Tân Sinh

Âm thanh của Đức mới gọi là Nhạc

Tác gỉa: Vũ Tường

“Nhạc ký” viết: “Là Đức, là ngay thẳng trung chính của tính vậy; Nhạc, là sự rực rỡ của Đức vậy”. Câu nói trên là nói về đức tính trong nội hàm căn bản của nhân tính, âm nhạc là ánh sáng bộc lộ ra bên ngoài của Đức tính. Nhạc bao gồm tu thân dưỡng tính, giáo hóa thiên hạ, thông với Đức của thần minh, hợp với ý nghĩa của trời đất. Người xưa lấy Nhạc tu thân, lấy Nhạc cúng bái trời đất, là sự kết tinh trong Nhạc mà bắt nguồn từ văn hóa truyền thống bao gồm ba trường phái lớn là : Nho giáo , Thích gíao, Đạo gia hàm chứa văn hóa phong phú. Đạo pháp tự nhiên, với trời đất  mà hợp Đức. Nói về mong muốn “trung” “chính” “bình” “hòa”; lấy Thiện mà cảm hóa; Thiên Nhân hợp nhất; “lấy Tâm của mình mà hội với cái Thần của vật, đạt được đạo của trời đất”.

Liên quan đến khởi nguyên của Nhạc, “Nhạc ký” viết:

Nói chung “Âm” là sinh từ cảm xúc trực quan của tâm người mà “Nhạc” chính là liên thông với luân thường. Chủng loại âm nhạc có rất nhiều, và có nhiều tầng thứ, nhưng chỉ có chủng loại mà hợp với Đạo mới có thể gọi là Nhạc, cũng là xác thực nói: “Âm thanh của Đức mới gọi là Nhạc”. Âm nhạc ở tầng thứ cao là thể hiện của đạo trời, làm cho con người đồng thời hưởng thụ âm nhạc và khai sáng đạo đức. Hàm dưỡng tâm tính và cũng là cánh cửa tiến vào Đạo; Âm nhạc thấp kém sẽ ngược với nguyên tắc đạo trời, làm cho ý chí của người nghe đổ vỡ hoặc ngang ngược, rồi rơi rớt, suy sụp. Sở dĩ “Nhạc kí” nói: “Quân tử nghe Nhạc mà được Đạo, tiểu nhân nghe Nhạc mà khởi dục vọng. Lấy Đạo khắc chế dục vọng, thì chính là vui vẻ mà không loạn; lấy dục vọng mà quên mất Đạo, chính là mê loạn mà không vui vẻ”; “Chỉ có quân tử mới có thể hiểu Nhạc.”

Chủ trương âm nhạc nên có ích cho việc giáo hóa con người, mà không phải là kích thích các cảm quan của con người. Do đó, với âm nhạc cần có tuyển lựa, và chỉ có quân tử mới có thể hiểu được Nhạc một cách chân chính.

Nhạc có trang bị chức năng giáo hóa xã hội. Nhạc sở dĩ có thể dạy là vì hình thức cuối cùng của Nhạc là niềm vui của nhân dân. Nhạc có âm điệu, có tiết tấu, có sức cảm nhiễm mạnh, nghe âm thanh mà tâm cuốn theo, thấm vào vật mà không có dấu hiệu gì; “Thiện với con người, cảm hóa con người sâu sắc”;”đủ để cảm động Thiện tâm của người mà làm vậy”. Thánh nhân xưa của Hoa Hạ[Trung Quốc cổ] rất xem trọng giáo hóa nhân tâm và vì thế chú trọng phi thường đến âm nhạc và dùng Nhạc để Thiện hóa dân chúng. Tại Trung Quốc cổ đại, hệ thống trời người đều là điểm xuất phát của lí luận và cũng là điểm quy về. Thánh nhân có Đức và còn hành Đức, Nhạc thể hiện rõ ràng truy cầu chân lý với đạo trời, thể ngộ cùng và đối với Đạo Đức và chính nghĩa hết sức rõ ràng.

“Nhạc” trên nghĩa rộng ở thời đại xưa không chỉ là âm nhạc đơn thuần, mà còn là thơ, nhạc, múa. Ba bộ phận ấy cùng gọi chung là Nhạc. Thánh Nhân làm Nhạc là kính trời, trong lễ nghĩa Nhạc trở thành cây cầu, dải lụa câu thông giữa người với trời đất thần minh. Và điều đó đã trở thành một dạng quy phạm nhã Nhạc trong Trung Quốc cổ đại. ” Dịch Thư” viết:”Tiên Vương lấy Nhạc mà trọng Đức, dâng lên Thượng Đế, tổ tiên”. Như Nhạc của Hoàng Đế có ” Hàm Trì”; Nhạc của vua Chuyên Húc có “Thừa Vân”; Nhạc của vua Nghiêu có “Đại Chương”; Nhạc của vua Thuấn có “Thiều Nhạc”.

Người ta nghe âm thanh, đôi mắt uy nghi mà lễ, hành vi kính trọng, lời nói một khi nói ra là nhân nghĩa, những thứ tà vạy không xâm nhập được, làm trong đầu não là khoan thứ là rộng rãi. Vì thế mà hiền nhân xưa làm ra Lễ, Nhạc vì mục đích đó chứ không phải đưa dục vọng nhét đầy tai, mắt, miệng, bụng người ta, và giáo hóa con người phân biệt rõ “thật  với giả”, “chân thực với hư vọng”, trở về với thiên lý, chính đạo. Làm mọi người kính ái, cảm động thần minh; Lúc thánh nhân sử dụng Lễ Nhạc, thì thiên địa thần minh đều giúp dạy dỗ, trời đất vui vẻ hài hòa, vạn vật vui vẻ hướng tới phồn thịnh, đạt đến cảnh giới người thần tương hòa. Đây cũng là chủ ý tinh thần của Nhạc. Vì thế mới nói” Đạo lý của Nhạc rất uyên thâm vậy”.

Khổng tử đặc biệt xem trọng việc thực thi hàm nghĩa đạo đức của âm nhạc. Ông nhìn nhận rằng tính tư tưởng và tính nghệ thuật của âm nhạc là “Thiện” và “Mỹ”. Khổng tử lúc xem “Thiều Nhạc” đã tán thán rằng: “tận Mỹ thay, cũng tận Thiện vậy” và cũng làm ông “3 tháng không biết đến thịt”. Sau này “Tận Thiện Tận Mỹ” không chỉ trở thành một câu thành ngữ, mà còn trở thành tiêu chuẩn thống nhất hoàn mỹ cho việc bình luận hình thức và nội dung của tác phẩm nghệ thuật trong lịch sử Mỹ học. Phàm là người Nhân Đức hành Thiện, biểu hiện bình hòa trung dung là Mỹ, cảnh giới và đạo của thánh hiền, đạo đức luân lý, hàm chứa và xoay quanh Mỹ khiến cho đạo đức thẩm thấu vào âm nhạc. ” Mỹ” và “Thiện” lên cảnh giới càng cao thì càng hợp thành một. Nội dung của “Thiện” với hình thức của “Mỹ”  càng không thể phân biệt được. Khổng tử chỉnh lý “Kinh Thi” cũng đem làm cầm ca. “350 thiên huyền cầm cũng đều là mong cầu hợp âm của “Thiều”, “Vũ”,”Nhã”,”Tụng””.

Tử Hạ nói về sự khác biệt giữa nhã nhạc và thứ nhạc chìm đắm. Ngụy Văn Hầu hỏi Tử Hạ:”Nhạc xưa và nay có bất đồng gì?” Tử Hạ hồi đáp:”Cổ nhạc là nhã nhạc mà Hoàng Đế, Ngiêu, Thuấn, thánh hiền tương truyền tới nay. Tiết tấu bình hòa mà trang trọng. Phong phú mà có ngụ ý bên trong. Thanh nhạc hài hòa, khí thế thì khoan thai rộng lớn, Huyền Bào Sinh Hoàng[các loại nhạc cụ xưa] đều theo Huyền rồi hòa cùng tiếng trống mà tiết chế, lấy nhịp bắt đầu của trống, lấy tiếng Nạo vàng mà kết thúc, múa thì nhanh đẹp mà nhã nhặn không dung tục. Trong Kinh Thi có nói: ” Túc Tĩnh Ninh Định là Đức của Âm, Đức ấy có thể chiếu sáng 4 phương. Có thề từ hòa thuyết phục mọi người chọn Thiện mà theo”. Cái gọi là nhạc nay, tuy nhiều nhưng chỉ có thể nói là thứ nhạc chìm đắm. Lúc biểu diễn thì hàng ngũ tạp loạn, âm thanh thì xấu xí mà chìm đắm trống rỗng, biểu hiện đầy các loại dục vọng điên cuồng. Không có chút gì là nội hàm tư tưởng, hoàn toàn ngược với Đức, không thể gọi là Nhạc được.”

Sư Khoáng cấm thứ âm nhạc chìm đắm ấy. Thời Xuân Thu Sư Khoáng nước Tấn được hậu nhân xưng là “Thánh Nhạc”. Một lần, phủ Linh Công cho vào hỏi han, rồi sai Sư Quyên diễn tấu một khúc nhạc. Vừa mới diễn tấu, Sư Khoáng quên lễ nghi mà vội vàng nói: “Ngừng ngay lại! Đây là khúc “thanh thương”, nhạc của nhà Thương, nhà Trụ triều ca lạm khúc mạn bắc, là âm nhạc không tốt. Âm nhạc là bao chứa của Đức đang chảy, hại Đức bằng thứ nhạc chìm đắm đó vạn lần không được đánh!” Tần Bình Công nói: “Vậy ông hãy diễn tấu một khúc tốt lành đi”. Sư Khoáng liền diễn tấu “Thanh Chinh” thăm thẳm và cuồn cuộn, như đàn hạc tung cánh bay múa. Sau này người ta thường dùng “Huyền Hạc giáng vân” để hình dung sự mỹ diệu của âm nhạc. Sư Khoáng còn sáng tác “Dương Xuân”, “Bạch Tuyết” thanh cao cách tuyệt, cao khúc nhã nhạc, biểu đạt chí hướng cao khiết của người quân tử.

Nghe nhạc mà biết Đức, nghe nhạc mà biết phong tục. Thời Xuân Thu Quý Trát từ  nước Ngô tới nước Lỗ thưởng thức lễ nhạc của nhà Chu. Lúc diễn xuất thì ông không biết tên của tiết mục nhưng ông có thể tâm lĩnh thần hội và phân biệt 15 phong tục các nước. Hiểu thấu bên trong sự giáo hóa của lễ nhạc, sự sâu sắc và ẩn chứa trong đó. Như lúc diễn tấu “Tề Phong”, Quý Trát nói : “Chân Mỹ!, rực rỡ quá! Đây là luật biểu của Đông Hải, đại khái là Khương Thái Công? Đất nước của ông tiền đồ không thể hạn lượng.” Lúc diễn tấu ” Đại Nhã” ông nói:”Rộng rãi khoan thai vậy! Thanh âm hài hòa biết bao nhiêu. Khúc chiết chậm rãi mà cương kiện chính trực, đại khái là tiết tháo của Văn Vương?” Tâm chí của trời đất chính là thể hiện trong “Thiều Nhạc”. Quí Trát lúc thưởng thức “Thiều Nhạc” ta thán:”Hoàn Mỹ thay, rộng lớn vô biên giống như trời cao che phủ khắp chốn, giống như mặt đất dung chứa tất cả. Đây là thịnh Đức của trời cao chăng?”

Nội dung, nội hàm của âm nhạc là chủ yếu. Đạo đức tu dưỡng của người diễn tấu là trọng yếu. Từ cổ đến nay các nhà âm nhạc kiệt xuất không chỉ âm nhạc đạt đến trình độ cao thâm, mà còn phẩm hạnh cao khiết. Thời Xuân Thu, Sư Văn lúc học đàn của Sư Tương thì mỗi ngày đều thanh tâm thể ngộ , đạt đến ý cảnh của âm nhạc, tu dưỡng để không ngừng hoàn thiện. Không lâu sau, ông bắt đầu diễn tấu, đầu tiên ông tấu Thương Huyền kim âm, phát ra là Nam Lã âm luật(luật tháng tám), chỉ thấy thanh âm của đàn như lướt nhẹ qua mặt một làn gió thu mát, cây cối muốn kết trái. Từ hoàng kim thu hoạch thu sắc này, ông lại gảy lên những âm mộc góc đàn, phát ra luật giáp chung nhạc(luật tháng 2), giống như có làn gió xuân chầm chậm thổi qua, cây cỏ nảy mầm non. Tiếp tục lại tấu đàn vũ âm nước, là luật hoàng chung nhạc(luật tháng 11), lại khiến người ta cảm thấy sương tuyết đang tung bay, sông suối đóng băng. Rồi dừng lại, ông gõ âm hỏa chinh huyền, là thuộc về Nhuy Tân luật(luật tháng 5), khiến người nghe phảng phất như thấy mặt trời đổ lửa, băng tuyết tan chảy. Cuối cùng, Sư Văn lại tấu doanh huyền tổng quát từ trên 4 chủng âm luật, khoảnh khắc như ngưng đọng rồi cảm thấy 4 lượt. Có gió nam thổi nhẹ, mây trắng cuộn cuộn, mưa từ trên trời đổ xuống, dòng suối trong len lỏi. Cái cao siêu của âm nhạc nghệ thuật chính là chỗ đó mà không phải ở đàn. Cái chí đó mà không ở thanh âm. Đó là “được tâm thì tay động”. Dùng tâm chính, niệm chính có thể đạt đến ninh tĩnh chí viễn, tâm thân hòa làm một với cảnh giới trời đất tương hòa.

Các thành phần tri thức trong Trung Quốc cổ đại có niềm vui với truyền thống âm nhạc. Có truyền thuyết rằng thời Xuân Thu có Bá Nha đánh đàn cho Chung Tử Kỳ nghe: Bá Nha vỗ đàn, tâm ý đặt tại núi cao. Chung Tử Kỳ tán thán rằng: ” Đẹp thay rộng lớn như chí ở núi cao”; Tâm ý đặt trong dòng nước chảy. Chung Tử Kỳ tán thán rằng:” Đẹp thay cuồn cuộn như ý ở nước chảy”. Khúc nhạc “Cao Sơn Lưu Thủy” cũng từ đó mà lưu truyền hậu thế. Sau Tây Hán, văn minh lễ nhạc trở thành hạch tâm của văn hóa nhà Nho. Lễ nhạc một khắc không rời của người quân tử. “Kẻ sỹ không chốn dung thân cũng không bỏ đàn”. Thời Tam Quốc Kê Khang tả: ” Mắt đưa chim Hồng, tay vung 5 đàn. cúi đầu rồi ngẩng đầu, tâm trôi trong Thái Huyền”. Biểu đạt được cảnh giới siêu nhiên –truy cầu đạo. Thơ của Bạch Cư Dị trong bài “Cầm đàn đãi nguyệt”: Ngọc chẩn trong gió đã lâu, sóng vàng xuất mây mù bay. Âm u và thanh sáng, duy có tâm ta biết”. Đoạn thơ trên miêu tả con người và tự nhiên dung hòa làm một, biểu đạt một loại ý cảnh “vật ngã tương tri, thiên nhân hợp nhất”[ta và vật biết lẫn nhau, người và trời hòa làm một].

Ý cảnh và cảnh giới của nghệ thuật là khiến tư tưởng của con người cảm nhận mà sản sinh đồng thanh. lấy tiêu chuẩn đạo đức và quan niệm thẩm mỹ đúng đắn để lĩnh hội nội hàm và nói rõ triết lý nhân sinh sâu sắc cho đến ý nghĩa của vũ trụ ở các cảnh giới ngày càng cao hơn. Và từ đó mà lĩnh hội đối với đạo trời mà đạt được sự trường tồn, bền bỉ. Nghệ thuật chân chính vốn là sự vĩ đại từ văn hóa do thần truyền cấp cho con người.

Nhạc đã từng tại Thần Châu trong văn minh Hoa Hạ đặc biệt xuất sắc, đã vài lần gần như mất đi. Dù trong trào lưu xã hội cung cầu ngày nay nhưng đoàn nghệ thuật Thần Vận với âm nhạc và vũ đạo tuyệt mỹ đã tái hiện sự huy hoàng của văn minh thần truyền 5 ngìn năm, văn hóa truyền thống “Trung” , “Hiếu” , “Nhân”, “Nghĩa”, “Trung”, “Chính”, “Hòa”, “Nhã”, “Mỹ”, “Thiện” và biểu hiện trọn vẹn, đem lại cho mọi người ý cảnh cao thượng của” Âm thanh của Đức mới gọi là Nhạc”, khiến người người khen ngợi. Thần Vận phục hưng giá trị truyền thống, khiến người ta quan tâm đến chuyện xưa và khai đạo. Cổ vũ cho nhân tâm, tạo lực lượng cho hiểu biết lương tri, hồi quy bản tính của mình. Nhạc của Thần Vận chính là thể hiện của đạo trời, hướng người ta vào Chân, Thiện, Nhẫn. Cho mọi người ánh sáng hy vọng, cho người ta cảm thụ được sự bác đại tinh thâm của văn hóa truyền thống, hiểu được ” Thiên Nhân hợp nhất”, thuận theo thiên lý, chọn lựa chính nghĩa và lương thiện.