Trong sách Tam tự kinh có câu: ‘Nhân chi sơ, tính bản thiện’. Bản chất của con người khi mới sinh ra là lương thiện, có người gìn giữ được mảnh tâm trong sáng đó, ít bị vấy bẩn, có những người mảnh tâm trở nên hoen ố khi tiếp xúc với những thói hư tật xấu ở đời. Còn nếu như, cả xã hội đều mất đi tính bản thiện đó, thì nhân loại sẽ ở trong trạng thái vô cùng nguy hiểm.

37f4e24b42122b0ce208b0c8ef567fa77d82dfcdGiữa một xã hội đầy rẫy những xảo trá, lọc lừa này, lương thiện đáng giá bao nhiêu? 

Khi nhắc đến lương thiện có người sẽ cười khẩy. Giữa một xã hội đầy rẫy những xảo trá, lọc lừa này, lương thiện đáng giá bao nhiêu chứ? Mình không giẫm đạp kẻ khác thì sẽ bị kẻ khác giẫm đạp. Cứ thật thà, ngay thẳng thì sẽ phải chịu thiệt thòi. Việc gì có lợi cho bản thân mình thì mình làm, cần gì phải để ý đến lương thiện? Kỳ thực, con người một khi rời xa bản tính nguyên sơ của mình, mất đi tính lương thiện, thì việc ác nào cũng dám làm, sẽ không còn gì để ước thúc hành vi nữa, cũng là lúc nhân loại sẽ đi đến hủy diệt.

Có câu chuyện kể về một loài động vật quý hiếm trước kia, tạm gọi là ‘hổ cây’, mà nay đã bị tuyệt chủng. Nguyên nhân tuyệt chủng rất đơn giản, đó là bởi chúng quá hiền lành, và con người đã lợi dụng đặc tính hiền lành ấy để diệt chủng chúng.

Hơn 100 năm trước, con người tiến vào khai phá khu rừng rậm Amazon, chặt phá cây cối, bắn giết chim muông, khiến biết bao loài động vật hoang dã phải tìm nơi lẩn trốn. Duy chỉ có loài hổ cây nhút nhát là không chạy đi. Khiếp sợ con người nhưng lại không bỏ chạy, sự kỳ lạ này khiến người ta vô cùng khó hiểu.

Vậy, điều gì khiến loài hổ cây can đảm đối diện với nguy hiểm đến vậy? Người ta đã tìm đến một nhà động vật học để tìm lời giải đáp. Và câu trả lời của ông khiến người ta không khỏi bàng hoàng. Thì ra, những con hổ cây không rời đi là vì có một con trong đàn bị mắc kẹt trong rừng, vậy nên những con hổ khác đã ở lại để thay nhau chăm sóc nó.

Tại nơi rừng rậm này, những con hổ cây vẫn thường bị mắc kẹt như vậy, và cứu giúp con hổ gặp nạn đã trở thành truyền thống của chúng. Sau khi biết được sự thực ấy, người ta đã đi tìm con hổ cây bị mắc kẹt kia và giải cứu nó. Sau đó, những con hổ còn lại mới chịu rời đi.

Hổ Cây loài động vật đã tuyệt chủng. (Ảnh: Pinterest)

Vài thập niên sau, loài hổ cây bị tuyệt chủng. Bởi vì bộ da của chúng rất quý hiếm, người ta đã lợi dụng đặc tính lương thiện của hổ cây để dụ bắt những con khác trong đàn, rất nhanh đã bắt được hết. Cứ theo cách làm này, người ta không chỉ diệt chủng loài hổ cây mà còn diệt sạch sự lương thiện.

Trong các sách cổ cũng ghi chép những câu chuyện tương tự: Thang Hiển Tổ là một nhà văn, nhà biên kịch trứ danh vào thời nhà Minh. Trong cuốn “Tập Thang Hiển Tổ” của ông có kể về một loài động vật sống ở vùng Tây Bắc, tên là Tốn. Đây là loài vật hiền lành, không tranh giành đồ ăn, khi nhìn thấy các loài vật khác tranh giành, chúng cũng biết đi “phân xử”.

Cũng vì loài vật này có bộ da quý, người ta dùng kế cho các con vật khác tranh giành đồ ăn để dụ loài Tốn đến giải quyết, rồi thừa cơ bắt giết chúng để chiếm lấy bộ da quý hiếm ấy.

Thang Hiển Tổ nói rằng, một vị tướng lĩnh ưa thích xa hoa đã dùng da Tốn làm đệm ngồi. Cứ như thế, người ta đã đẩy loài động vật quý hiếm ấy rơi vào thảm cảnh bị tuyệt chủng.

Các sách cổ xưa cũng ghi chép rất nhiều loài động vật mà đến ngày nay con người chưa từng thấy qua, ví dụ điển hình là kỳ lân.

Trong sử sách còn có một câu chuyện như vậy: Vào năm Lỗ Ai Công 14 tuổi, Ai Công ra vùng ngoại ô săn bắn. Lúc ấy có vị Thương võ sĩ bắt được một con quái thú, bèn thỉnh Khổng Tử quan sát. Khổng Tử nhìn thấy liền viết: “Lân”, rồi lấy tay áo che mặt, nước mắt giàn giụa, ông thở dài viết: “Đạo của ta đã tận!”. Khi đó có thuyết rằng “Lân xuất hiện ở vùng thôn dã ắt xuất hiện bậc vương giả”, vậy mà, loài thú mang điềm lành như vậy lại bị con người bắt giết!

Khổng Tử cho rằng bắt giết Lân là thiên hạ đại đạo không còn, bởi vậy mà cảm thấy cực kỳ bi thương. (Ảnh: Epoch Times)

Khổng Tử cho rằng bắt giết Lân là thiên hạ đại đạo không còn, bởi vậy mà cảm thấy cực kỳ bi thương. Có người nói kỳ lân chỉ là động vật trong truyền thuyết, còn thực tế thì không có. Tuy nhiên, trong các sách cổ đều có rất nhiều ghi chép chuẩn xác như vậy, liệu có thể nói người xưa đã tưởng tượng và tùy tiện viết ra? Có lẽ, nguyên nhân là do con người bắt giết mà bị diệt tuyệt.

Nhìn lại câu chuyện hổ cây và loài “Tốn” ở trên, chúng ta thấy được lương tri nhân loại đã bị đảo ngược; nhân loại cần phải nhìn lại chính mình, đối diện với sự lương thiện của hổ cây, “Tốn” và kỳ lân mà tự cảm thấy hổ thẹn.

Đáng tiếc là, có nhiều người lại không cho rằng hành vi ấy là tổn hại âm đức, ngược lại còn tung hô rằng “ấy mới là quang vinh”, thậm chí còn đem cách đối đãi với những loài động vật này để đối đãi với đồng loại mình.

Lương thiện là nền tảng đạo đức để nhân loại phân biệt rõ đúng-sai, không ai có thể thoát ly ra khỏi cộng đồng mà sinh tồn độc lập được. Giết chết lương thiện, do đó, cũng là hành vi tự sát của nhân loại.

Con người vốn có một mặt thiện một mặt ác, có thể đem mặt thiện phát huy và ngăn chặn mặt ác thì xã hội nhân loại sẽ hưng thịnh; còn ngược lại, đem mặt ác phô trương và hủy rớt mặt thiện, xã hội loài người chẳng khác nào xuất hiện một khối u ác tính.

Điều tốt đẹp nảy nở, nhân loại sẽ hướng đến sự hưng thịnh phồn vinh, còn ác tính phát triển thì nhân loại sẽ đi đến chỗ hỗn loạn và hủy diệt.

Cho dù bạn có tin Thần Phật hay không, bất kể bạn có tin nhân quả báo ứng hay không, thì có một điều bạn phải thừa nhận: đó là khi mọi người đều không còn thiện niệm, vì lợi ích của bản thân mà không việc gì không làm, là nhân loại đang huỷ diệt chính mình.

Theo DKN