Kinh lạc và Huyệt vị được nói trong Trung y mọi người ai cũng cảm nhận được, chèn ép huyệt Hợp Cốc thì có thể biết ngay cảm giác khác biệt với các vị trí khác. Hiệu quả của châm cứu mấy nghìn năm qua cũng chứng thực sự tồn tại của Kinh lạc và Huyệt vị mà trong giải phẫu học không tìm thấy. Cũng là nói rằng, Kinh lạc và Huyệt vị không tồn tại trong không gian mà có thể nhìn thấy bằng đôi mắt thịt của chúng ta.
Trên thực tế chúng tồn tại trong một không gian sâu hơn hay một không gian vi quan hơn. Căn bản của Tây y và Trung y khác nhau trong đó Trung y trị bệnh đa số làm việc trong không gian vi quan còn Tây y làm việc trên bề mặt không gian này. Trung y dùng thuốc thì đại bộ phận là đụng chạm tới không gian vi quan, và từ đó điều chỉnh thân thể và như vậy sẽ trị bệnh triệt để.
Có nhiều đứa trẻ sợ đêm tối, ban ngày thì ngủ, tối đến thì khóc, thật là âm dương điên đảo. Có một cách trị bệnh đơn giản là dùng nước luộc vàng. Nước đã luộc qua vàng sẽ biến thành rất “nặng” là “nước thuần dương” thì có thể làm trẻ con bình tĩnh. Theo lý luận của vật lý hiện đại thì vàng không thể dung hợp với nước, nếu đem đi kiểm tra hóa nghiệm thì trong nước không có thành phần nguyên tố vàng trong không gian chúng ta. Vậy vì sao nước đã luộc vàng lại có đặc tính khác? Sự tồn tại của vật chất không chỉ ở không gian mà chúng ta có thể nhìn thấy. Vàng và nước cho đến các loại vật chất khác đều tồn tại ở nhiều không gian thời gian khác, và chúng có tính tương thông. Vàng và nước tại không gian bề mặt này là không tương dung[hòa lẫn, hòa tan] với nhau nhưng tại một không gian sâu thì tương hỗ và thấm qua lại, do vậy nước đã luộc qua vàng và nước thông thường không phải cùng một loại.
Với ví dụ trên thì hai loại vật chất, bên này thì không tương dung mà bên kia thì tương dung, ngược lại, cũng có bên này tương dung mà bên kia không tương dung. Có loại bệnh như bị tả, đây là dạng nửa khô nửa ướt, có một cách hữu hiệu là lấy nước giếng, đem một nửa đi đun rồi đổ vào nửa còn lại. Nước dạng này là nước nửa khô nửa ướt, có thể trị bệnh nửa khô nửa ướt kiểu như tả. (Trên thực tế phương pháp này tạo ra nước nửa âm nửa dương có thể trị rất nhiều bệnh có hình thức bán âm bán dương).
Điều này nói rõ dạng nước hỗn hợp bên trên và nước đem đun cả rồi chờ nó giảm nhiệt độ là hai loại vật chất khác nhau. Nước bình thường[nước sông, suối, giếng, ao, hồ…] và nước đã đun là khác nhau, tại không gian có thể nhìn thấy này thì hai loại nước có thể dung hợp với nhau, nhưng tại một không gian sâu hơn thì chúng bị cách ly và không thể dung hợp. Cũng là nói rằng nước dạng hỗn hợp trên là dạng “xen lẫn” của hai loại vật chất.
Kinh lạc cho đến Huyệt vị đều không tồn tại nơi không gian mà có thể nhìn thấy bằng đôi mắt thịt của chúng ta.
Những ví dụ trong sinh hoạt thường nhật thì tùy lúc là có thể thấy. Ví dụ như trong lúc nấu canh thì thêm chút nước vào, lại nấu thì không ra canh lúc đầu và kết quả chính là làm “xen lẫn” cứng hóa của canh.
Nhìn theo quan điểm vật lý phương Tây thì đúng là không nói được gì. Theo lý luận khoa học thì sau khi tăng nhiệt độ cho nước thì cũng chính là vận động của phân tử nước nhanh hơn chút, và làm nước lạnh xuống cũng chính là làm phân tử nước “yên tĩnh” hơn. Và khi cho hai loại nước này có nhiệt độ ngang nhau, vận động như nhau thì hai loại nước này cũng chính là một. Đây chính là phương pháp nhận thức vấn đề mà cơ sở lí luận của nó là chỉ có một không gian. Việc này cũng tương đương với việc nhìn bóng của một người và xem như người đó, thực sự là khó nhìn thấy được chân thực.
Vật chất tồn tại ở rất nhiều không gian, thân thể chúng ta cũng tồn tại ở rất nhiều không gian, thân thể trong các không gian khác nhau là liên kết và tương hỗ với nhau. Trong Trung y thì khái niệm lạnh, mát và hàn[rét] là miêu tả trạng thái ở các không gian khác nhau, còn khái niệm lạnh và nhiệt trong vật lý học hiện đại thì sai khác rất nhiều.
Trong Trung y bệnh phân thành lạnh nóng, thuốc cũng phân thành mát và nóng. Thuốc có tính mát trong Trung y không phải khái niệm bề mặt ở không gian chúng ta. Băng cũng lạnh, chạm vào bề mặt là cảm thấy nhưng thuốc có tính mát như hạt ngọc trai chẳng hạn thì không hề lạnh, và không lạnh kiểu như băng, mà “lạnh” ở một không gian sâu và Trung y dùng từ “mát” để miêu tả. Lúc người bệnh trong thì nóng mà ngoài thì lạnh thì thuốc uống là thuốc mát và nóng ngoài và trong lạnh ngoài nóng thì thuốc uống là thuốc có tính nóng mà mát bên ngoài, và tương ứng còn có thuốc nóng ngoài nóng, thuốc mát ngoài lạnh. Cũng chính là làm thuốc tương ứng với các trạng thái ở các không gian khác nhau.
Trung y dùng chữ “hàn”[lạnh nhưng có phần rét] để so sánh sâu hơn một tầng. Núi băng nghìn năm khi đào lên có một thứ ngọc gọi là hàn ngọc, cầm trên tay thì không có cảm giác như băng, cũng không làm lạnh da, nhưng cầm lâu thì liền cảm thấy lạnh thấu xương thấu tâm. Trong quá khứ khi một người tạ thế thì tại miệng của người đó đặt một viên hàn ngọc và nó có thể bảo tồn thi hài rất lâu mà không phải như dùng biện pháp làm lạnh[ướp xác]. Mức độ của “hàn” này thì không phải là tính mát của thuốc mát mà có thể sánh được, nó chính là sâu hơn một tầng không gian, hoặc có thể nói đó là trạng thái ở không gian vi quan hơn.
Văn hóa truyền thống của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền[Thần truyền cho con người], hiểu biết về sinh mệnh vượt xa nhận thức của khoa học chứng thực ngày nay. Trung y truyền thống chính là một bộ phận tinh túy mà rất nhiều điển tịch và đại y học gia đều lấy công năng để làm việc những việc phi thường cho con người.
Nguồn: Xinsheng.net