cho các cầu thủ nhí. Điều này đã khiến sức khoẻ của anh bị suy kiệt trầm trọng vì thiếu dinh dưỡng. Ngay cả khi phải đối mặt với cái chết, anh vẫn sẵn sàng nhường lại cơ hội sống sót cho người khác. “Cậu ấy yêu lũ trẻ còn hơn cả bản thân mình. Cậu ấy không uống rượu, không hút thuốc. Cậu ấy là người đã tự biết chăm sóc bản thân mình và dạy cho lũ trẻ cùng làm như vậy” – Joy Khampai (người bạn chí cốt của Ekkapol) cho hay, theo Straits Times.

Chúng ta hãy cùng xem cách các nhà lãnh đạo Thái Lan, miền đất có hơn 80% người dân là Phật tử, đã phản ứng ra sao.

Mưa lớn đã trút xuống khu vực gần hang liên tiếp ba ngày qua. Lượng nước dâng cao có thể phá hủy nỗ lực bơm nước ra khỏi hang để giải cứu các nạn nhân còn lại của đội bóng. Lo lắng về điều này, chỉ huy quân đội địa phương đã phải cầu xin “thần mưa Phra Pirun”, “mong Ngài thương xót”.


Tôn kính thần linh, điều mà người dân làm có thể là cầu nguyện. (Ảnh: iLike)

“Tôi đã cầu xin Phra Pirun vì cơ quan khí tượng cho biết từ Thứ hai trời sẽ có mưa liên tục”, thiếu tướng Bancha Duriyapan nói. “Nếu tôi đòi hỏi quá nhiều, ngài có thể sẽ không đồng ý. Vì thế tôi chỉ xin ba ngày”.

Thống đốc Narongsak cũng đồng tình: “Nếu thần mưa giúp chúng tôi, chúng tôi có thể làm việc nhanh hơn. Nhưng nếu thần mưa không giúp thì đó sẽ là thách thức”.

Từ đó có thể thấy rằng ở Thái Lan, từ thường dân cho tới các vị chức sắc đều vô cùng tin sùng và kính ngưỡng các vị thần. Những tín ngưỡng chân chính đã tạo nên những người tốt và sẵn sàng xả thân vì người khác trong trong xã hội. Sức mạnh tinh thần vô hình đó đã gắn kết người dân Thái Lan và những nhà hảo tâm trên thế giới lại với nhau khiến tình người tỏa sáng nơi hang sâu.

Trong khi đó tại Trung Quốc, từ sau Cuộc cách mạng Văn hoá thì Phật, Đạo Thần và những tín ngưỡng chân chính suốt 5.000 năm lịch sử, đều bị phá bỏ, kinh sách bị đốt, sư ni phải hoàn tục. Tới nay chỉ còn lại những vị “chức sắc tôn giáo” cũng nhận lương và ngồi bàn “chính sự” chốn phàm trần.


Một Trung Quốc vô thần hủy bỏ nền văn hóa kính ngưỡng Thần Phật vào những năm đại cách mạng văn hóa. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung)

Chữ Hán chính thể, sợi dây kết nối người dân và đạo đức văn hoá truyền thống của tổ tiên, nơi lưu giữ lịch sử và tinh hoa của dân tộc, cũng bị phế bỏ. Thay vào đó là chữ Hán giản thể lệch lạc, được chêm vào đó những tư tưởng vô thần vô thánh. Thuyết tiến hoá và Thuyết vô thần cũng đã thay thế những kinh sách chính tông dạy bảo con người làm người tốt trên mảnh đất Trung Thổ.

Đến nỗi ngày nay, ngay trên mảnh đất Thần Châu ấy, chính người dân của đất nước họ lại bị cầm tù, bị ngược đãi, bị giết hại phi tang và bị mổ sống cướp nội tạng chỉ vì họ tin vào tín ngưỡng chân chính của mình hay muốn làm người tốt theo tôn chỉ Chân – Thiện – Nhẫn.

Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, do Giang Trạch Dân dàn dựng, vẫn đang tiếp diễn trong 18 năm qua. Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã xác nhận rằng: số lượng các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị thảm sát bởi ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống, đã vượt quá hai triệu người.


Cựu bí thư Giang Trạch Dân đứng sau việc đàn áp và giết mổ cướp nội tạng người phi pháp các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung)

Nếu những người có lương tri trên thế giới biết được bức màn đen này thì chắc hẳn một công cuộc giải cứu những con người lương thiện gặp nạn nữa sẽ diễn ra trên toàn thế giới. Khi ấy chúng ta lại được nhìn thấy tình người toả sáng trong những góc khuất u tối trên thế giới.

Theo Đại Kỷ Nguyên