Tân Sinh

Người đàn ông mang dấu ấn từ tiền kiếp

Những câu chuyện nhân duyên đeo đẳng từ kiếp sống trước được ghi rõ trong ký ức của đứa trẻ từ khi sinh ra thật ly. Hiện nay ở Hồ Nam, Trung Quốc có một trường hợp mang dấu ấn của kiếp trước mà đầu thai. 

Mang ấn ký đi đầu thai chuyển thế. (Ảnh minh họa)

Thôn Tuy Ninh Đông Sơn và Sam Mộc Kiều ở huyện Thông Đạo, tỉnh Hồ Nam, có một người tên Long Chương Quý. Đây không phải một nhân vật lớn hay phú hộ giàu có, nhưng nghe tên khiến người ta kinh hãi!

47 năm trước, đứa con thứ năm của Long Chương Quý là Long Liên Sinh bị một trận sốt cao rồi mất ngay sau đó. Trước khi chôn cất, Long Chương Quý ôm đứa con vào lòng, rồi in một con ấn vào tai trái của đứa bé. Điều này đã trở thành cầu nối cho câu chuyện ly lì về kiếp trước kiếp này trong nhân gian.

Năm 1967, cô gái nghịch ngợm Quách Thế Anh tốt nghiệp trường trung học huyện Thông Đạo. Mặc dù Quách Thế Anh có rất nhiều thành tích đứng nhất, nhưng điều khiến cô khó quên nhất chính là kỷ niệm ngày đầu tiên trong đời làm giáo viên.

Năm đó, Quách Thế Anh được điều về dạy học ở một trường tiểu học tại thôn Tiểu Thủy ở vùng cao, cách thôn Sam Mộc Kiều nơi cô ở khoảng 48km. Nơi đó phần lớn là dân tộc Động, không nói tiếng Hán, cô làm giáo viên dạy từ lớp 1 đến lớp 4, tức là kiểu lớp ghép. Lúc ghi danh chỉ có tổng cộng 8 học sinh lớp 1.
>

Hình ảnh cô giáo Quách Thế Anh lúc mới tốt nghiệp. 

Đột nhiên có một học sinh tên là Ngô Thư Quế hỏi bằng tiếng Hán: “Cô ơi, cô là người ở Sam Mộc Kiều phải không ạ? Cô nói tiếng Sam Mộc Kiều ạ”.

“Sao em biết nói tiếng Hán vậy?”.

“Trước đây em từng là người ở Định Khê (tức Sam Mộc Kiều). Sau khi em chết thì đã đến đây. Em chết vì đau bụng”.
Quách Thế Anh cảm thấy lạ, liền liên tục đặt những câu hỏi và em học sinh đó trả lời trôi chảy mà không cần suy nghĩ. Điều đặc biệt khiến người ta ngạc nhiên là tai trái của đứa trẻ này có con dấu “Long Chương Quý” rõ ràng.

Đứa trẻ nhắc đến người cha tiền kiếp của mình tên là Long Chương Quý, chính là cha của người bạn học hồi tiểu học của Quách Thế Anh. Theo cách nói của đứa trẻ, thì người bạn học của cô cũng chính là chị gái của cậu bé. Rồi đứa trẻ liên tục đòi:“Cô ơi cô phải báo cha em đến gặp em, hoặc là hôm nào cô dẫn em đi gặp cha nhé cô”.

Quách Thế Anh chia sẻ: “Sau khi tôi về trường học cũ, điều đầu tiên chính là đi tìm gia đình người bạn học ngày xưa của mình để xác thực chuyện này. Sau khi chuyện được làm rõ rồi, tôi không còn dám ở một mình trong lớp học với Ngô Thư Quế nữa. Sợ đến chết mất!”.

Người đàn ông mang dấu ấn tiền kiếp Ngô Thư Quế. 

Vào trưa ngày 25/2/2009, phóng viên và một số người cùng đến làng Định Khê, thôn Sam Mộc Kiều. Đây là một ngôi làng khá nguyên thủy của người Động. Một dòng suối thẳng ở chính giữa chia ngôi làng thành hai phần; con đường xen kẽ với dòng suối trông giống như được xây dựng bằng máy móc vậy. Các tòa nhà gỗ cổ kính ở hai bên có rất nhiều tư thế khác nhau, trên mặt đất và xung quanh những ngôi nhà chất đầy củi với đường kính to bằng miệng bát.

Nhà của Long Chương Quý nằm ở phía bên phải của ngôi làng, đi ngang một tòa “Phong Vũ đình” rồi đi thêm 20m nữa là đến. Lúc đó, cụ Long Chương Quý ở tuổi 76, tai nghe không được rõ nữa, ngồi bên bếp lửa, nói về chuyện đứa con thứ năm Long Liên Sinh của mình vào 47 năm trước, trí nhớ của ông không hề suy giảm chút nào.

“Đứa trẻ đó cực kỳ ngoan, hơn 2 tuổi đã biết nói”. Ông dường như cảm thấy có lỗi, sờ lên mặt mình và nói: “Ngày hôm đó xảy ra chuyện, lúc sáng thằng bé bị sốt cao, đến tối thì qua đời. Tôi thực sự không thể chịu đựng nổi, nghĩ đi nghĩ lại, không có gì để cho nó, tôi bèn lấy con dấu của mình rồi đóng vào tai trái của thằng bé. Đây là một chút tấm lòng của tôi”.

Long Chương Quý nói: “Người bạn học làm giáo viên của con gái (Quách Thế Anh) đã kể với tôi chuyện này cách đây không lâu, chúng tôi đã gặp thằng bé. Tôi nhìn thấy vị trí của con dấu đó không sai một chút nào. Đó chính là con dấu của tôi”.

Cụ Long Chương Quý (bên phải) lúc đó 76 tuổi, ngồi bên bếp lửa kể lại sự tình. (Ảnh qua 23yy.com)

Sau này, em học sinh tên Ngô Thư Quế đó lớn lên và trở thành một giáo viên dạy ngữ văn trường trung học thôn Sam Một Kiều. Người học sinh cũ này để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cô giáo Quách Thế Anh suốt 44 năm qua, ngày hôm nay đã gặp các phóng viên tại nhà của Quách Thế Anh. Tình cảm thân thiết của cô trò khi gặp lại nhau đã khiến mọi người trong phòng cảm thấy vô cùng xúc động. Quách Thế Anh không nề hà học trò cũ của mình xấu hổ, bà vén tóc bên phía tai trái của Ngô Thư Quế và nói: “Ở chỗ này đây!”.

Quách Thế Anh vén tóc bên phía tai trái của Ngô Thư Quế và nói: “Ở chỗ này đây!”. (Ảnh qua 生死书)

Cô giáo Quách Thế Anh và Ngô Thư Quế (hai người ngồi ở giữa) cùng những người khác. (Ảnh qua 新浪博客)

Ngô Thư Quế nói rằng cái bớt kỳ lạ đó sau này đã được cha mẹ trong kiếp này của mình tìm một số loại thảo mộc để cố gắng xóa nó đi, hiện tại chỉ còn sót lại một chút dấu vết thôi. Khi hỏi Ngô Thư Quế về nơi mà mình đã sống lúc nhỏ, thì Thư Quế nói rằng: “Tộc Động có ngôn ngữ riêng của mình. Trước 7 tuổi, tôi không có cách nào để rời khỏi nơi sinh sống và nói tiếng Động, cũng không có cơ hội tiếp xúc với tiếng Hán”.

Từ thôn Tiểu Thủy đi đến Định Khê mất khoảng hơn 482km, những đứa trẻ bằng tuổi tại địa phương đều không nói được tiếng Hán. Có nghĩa là, nếu như không phải là nhân duyên từ kiếp trước kiếp này, thì chuyện Ngô Thư Quế từ nhỏ đã thông thạo tiếng Hán thật không tài nào giải thích được.

“Cảm giác của tôi bây giờ chính là giống như tôi có hai gia đình, nó giống như một giấc mơ vậy”. Ngô Thư Quế thẳng thắn nói: “Hai gia đình chúng tôi giống như người thân với nhau vậy”.

– – –

Tác giả trong quá trình phỏng vấn các khu vực ở Hội Đồng, Thông Đạo, Tĩnh Huyện, Nhuy Ninh đã phát hiện ra nhiều ví dụ về chuyện luân hồi đầu thai tại địa phương. Bài viết này là một câu chuyện ví dụ đã được xác thực từ nhiều nơi. Đối với sự tồn tại chân thực này, mọi người cần phải suy ngẫm lại về nhân sinh một cách hết sức sâu sắc.

Tuệ Tâm, theo Secret China, Tinhhoa