Mở lòng trợ dân cứu đói, 9 quỷ trong nhà cuốn gói ra đi
Không đành lòng nhìn dân chúng đói khổ cùng quẫn bởi thiên tai bão lũ, phú ông bán cả sản nghiệp cứu trợ khắp vùng, bởi công đức to lớn đó, 9 con quỷ được an bài tới nhà ông đòi nợ do tổ tông truyền lại đã phải cuốn gói ra đi. Sự việc diễn biến như thế nào? mời mọi người cùng theo dõi.
Bán cả sản nghiệp cứu đói cho dân, vì sao phú ông vẫn gặp hoạ mất 9 người con?
Từ cổ chí kim, mối gắn kết giữa cha mẹ và con cái đã trở thành bản năng của con người. Cha mẹ nào cũng đều coi con cái như vật báu, như huyết mạch của mình. Khi con cái gặp khó khăn hay cực khổ, cha mẹ cũng cảm giác như bản thân cũng đau đớn như đứt từng khúc ruột. Thậm chí dù là mất mạng họ cũng nguyện đổi mạng mình để chịu tội khổ cho con, chỉ mong con được bình an hạnh phúc.
Từ góc độ người làm cha làm mẹ, chúng ta luôn hy vọng con mình sẽ thông minh nhanh nhẹn, khỏe mạnh, khôn lớn trưởng thành, sau này có thể học hành thành tài, rạng danh cho tổ tiên. Nếu tố chất của con không tốt lắm, hoặc thể trạng yếu, cha mẹ sẽ tìm đủ mọi cách cải thiện. Ví dụ như mời thầy, tìm danh y giỏi để giúp con khỏe mạnh thành đạt ở mức tốt nhất có thể. Từ xưa tới nay tấm lòng yêu thương của cha mẹ đối với con cái luôn là như vậy.
Vào thời nhà Thanh, ông nội của Văn Giản Công Vương ở vùng Lưỡng Hồ là một người giàu có nổi tiếng trong vùng. Mỗ Ông là một người cởi mở nhiệt tình, ham làm việc nghĩa hành thiện giúp người. Sau khi kết hôn vợ ông sinh liền cho ông chín người con trai. Tuy nhiên chín người con trai tố chất ngu dốt đần độn, khó dạy dỗ chỉ bảo. Khi thấy con có những biểu hiện khó giáo dưỡng, khó có thể thành tài ước vọng: “Cá chép hóa rồng” mà ông kỳ vọng cũng theo đó mà tan biến. Ông chỉ còn biết thở dài lắc đầu bất lực.
Vào thời Càn Long, một năm nọ trời liên tục mưa bão, khắp nơi trong vùng mất mùa liên miên, nạn đói hoành hành. Dân chúng đói khát cùng cực, nhất là người già, trẻ nhỏ và những người thể lực yếu càng không chịu nổi, khắp nơi dân chúng kêu khóc lầm than.