Lỗ Tấn mặc nhiên được xem là một người khổng lồ văn hoá, đại biểu cho phương hướng văn hoá mới của Trung Quốc. Thực ra ông chỉ là một sản phẩm tuyên truyền công phu của ĐCS Trung Quốc, nghiêm túc mà nói, về phương diện văn hóa thì Lỗ Tấn chính là một kẻ “tội đồ”.

mh3 Lỗ Tấn và tạo hình điêu khắc. (Ảnh: Sưu tầm)

Lỗ Tấn sinh vào cuối thời nhà Thanh, tuổi thơ do cha làm loạn kỷ luật khoa cử mà thói nhà sa sút. Tuổi thiếu niên gặp phải cảnh ngộ, lại thêm chứng kiến lòng người âm u, điều này khiến ông thường dùng ánh mắt cừu hận để nhìn nhận thế giới, “cuồng nhân” chính là hoá thân của cừu hận.

Là một tên tuổi lớn, ắt hẳn mang theo “sứ mệnh” chẳng phải dạng vừa, công lao Lỗ Tấn đem về cho ĐCS Trung Quốc có thể kể ở mấy điểm chính:

1. Lật đổ đại biểu văn hoá truyền thống của Nho gia bằng cái gọi là đả đảo “Khổng gia điếm”, cùng đảng cộng sản phê phán kế thừa của Khổng Tử, đem văn hoá truyền thống nhân nghĩa đạo đức của Trung Quốc quy kết thành hai chữ “ăn người”; cũng dùng những lời chế giễu chửi bới Lão Tử, Trang Tử, “Tất cả chỉ là thế hệ sâu trùng ấu trĩ đoạ lạc”; trước khi Lỗ Tấn chết một năm đã viết «Văn Nhân Tương Khinh» một lần nữa chế giễu Trang Tử, «Khởi Tử» trong «Cố Sự Tân Biên» cũng có ý định dùng để châm chọc, chế nhạo Trang Tử, xen lẫn ngôn từ của người đàn bà chanh chua mà chửi rủa. Một quyển sách khác «Xuất Quan», là chuyên dùng chế nhạo Lão Tử, châm biếm Khổng Tử. Các tác phẩm này tuỳ ý công kích và bôi nhọ, chính thức huỷ diệt lòng kính ngưỡng của mọi người đối với văn hoá truyền thống.

2. Cùng các tinh anh văn hóa như Hồ Thích, v.v., cực lực công kích văn ngôn thuần khiết trang nhã, cổ vũ văn nói bạch thoại, dùng ngôn ngữ ác độc để chửi bới, cùng những chiến hữu của mình mai táng văn hoá cổ điển, thành lập thứ văn hoá biến dị mà ĐCS Trung Quốc gần như thừa kế. Mà văn bạch thoại, thứ ngôn ngữ dung tục được dùng tràn lan, là càng có lợi cho sự tuyên truyền lý luận của đảng cộng sản.

3. Cực lực tuyên dương vô thần luận, thuyết tiến hoá, cổ súy tư tưởng đấu tranh, trọn đời làm một người thực tế, trở thành một người chiến sĩ. Những lúc luận chiến, bị Lỗ Tấn chửi mắng qua có gần trăm người, nhân vật trọng yếu có hai, ba mươi người. Chỉ cần không cùng ý kiến, quan điểm, hoặc không nhìn vừa mắt đều có khả năng bị chửi mắng. Lỗ Tấn mắng Hồ Thích, Lâm Ngữ Đường, Thái Nguyên Bồi, cũng mắng cánh “tả” Quách Mạt Nhược, Điền Hán, phái bình luận hiện đại Trần Tây Oánh, phái tân nguyệt Lương Thực Thu, v.v. Còn có những người vô duyên vô cớ bị mắng, bị ông mắng sai cũng khối người. Lâm Ngữ Đường từng hình dung Lỗ Tấn: “Không giao chiến thì không vui, không mặc giáp thì không vui, dù cho không có ngòi cũng có thể chiến, không có mâu cũng có thể cầm, nhặt một hòn đá ném chó, cả chuyện nhỏ cũng rất nhanh giữ ở trong lòng.” Lỗ Tấn mắng chửi người đã được tiếng tăm qua “Chiến hào chiến”, hoặc “Dao găm”, hoặc “Cười hiểu ý”, kỹ xảo mắng người cao siêu đã tới mức dày công tôi luyện, đưa văn hoá mắng chửi người của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao. Cũng từ trong đó lấy được vô hạn niềm vui thú, đúng là “đấu với người, thật sướng vô cùng.” Cũng tương tự như ĐCS Trung Quốc hiếu chiến, đây cũng là lý do tà đảng một mực tôn sùng, coi ông là người của mình.

4. Đối với Trung y không thừa nhận, chối bỏ và chửi bới, mang đến nguy hại cực lớn. Vì cha ông bị bệnh mà thống hận thầy lang, tiếp theo là phủ định toàn bộ, chối bỏ Trung y, nói: “Trung y chẳng qua chỉ là cố ý vô ý lừa đảo.” Lỗ Tấn cũng phát biểu ngôn luận tương tự ở nhiều nơi, tỏ thái độ căm thù đối với Trung y, đã đến mức chết cũng không thay đổi. Ảnh hưởng tận một thế kỷ sau này, dẫn tới người dân Trung Quốc phỉ báng Trung y, mượn cớ đó chửi bới truyền thống. Chúng ta biết rõ Trung y là bác đại tinh thâm, không chỉ mặt ngoài của phương thuốc, mà cùng Kinh Dịch, thậm chí văn hoá tu luyện đều có liên hệ rất lớn, theo một ý nghĩa nhất định mà nói thì Trung y càng giống mặt ngoài của văn hoá tu luyện; chửi bới Trung y, càng khiến vô thần luận hoành hành thiên hạ.

5. Lỗ Tấn từng kiên quyết ủng hộ bãi bỏ âm lịch, năm âm lịch, tuyên bố kinh kịch là rác rưởi. Ông cũng lớn tiếng kêu gọi muốn phế trừ Hán tự, đổi sang dùng bảng chữ cái Pinyin của nước ngoài. Ông từng nói: “Chữ Hán và đại chúng là không đội trời chung.” («Lỗ Tấn văn tuyển», trang 252, quyển 4). Tháng 5 năm 1936, khi nguy cơ tồn vong của dân tộc ở ngay trước mắt, Lỗ Tấn nói với ký giả «Cứu Vong Tình Báo» của Thượng Hải rằng: “Chữ Hán không diệt, Trung Quốc tất vong”. Lời của Lỗ Tấn, nghe rợn cả người, nhưng mà “diệt” chữ Hán, Trung Quốc có thể cứu được sao? Người Trung Quốc còn có thể là người Trung Quốc sao? Trên thế giới còn chưa từng nghe nói qua có dân tộc “diệt” văn hoá của dân tộc mình mà trở thành một quốc gia cường thịnh! “Chữ Hán” là gốc rễ của nền văn hoá dân tộc Trung Hoa. Đặt cơ sở để về sau ĐCS Trung Quốc tàn phá chứ Hán mà bịa tạo dư luận.

6. Văn hoá cổ điển giảng về vẻ đẹp của trung hoà, người xưa thường dùng “Một ngày ba lần tự kiểm điểm bản thân” để hoàn thiện chính mình, văn chương cũng ôn hòa nhã nhặn, tự tìm thiếu sót trong tâm, theo đuổi một nội tâm thuần tịnh và thăng hoa. Nhưng Lỗ Tấn đã thay đổi cả bầu trời không khí, biến văn chương thành một loại vũ khí, cả đời bào chế lượng lớn văn từ đấu tranh, tận hết khả năng công kích và chửi rủa, đúng là bản mẫu cho văn phong bạo lực của đảng cộng sản vài thập niên qua.

Lỗ Tấn về sau được đưa lên địa vị chí cao vô thượng, là kết quả của việc ĐCS Trung Quốc trường kỳ tuyên truyền và thần thánh hóa. Đảng cộng sản cho xuất bản lượng lớn «Lỗ Tấn toàn tập» danh tiếng sánh ngang với “Mao tuyển”, khởi công xây dựng “chỗ ở cũ” và “kỷ niệm quán” ở các nơi, phát triển “Lỗ học” quy mô lớn, v.v… Mà Mao sau khi đánh giá Lỗ Tấn, cuối cùng xác định Lỗ Tấn ở địa vị cao quý tại Trung Quốc, đến nay chưa thể lung lay.

VCN Sưu tầm và Biên tập
(Nguồn Chánh Kiến)

>> Vì sao người Trung Quốc ngày nay đạo đức trở nên xuống cấp?