Viên ngọc cần qua mài giũa, đẽo gọt làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Cũng vậy, con người muốn trở nên cao quý cần rèn được cho mình 8 đức tính căn bản làm người.

Bát đức. (Ảnh: Internet)

Trong văn hóa truyền thống có 8 đức gồm: Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Khiêm, Xỉ. Chữ “悌”-Đễ là một chữ  gồm chữ “忄”(Tâm: trái tim) đứng bên chữ “弟” (đệ: em trai), “tâm” bên cạnh “đệ”, biểu thị sự quan tâm của người anh đối với em mình; trong nhà có anh có em, chính là anh em yêu thường đùm bọc lẫn nhau.

Anh em hòa thuận, chị em dâu vui vẻ. Huynh trưởng yêu thương các em cũng giống như yêu quý con gái của mình, các em cũng cần tôn kính anh cả như đối với cha mẹ, cho nên người xưa có câu : “Có cha theo cha, không cha theo anh”.

Trong 8 đức tính làm người thì “Đễ” đứng đầu. (Ảnh: Internet)

Theo sách Nguyên Sử ghi lại, có nhà anh Trương Nhuận có tám đời ở chung nhưng không ăn riêng. Đại gia đình có hơn 100 người, mỗi ngày trong nhà có một nhóm phụ nữ hội tụ lại trong một gian phòng cùng làm việc, làm xong rồi thì cất trữ vào kho chung, còn trong phòng cá nhân không có ai lén lưu giữ làm của riêng.

Mỗi khi thấy trẻ nhỏ trong nhà khóc, bất kể là cô, bác hay thím đều ôm lấy rồi cho nhỏ bú sữa. Cho nên mỗi người phụ nữ khi có việc phải về nhà ngoại thăm hỏi người thân đều an tâm để con mình lại, những người phụ nữ còn lại sẽ nuôi nấng, và coi như con mình đẻ ra.

Sau khi Trương Hiển – anh Trương Nhuận chết, thì việc nhà giao phó cho cháu, nhưng người cháu từ chối nói: “Chú cũng như cha cháu nên việc gánh vác này xin chú hãy đảm nhận”.

Trương Nhuận nói: “Cháu là tử tôn, nên việc nhà do cháu gánh vác”.

Qua lại hồi lâu cuối cùng việc nhà quyết định giao phó cho cháu trai gánh vác. Nhưng người cháu vẫn giữ lễ, mặc quần áo màu lụa đỏ, thể hiện mình không phải người đứng đầu. Đến năm Thuận Đế, triều đình phái khâm sai đến giăng bảng tôn kính trước cửa nhà họ Trương.

Trước Trương Nhuận, thời Đường có Trương Công Nghệ 9 đời cùng sống, đời Tống có nhà Trần Phưởng 13 đời cùng sống, không giữ của cải riêng, cùng nuôi nấng con cháu, khiến người ta khâm phục vô cùng.

Anh em như thể chân tay. (Ảnh: Internet)

Còn có một chuyện cổ: Thời cổ có hai anh em họ Lý, cha mẹ qua đời để lại gia sản giàu có. Người anh quanh năm không làm việc đàng hoàng, chỉ lo bài bạc. Người em cần cù, tốt bụng, bình thường hay gần gũi khuyên bảo người anh đừng đam mê cờ bạc.

Người anh không nghe lời khuyên, gia tài bị anh thua bạc tiêu tán còn lại ngày càng ít. Người em nói với người anh: “Anh không thể bỏ được thói quen đánh bạc, anh em ta chỉ có thể ở riêng thôi, nếu không gia sản sẽ bị anh thua sạch”. Người anh đồng ý phân chia tài sản.

Sau khi phân chia xong, người anh vẫn liên tục đánh bạc, đánh thua thì bán nhà, gán đất. Người em biết tin nhờ người mua đất mua nhà (cũng không mặc cả). Chẳng bao lâu, người anh đem toàn bộ nhà cửa đất đai đi bán hết, đến gần Tết thì đói ăn đói mặc thực sự rồi.

Lúc này người em đưa cả nhà anh chị về nhà mình, chân thành thiết đãi bữa ăn bữa uống vui vẻ, trong bữa cơm người em mới hiền hòa nói với anh trai: “Anh hai, anh nghĩ có nên bỏ đánh bạc không! Anh xem xem bao gia tài của cha mẹ để lại cho anh đều bị thua chẳng còn gì, hiện giờ không chỉ mình anh chịu hậu quả mà còn liên lụy đến chị và các cháu nữa”.

Người anh khóc, nói: “Đừng nói nữa em, đều tự trách bản thân lúc trước không nghe lời em khuyên, bây giờ muốn đánh bạc cũng không còn ai muốn đánh cùng anh nữa rồi, gia sản đã bị thua thành nghèo rớt mồng tơi, ngoại trừ mấy miệng người đói ăn, cũng không còn gì đáng giá nữa”.

Người em nói: “Anh có thực lòng bỏ đánh bạc không?”

Người anh khóc rống lên: “Quá muộn rồi, Quá muộn rồi!”

Người em nói: “Anh à, người ta muốn bỏ cái xấu, chỉ cần thực sự quyết tâm từ bỏ, lúc nào cũng đều không muộn cả!”

Người anh nói: “Anh thề từ nay về sau vĩnh viễn không bước vào nơi đánh bạc dù là nửa bước, anh nói là anh làm!”

Lúc này người em nước mắt rơi lã chã, đứng lên nói với anh: “Anh bán nhà cửa đất đai thì em đều nhờ người mua hộ rồi, sản nghiệp của nhà Lý vẫn là sản nghiệp nhà họ Lý, một chút không thiếu. Hôm nay anh có thể bỏ tính cờ bạc mà đi con đường đúng, em thực sự vì anh mà cao hứng, anh là huynh trưởng nhà họ Lý, nhà này để anh gánh vác, kỳ thực khi trước đòi ở riêng là bất đắc dĩ, vì khuyên anh không nổi, không có cách nào hơn đành phải dùng đến hạ sách này. Hôm nay em đem toàn bộ gia sản họ Lý giao lại anh quản, em tin tưởng anh nhất định có thể quản lý tốt”.

Người anh trăm mối cảm xúc ngổn ngang liên tục chối từ. Người em nói: “Có cha theo cha, không cha theo anh, là đạo làm người, làm sao mà em dám không theo được?”

Trước sự thành tâm thành ý và hết sức vô tư nhường nhịn của cậu em, người anh cảm phục vô cùng, vừa hối hận lại hổ thẹn, từ đó về sau từ bỏ hẳn cờ bạc, chí thú làm ăn. Hai anh em cùng hòa thuận, khoan dung, cần cù chất phác, từ đó đất đai nhà họ Lý thêm màu mỡ, cây kê ra bông dài, bò mẹ sinh cặp đôi. Đây chính là “gia hòa vạn sự hưng” – nhà cửa êm ấm mọi thứ hưng thịnh!