Con người hiện đại cho rằng truyền thuyết chỉ là câu chuyện do người xưa với trình độ nhận thức giản đơn và trí tưởng tượng quá sức phong phú sáng tạo nên. Tuy nhiên, có những thiên tai xảy ra trong lịch sử hoặc thời hiện đại đã được các truyền thuyết đó đề cập đến từ rất lâu rồi.
1. Vùng đất trời cho
Các bộ tộc Toba và Piraga trên vùng đồng bằng Chaco ở Nam Mỹ lưu truyền về một truyền thuyết vô cùng khủng khiếp. Tương truyền rằng cách đây hàng ngàn năm, mảnh vỡ của mặt trăng đã từng va vào Trái Đất. Còn cao nguyên Brazil ở cạnh bên cũng lưu truyền một truyền thuyết về cuộc chiến giữa mặt trời và mặt trăng, tranh giành nhau một vật trang sức bằng lông vũ đỏ. Chiếc lông vũ đã rơi xuống Trái Đất, lửa than trên chiếc lông vũ đó đã làm tan chảy cát sỏi. Ngọn lửa khi va chạm đã ảnh hưởng và phá hủy cả địa cầu, con người bị thiêu chết, chỉ có một số bộ lạc biến thành cá sấu và ẩn mình dưới lòng hồ thì mới may mắn thoát nạn.
Chứng cứ cho thấy các truyền thuyết này không hề mê tín, căn cứ vào hố thiên thạch do thiên thạch Campo va vào Trái Đất cách đây 4.000 năm, cái hố này được hình thành do một mảnh vỡ từ một tiểu hành tinh có cấu tạo từ sắt nặng khoảng 600 tấn Anh (tức 544 tấn) đâm vào. Góc tới của thiên thạch rất nhỏ, làm cho một vùng đất rộng khoảng 2 dặm (3km), chiều dài 12 dặm (19km) bị phá hủy tan tành, tàn tích của thiên thạch này cho đến nay đã phục vụ vào việc nghiên cứu. Theo phán đoán, nếu có một thiên thể tương tự va vào khu đông dân cư thì hậu quả gây ra nghiêm trọng đến mức nào.
2. Cộng Công
Tài liệu lịch sử Trung Quốc có ghi chép chi tiết về câu chuyện của Cộng Công – một vị thần nước 5.000 năm về trước, trong cuộc chiến giành lấy ngôi vương ông ta đã để thua thần lửa Chúc Dung. Cộng Công quá tức giận đã xô đổ các ngọn núi cao, kết quả là long trời lở đất, lũ lụt khắp nơi. Những nghiên cứu lúc đó kết hợp với các truyền thuyết khác về trận đại hồng thủy cùng thời đại với Cộng Công có thể suy đoán rằng lúc đó chắc chắn có thể đã diễn ra một thiên tai mang tính toàn cầu, sóng thần cao 650 feet (200m) và mưa dữ dội.
Một số chuyên gia cho rằng minh chứng về hố thiên thạch Bakr có thể giải thích cho những hiện tượng này. Hố có đường kính 18 dặm (30km) nằm gần Madagascar, phía dưới 12500 feet (3.8km) dưới đáy Ấn Độ Dương. Ngày nay, một tác động của thiên thạch vào vùng nước sâu có thể hất tung gấp 10 lần thể tích của nước biển vào bầu khí quyển của Trái Đất, điều đó sẽ gây ra mưa to trong rất nhiều ngày, giống như trận sóng thần được ví như “gợn sóng của bờ biển” ở Ấn Độ Dương vào năm 2004.
3. Chim sấm và cá voi
Hình tượng chim sấm được điêu khắc trên gỗ.Theo truyền thuyết của người Quirout và gia tộc họ Hoắc ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, vào tối ngày 26/1/1700 đã xảy ra một trận chiến thảm khốc giữa chim sấm và cá voi. Trận chiến đã làm cho nước biển sục sôi, mặt đất chuyển động. Ngày nay, các hoạt động thăm dò địa chất đã chứng minh rằng nơi nay từng xảy ra một trận động đất vô cùng dữ dội, cường độ của nó ít nhất cũng phải đạt 9 độ Richter, và nó cũng khiến cho đường bờ biển chìm xuống 6.5 feet (2m).
Kinh nghiệm từ các thế hệ đã khiến cho các bộ lạc Ấn Độ phải kính sợ trước các đợt sóng thần từ các trận động đất, trong đó có một số bộ lạc thậm chí còn yêu cầu người trong bộ lạc phải chạy lên đỉnh núi gần nhất nhảy múa mỗi khi có động đất xảy ra. Trước mắt con người tin rằng những trận động đất có quy mô như vậy sẽ xảy ra ở Cascadia mỗi 500 năm 1 lần. Nếu không nghe lời của người xưa, trận động đất tiếp theo có thể sẽ làm cho 13.000 thiệt mạng kèm theo những tổn thất kinh tế to lớn.
4. Phong của Kemer
Người Kemer ở Cameroon (một quốc gia ở phía tây của khu vực Trung Phi) tin rằng tổ tiên của mình đã đi theo một con mãng xà lớn để đến Bamecy, “phong” của Bamecy cũng chính là sự phẫn nộ tột cùng của quốc vương và bí mật ám sát những người bước vào lãnh thổ của ông. Sau khi biết được tin này, “phong” của Kemer thề sẽ báo thù, ông nói với em gái của mình rằng ông sẽ treo cổ tự tử, máu từ xác của ông sẽ biến thành một cái hồ. Người Kemer được khuyến cáo phải tránh xa hồ nước này, khi những người Bamecy đến hồ để câu cá, hồ nước sẽ đột ngột phát nổ, dìm chết tất cả mọi người trong vương quốc.
Sau nhiều thế hệ, mọi người dần dần quên sạch lời cảnh cáo về “phong” của Kemer năm đó về hồ nước ngọt này. Sau đó vào năm 1986, hồ Nyos (là một hồ miệng núi lửa nằm ở phía Tây Bắc Cameroon) bất ngờ thải ra một lượng lớn khí CO2, làm cho 1.700 người dân ven hồ tử vong vì ngạt khí. Ngày nay, hơn 2 triệu dân sống quanh hồ Kivu, một hồ thuộc lưu vực sông Công-gô ở Trung Phi cũng có thể chịu chung số phận như vậy, phía dưới lòng hồ sâu 260 feet (80m) đang trữ 550 triệu tấn Anh (500 triệu tấn) khí núi lửa.
Người Agatatelli ở quần đảo Solomon thuộc Thái Bình Dương được xem là người may mắn sống sót duy nhất ở đảo Dionymanu. Đảo Dionymanu trong truyền thuyết được cho là đã bị biển nhấn chìm. Tương truyền rằng, một người tên là Lapanat vì muốn trả thù kẻ đã bắt cóc vợ ông đã trở thành một tên phù thủy. Sau khi khoai môn nảy mầm, hòn đảo bắt đầu chìm một cách nhanh chóng. Người Agatatelli sau khi phát hiện nguồn nước của họ biến mặn, đã ngồi thuyền hoặc thân cây khô thoát thân khỏi đảo.
Ngày nay, Đảo Dionymanu nằm sâu 3 dặm (5km) dưới rãnh biển Jensen, đây là một trong những hòn đảo do đáy biển sạt lở mà chìm. Một số nhà khoa học quan ngại rằng các ngọn núi lửa cũ ở đảo La Palma thuộc Đại Tây Dương trong tương lai cũng có nguy cơ vì lý do tương tự mà chìm xuống biển, việc nay sẽ làm cho 1.7 mega tấn Anh (1.5 mega tấn) đá vụn sẽ hòa vào biển, tạo thành con sóng cao 3.300 feet (1.000m), và sẽ xảy ra hàng triệu thương vong đối với cư dân sống ở bờ Đông của Châu Mỹ.
Uniwriter, theo Secretchina