Tân Sinh

Sự biến mất đầy bí ẩn của các nền văn minh cổ xưa, khoa học hiện đại không cách nào lý giải

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy có nhiều nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại, thách thức và chế giễu học thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng sự biến mất của chúng mới thực sự làm các nhà khoa học đau đầu tìm cách lý giải.

1. Nền văn minh Maya

Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc Đông Nam Mexico, Bắc Guatemala và Honduras ngày nay. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian, để lại cho nhân loại khá nhiều di vật và kiến thức.

Bảng Venus – Sao Kim nằm trong Bản chép tay Dresden. Người Maya tính được năm sao Kim cũng như các tinh cầu khác với độ chính xác kinh ngạc. (Ảnh qua daikynguyen.com)

Người Maya có một kiến thức không thể tin được về thiên văn. Bản chép tay Dresden là một trong số 4 quyển sách chép tay duy nhất còn sót lại trước sức tàn phá của những kẻ xâm lược Tây Ban Nha. Những bản chép tay này mô tả chính xác các dữ liệu quỹ đạo của tất cả các hành tinh trong Thái Dương Hệ chúng ta trong mối quan hệ tham chiếu lẫn nhau. Điều này chỉ được chứng minh bằng các kỹ thuật khoa học tối tân của chúng ta hiện nay.

13 hộp sọ pha lê chế tác rất công phu, có kích thước như đầu lâu thật, nặng 5,13 kg, làm từ một khối đá hoa cương, có cấu trúc rất tinh xảo, đánh bóng bằng một loại bột nhão bí ẩn. (Ảnh qua kod661.blogspot.com)

Tính tổng cộng hiện nay, giới nghiên cứu cho rằng, có khoảng 13 chiếc đầu lâu pha lê được cho là của nền văn minh Maya còn sót lại trên Trái đất này.

2. Nền văn minh Chan Chan

Theo các tài liệu nghiên cứu, nền văn minh Chan Chan khởi nguồn từ năm 850 trước Công nguyên và trải qua giai đoạn cực thịnh trong những năm đầu thế kỷ 15.

(Ảnh qua br.pinterest.com)

Tuy nhiên, nền văn minh này đã bị lụi tàn khi đế chế Inca xâm lược. Ngày nay nhân loại vẫn trầm trồ trước những tàn tích của nền văn minh Chan Chan như những hình vẽ khổng lồ, kỳ dị trên cao nguyên Nazca.

Người ta đưa ra rất nhiều giả thuyết xung quanh những hình vẽ. Nhiều người tin rằng những hình vẽ kỳ dị ấy là cách thức để người xưa liên lạc với sinh vật ngoài hành tinh.

Những cơn giận dữ của hành tinh vốn là nguyên nhân của đổ nát nhưng đến nay, đây còn được xác định là nguyên nhân dẫn đến sự mất tích bí hiểm của nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người.

3. Nền văn minh Atlantis

(Ảnh qua informer.rs)

Atlantis được ví như một thiên đường trên mặt đất được Plato mô tả trong tác phẩm Timaeus và Critias của ông. Plato đã mô tả hòn đảo Atlantis nằm trong biển Thái Bình Dương, phía tây Gibraltar, đã bị hủy diệt do sự đồi bại và độc ác của con người. Hàng ngàn năm nay Atlantis đã làm điên đầu các nhà thám hiểm và các học giả trên thế giới, làm họ phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu và tìm kiếm tàn tích của nó.

Một quyển sách nữa khẳng định rõ ràng Nam Mỹ là Atlantis, là cuốn Lịch sử của người Incas do học giả sử gia vĩ đại của thế giới Sarmiento de Gamboa viết. Đó là kết quả có được sau một cuộc nghiên cứu chính thức về lịch sử thực sự của người Incas do phó vương Peru thời bấy giờ hậu thuẫn. Quyển sách nói rất rõ rằng Nam Mỹ chính là Atlantis, và vào lúc mà ông đang viết cuốn sách, lục địa này còn được biết đến dưới nhiều cái tên khác nữa là New Castile (Castile mới), New Spain (Tây Ban Nha mới) hoặc là Atlanticus, về sau là America. Quyển sách của Sarmiento de Gamboa được gửi tới đức vua Tây Ban Nha thời đó là vua Philip đệ nhị vào năm 1572 và mất tích trong hơn 300 năm. Mãi đến năm 1893, nó mới được tìm thấy trong một thư viện ở Đức và được tái bản vào năm 1906.

4. Đế chế Khmer, Campuchia

Là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á, nên nền văn minh Khmer ảnh hưởng từ đất nước Campuchia ngày nay cho đến Lào, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Malaysia. Ngày nay, nó được biết đến với tên gọi Angkor.

Đế chế Khmer, Campuchia. (Ảnh: Internet)

Ngoài những di tích khắc trên đá thì không có bất kỳ chứng tích bằng văn bản nào tồn tại, do vậy hiểu biết của chúng ta về nền văn minh cổ đại này chỉ được chắp ghép từ các điều tra khảo cổ học, phù điêu trên bức tường trong các ngôi đền và các tài liệu bên ngoài bao gồm cả tài liệu của Trung Quốc.

Theo Khoahoc.tv

Video nổi bật: