Tân Sinh

Ấn Độ phơi bày vũ khí ‘man rợ’ mà binh sĩ Trung Quốc sử dụng trong xung đột đẫm máu

Vào ngày 15/6, Trung Quốc và Ấn Độ đã có cuộc đối đầu tại khu vực biên giới ở Thung lũng Galwan, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Nguyên nhân gây tử vong được tiết lộ là do một loại độn khí “dã man” của phía Trung Quốc, hoặc bị lạnh cóng đến chết sau khi bị thương… Hiện nay, một số binh sĩ Ấn Độ vẫn còn đang mất tích.

Ngày 18/6, BBC đã có được một bức ảnh do một quan chức quân sự cao cấp của Ấn Độ từ biên giới Trung-Ấn cung cấp: thanh sắt bó kèm với lượng lớn đinh. Được biết, đây có thể là “vũ khí” được binh lính Trung Quốc sử dụng trong cuộc xung đột này.

Ông Ajai Shukla, một nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ, người đầu tiên đã tweet và tiết lộ bức ảnh, nói rằng việc sử dụng vũ khí này là “man rợ”.

BBC News (World)

@BBCWorld

 

Image appears to show nail-studded rods used in India-China brawl https://bbc.in/2ADuQuT 

Image appears to show India-China clash weapons

A picture shared widely on social media in India purportedly shows nail-studded rods used by Chinese.

bbc.com

474 people are talking about this
 
 

Bức ảnh này được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng người dùng Twitter Ấn Độ, khiến người dân vô cùng phẫn nộ.

Trong cuộc xung đột này, cả hai bên đều không dùng súng. Điều này có thể bắt nguồn từ một thỏa thuận đạt được năm 1996 giữa hai bên về việc cấm sử dụng súng và chất nổ dọc biên giới tranh chấp để ngăn chặn sự leo thang xung đột.

Hiện chưa rõ những người lính Ấn Độ đã mất mạng như thế nào. Được biết, một số binh sĩ Ấn Độ vẫn đang mất tích.

Tạp chí Wall Street Journal đưa tin rằng một sĩ quan quân đội cấp cao cho biết một số binh sĩ Ấn Độ đã bị lính Trung Quốc đánh đến chết bằng những thanh gậy sắt bọc đinh. Ông cũng nói rằng sau khi 17 binh sĩ Ấn Độ bị thương trong vụ ẩu đả, cuối cùng họ có thể bị chết cóng trong đêm lạnh lẽo trên cao nguyên.

Theo tin truyền thông, quân đội hai nước đã đụng độ tại một sườn núi dốc ở độ cao gần 4.267 mét so với mực nước biển. Trong trận chiến, một số binh sĩ rơi xuống vùng nước chảy xiết với nhiệt độ nước dưới 0 độ C của sông Galwan.

AFP và các kênh truyền thông nước ngoài khác cũng đã trích dẫn các nguồn tin nói rằng ít nhất ba trong số binh sĩ Ấn Độ đã bị đập đến chết bằng đá.

Một quan chức quân sự cấp cao của Ấn Độ nói với BBC rằng quân đội Trung Quốc dường như đã được trang bị tốt. Tờ New Indian Express của truyền thông Ấn Độ dẫn lời một nguồn tin nói rằng binh lính Trung Quốc “mặc đồ chống bạo loạn, đội mũ bảo hiểm và có khiên chắn”.

Trong lúc ẩu đả, một chỉ huy người Ấn Độ đã bị rơi từ sườn núi dốc xuống hẻm núi và tử vong

Xảy ra thương vong lần đầu tiên sau hơn 40 năm

Trong những tuần gần đây, hai bên đã liên tục xảy ra tranh cãi về vùng biên giới tranh chấp, nhưng cuộc xung đột hôm 15/6 là lần đầu tiên xảy ra thương vong trong ít nhất 45 năm qua. Theo kênh truyền thông Ấn Độ đưa tin, có ít nhất 40 binh sĩ của Trung Quốc đã thiệt mạng, nhưng Trung Quốc chưa công bố bất kỳ thông tin nào về con số thương vong.

Hôm 17/6, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng họ có “chủ quyền đối với Thung lũng Galwan”. Ấn Độ sau đó đã bác bỏ tuyên bố này và nói rằng cách nói này “cường điệu và không thể chấp nhận được”.

Sau cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, chính phủ Ấn Độ đã ra tuyên bố rằng quân đội ĐCSTQ đã có ý đồ xây dựng công trình tại tuyến Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở phía Ấn Độ để kiểm soát Galwan. 

Tuyên bố này cáo buộc ĐCSTQ đã có “các hành động lên kế hoạch và tính toán trước. Họ cần phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho bạo lực và thương vong xảy ra”, và thúc giục ĐCSTQ “có biện pháp sửa chữa sai lầm”.

 

Theo Epoch Times