Con người ngày nay khi nói đến linh hồn thì liền nghĩ đến hai chữ mê tín. Họ sẽ cười nhạo những người nói về linh hồn và cho rằng đó là ngu xuẩn. Sự thật là: linh hồn mới là thứ đáng giá nhất của con người.
“Linh hồn” – đa số con người vì để bảo vệ mình khỏi bị chê cười, bài xích nên sẽ không nói về điều này trước mặt người khác. Mà cho dù có nói thì họ cũng sẽ chỉ nói trong phạm vi nhỏ như với đồng nghiệp, người thân hay bạn bè, nhưng cũng chỉ đề cập về những chuyện có yếu tố thần bí mà thôi.
Còn những người thật sự hiểu rõ về linh hồn thì đa số đều là những người học Phật, tu Đạo, có tín ngưỡng, nhưng họ cũng chỉ có thể bàn về những việc này trong một phạm vi nhỏ mà thôi.
Trong nhịp sống vội vã hiện nay, rất ít người có suy nghĩ đi tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề này. Tuy nhiên, ở phương Tây có rất nhiều những tổ chức, những nhà khoa học đã và đang triển khai mở rộng nghiên cứu về sinh mệnh con người.
Một số tổ chức đã nghiên cứu về linh hồn, họ phát hiện rằng trọng lượng của cơ thể con người trước và sau khi chết đã có sự thay đổi, chính là thân thể đã nhẹ đi. Sau nhiều lần thí nghiệm, họ cho rằng sự giảm nhẹ ở đây chính là trọng lượng của linh hồn.
Có một số nghiên cứu đã sử dụng những thiết bị máy móc quang học tiên tiến để kiểm tra, đối với những người đang cận kề với cái chết họ phát hiện ra có một tia sáng từ trong cơ thể xuất ra và không lâu sau thì người đó chết. Những người nghiên cứu cho rằng đó chính là lúc linh hồn và cơ thể chia lìa nhau.
Cũng có một số tổ chức đã dùng loại thiết bị máy móc này để nghiên cứu đối với phụ nữ mang thai gần sinh, họ phát hiện khoảng thời gian trước lúc đứa bé được sinh ra thì có một tia sáng đi vào cơ thể của người mẹ và không lâu sau đó đứa bé ra đời. Họ cho rằng đó chính là linh hồn đã nhập vào trong thân thể của đứa bé, từ đó chứng thực về sự tồn tại của linh hồn.
Ở các vùng nông thôn, khi trẻ em chơi đùa bị dọa đến độ khiếp sợ, sau đó cứ nằm li bì ở nhà, vẻ mặt tựa như hồn bay phách lạc, gọi là mất hồn mất vía. Khi đó mẹ của đứa trẻ sẽ lấy quần áo hoặc những vật mà chúng thường mang theo bên mình đem đến nơi mà đứa trẻ bị dọa sợ để gọi hồn.
Sau đó lấy những món đồ đó đặt lên người đứa trẻ, không lâu sau thì đứa trẻ liền giống như chưa hề có chuyện gì xảy ra, có thể vui vẻ mà ra ngoài chơi. Điều này cũng chứng minh linh hồn thực sự tồn tại.
Ngoài ra, một số phụ nữ cơ thể yếu nhược, thường hay bị những người đã chết bám theo, gọi là mượn xác hoàn hồn. Những người này sau đó lại nói được những chuyện mà ngay cả họ còn chưa từng gặp qua, nói giọng của người khu vực khác, hoặc nói giọng của đàn ông. Sự việc đó cũng đã chứng minh linh hồn thật sự tồn tại.
Đối với những người tu luyện Phật và Đạo, khi họ ngồi thiền nhập định thì nguyên thần có thể rời khỏi thân xác đi tới một nơi tốt đẹp khác, thấy được những cảnh sắc tuyệt diệu không thể tả, họ thực sự cảm nhận được cảnh tượng của không gian khác.
Sau khi xuất định, họ đã viết ra không ít sách vở và các ghi chép thật khó tin, từ một phương diện khác mà chứng thực sự tồn tại linh hồn, hơn nữa còn cho thấy linh hồn có thể hoạt động, tức là rời khỏi thân thể của chính mình.
Ở Tây Tạng, những tín đồ Phật giáo khi tọa hóa thì linh hồn của họ sẽ rời khỏi thể xác, sau đó xuất hiện một cầu vồng trên đỉnh đầu, rất nhiều người đã từng chứng kiến cảnh tượng này, họ gọi đó là “nguyên thần xuất khiếu” hoặc là “linh hồn xuất khiếu”.
Một số người khi ngủ thường hay mơ thấy người thân quá cố của mình nói một số chuyện, sau đó mọi việc đều xảy ra giống hệt trong mơ. Điều này đã nói rõ, con người không chỉ có linh hồn, mà nó còn có thể di chuyển đến những không gian mà trước khi đi ngủ không thể đi tới. Hơn nữa, ký ức hoạt động của linh hồn có thể được lưu lại trong trí nhớ của con người.
Cơ thể người không thể tách rời khỏi sự chi phối của linh hồn. Nếu một người không có linh hồn làm chủ tể, thì chẳng khác nào một cái xác không hồn. Chẳng hạn con người khi uống say, một số người khi say đã nói gì và làm gì, đến khi họ tỉnh rượu thì tất cả đều quên hết. Đó chính là phản ứng của linh hồn với cơ thể con người.
Có một số người sau khi mắc bệnh nặng, họ có thể ăn uống và nói chuyện nhưng lại không thể nhận ra người thân của mình, đó cũng là biểu hiện của việc linh hồn chi phối cơ thể con người.
Linh hồn ở trong cơ thể con người (phần lớn là trong não bộ) thì con người mới có thể có được những suy nghĩ, tưởng tượng phong phú, mới có thể điều khiển được tứ chi và có được cái gọi là linh cảm. Nếu như con người chỉ có thể xác mà không có linh hồn thì chỉ được xem là thực vật hay xác chết di động.
Chúng ta lấy một ví dụ dễ hiểu: Cơ thể con người giống như một con rối trong một chương trình múa rối ở trước sân khấu, nhưng linh hồn lại nằm ở người điều khiển con rối ở phía sau sân khấu.
Người mắc bệnh tâm thần lúc phát bệnh thì điên điên dại dại nói những lời kỳ quái, làm những việc bất thường, nhưng sau khi tỉnh táo thì lại như chưa hề xảy ra bất cứ chuyện gì, hoàn toàn không hề có chút ký ức nào.
Có người lúc nằm mơ thấy được rất nhiều chuyện thú vị nhưng khi tỉnh lại thì lại quên hết tất cả, không nhớ bất cứ gì đã xảy ra. Đó cũng là một trường hợp của việc linh hồn chi phối cơ thể.
Con người không thể thấy linh hồn của chính mình cũng giống như con người không nhìn thấy diện mạo của mình; con người không hiểu về linh hồn cũng giống như không hiểu về chính bản thân mình. Con người phải thông qua chiếc gương thì mới có thể nhìn thấy được hình dáng của mình.
Người tu luyện phải thông qua việc ngồi thiền, tịnh tâm đến mức tâm hồn như một tấm gương sáng thì mới có thể nhìn thấy hình dáng của linh hồn mình. Những người tu luyện cao hơn thì họ còn có thể nhìn thấy được kiếp trước của mình và nhiều kiếp nữa. Đó chính là quỹ đạo của linh hồn trong nhân thể.
Con người phải thông qua ý kiến của người khác về mình và thông qua việc nhìn vào những ưu điểm khuyết điểm của người khác thì mới hiểu được bản thân mình. Những người tu hành lại dùng tiêu chuẩn của Phật Đạo Thần mà tự yêu cầu bản thân, đề cao nhận thức về linh hồn, đạt tới sự hợp nhất của linh hồn và thể xác.
Tư duy của con người đều bắt nguồn từ đại não, bởi vì linh hồn của con người đa số đều nằm tại não bộ. Dù có giải phẫu phần não bộ thì cũng sẽ không tìm thấy được sự tồn tại của suy nghĩ, bởi vì não bộ không hề sản sinh ra tư duy mà là do linh hồn của con người phát ra, thông qua não bộ con người mới có được những nhận thức.
Qua những ví dụ trên, chúng ta sẽ phát hiện rằng, không chỉ con người có linh hồn mà vạn vật đều có linh hồn. Hơn nữa, linh hồn còn có sự vận động, cũng có nhiều linh hồn tồn tại trong một thân thể, linh hồn là có tư duy, có hình tượng.
Nghiên cứu sâu hơn thì phát hiện rằng, linh hồn của con người là bất diệt. Thân thể con người có thể tử vong nhưng linh hồn người là tồn tại vĩnh viễn. Khi một người chết đi, tới lúc người đọc điếu văn luôn nói là: “Mặc dù anh ấy đã ra đi nhưng tinh thần của anh mãi mãi ở đây khích lệ chúng ta”.
Kỳ thực, đó mới là điều chân thật nhất mà chúng ta từng biết đến.
Cái gọi là tinh thần của anh ấy chính là chỉ linh hồn. Con người lúc chết thì linh hồn và thể xác sẽ tách nhau ra, linh hồn khi đó phải đi con đường của riêng mình. Trong vật lý học có nói: “Vật chất bất diệt”.
Không chỉ con người có linh hồn mà động vật, thực vật, vật chất cũng có linh hồn, có tư tưởng, một số điều trong đó đã được khoa học biết đến. Kỳ thực, vạn vật đều có linh, trong học thuyết của Phật gia đều có nhận thức sâu sắc về vạn sự vạn vật, chỉ là khoa học hiện đại vẫn chưa chứng minh được sự tồn tại của nó mà thôi.
Nếu như dùng văn hóa truyền thống để đi nghiên cứu, tìm hiểu về linh hồn thì chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn. Học thuyết của Phật gia và Đạo gia từ hàng ngàn năm qua đã có hiểu biết rất sâu sắc về linh hồn, họ đã có những phương pháp đặc biệt để nhìn thấy sự tồn tại chân thực của linh hồn.