Vạn vật trong đất trời đều có liên hệ với nhau, vì vậy khi xuất hiện một số chuyện lớn, thực ra đều có nguyên nhân ẩn giấu đằng sau. Vì thế trước khi đại sự xảy ra, nhất định sẽ xuất hiện điềm báo.
Khi xuất hiện một số đại sự, thực ra đều có nguyên nhân ẩn giấu đằng sau. (Ảnh: Pinterest)
Cổ nhân cho rằng giữa Trời và con người là có thể cảm ứng, tác động qua lại lẫn nhau và gọi đó là “Thiên nhân cảm ứng”, “Thiên nhân hợp nhất”. Dựa vào loại cảm ứng này, con người có thể nhìn sự biến hóa của thiên tượng mà đoán biết trước được nhân loại sắp gặp phải chuyện gì.
Trải qua rất nhiều những lần thực tế, người xưa phát hiện ra rằng, nếu con người thuận Đạo Trời mà hành xử thì Trời liền hiện ra những điều may mắn, cát tường. Khi ấy, mưa thuận gió hòa, mùa màng sẽ bội thu và đất nước thái bình, người dân sống an định.
Trái lại, nếu con người làm ra những việc nghịch Đạo Trời, phạm phải việc xấu thì Trời sẽ giáng xuống những điềm xấu, những hiện tượng kỳ dị. Khi ấy, thời tiết sẽ khô cằn, hạn hán hoặc lũ lụt, thiên tai, đất nước xảy ra binh biến, người dân sống trong loạn lạc, lầm than. Dưới đây là một vài ví dụ như thế.
Ba năm sau khi Vương Mãng lập nên nhà Tân, một hôm tại mảnh đất Trì Dương phát hiện thấy người lùn, bọn họ chỉ cao hơn một thước. Có người cưỡi ngựa, có người đi bộ, việc gì bọn họ cũng có thể làm được.
Tuy nhiên ba ngày sau, những người này đột nhiên biến mất, Vương Mãng vô cùng chán ghét những người lùn này. Tuy nhiên, từ đó về sau nạn cướp bóc nổi lên khắp nơi, hơn nữa tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng. Cuối cùng Vương Mãng bị giết.
Năm đầu Hoàng Long thời Tam Quốc, thủ phủ của Đông Ngô bắt đầu được xây dựng tại Vũ Xương. Lúc đó các vùng xung quanh cống cho một con chim Bối Minh, hình dáng giống như tiên hạc. Khi nó ngủ sẽ quay lưng lại chỗ sáng, thông thường nó hay xây tổ về hướng Bắc.
Thịt của chim nhiều, lông lại ít, tiếng hót của nó thì thay đổi thất thường. Nếu như nghe thấy âm thanh của những nhạc cụ như chung khánh, kèn, thì nó sẽ dang rộng cánh lắc lư đầu nhảy nhót tung tăng.
Người Đông Ngô gọi con chim này là chim Bối Vong. Rất nhiều người Trung Quốc đều cho rằng đây là đại yêu, họ cho rằng không tới 100 năm nữa, sẽ xảy ra những chuyện loạn lạc tạo phản, lưu vong, bách tính sẽ chạy tán loạn khắp nơi, hơn nữa đâu đâu cũng là chốn hoang tàn không có khói lửa. Kết quả quả nhiên xảy ra chuyện như vậy. Còn con chim đó không biết đã bay đi đâu mất.
Nếu con người làm ra những việc nghịch Đạo Trời, phạm phải việc xấu thì Trời sẽ giáng xuống những điềm xấu, những hiện tượng kỳ dị. (Ảnh: Wallpaper)
Năm Thái Khang thứ bảy thời Tấn Vũ Đế, dưới bàn thờ cúng tế xuất hiện một con chó trắng, cao ba thước, lông sáng sủa sạch sẽ. Bình thường hay nằm ở bên cạnh bàn thờ, khi thấy có người đến thì sẽ bỏ đi. Một lần, Kỵ đốc Vương Uyển cưỡi tuấn mã đuổi theo con chó trắng này, nhưng dù con chó chạy chậm đến đâu, ngựa cũng không thể đuổi kịp. Nếu dùng cung tên, thì con chó lại trốn mất. Vương Uyển đuổi không được đành quay về.
Điều này biểu thị rằng con chó không thể trông coi được bàn thờ nữa, về sau quả nhiên xảy ra chiến loạn. Ngoài ra, dưới thời Vũ Đế, ở U Châu có một con chó có thể dùng mũi để đi được hơn 300 bước. Điều này có nghĩa rằng Vũ Đế không nghe theo lời của Hòa Kiệu mà lập Huệ Đế, kết quả là rơi vào bước đường suy bại hỗn loạn.
Trong những năm Thái An thời Tấn Huệ Đế, con trâu mà Trương Sính ở quận Giang Hạ hay cưỡi lại có thể mở miệng ra nói. Trâu nói: “Thiên hạ loạn thì cứ cưỡi tôi”. Trương Sính nghe xong hoảng hốt vội vã về nhà. Sau khi trở về nhà, con chó của nhà Trương Sính lại nói: “Sao lại trở về sớm như vậy?”.
Chẳng lâu sau trâu đứng thẳng tắp đi như người. Trương Sính thấy tình cảnh đó nói: “Xem ra thiên hạ sắp đại loạn rồi”. Năm đó quả nhiên Trương Xương làm loạn, mưu đồ xâm chiếm Giang Hạ, bách tính Giang Hạ tiến cử Trương Sính làm chủ soái. Vì lúc đó thiên hạ đại loạn, cả nhà Trương Sính đều bị giết.
Những năm Vĩnh Gia thời Tấn Hoài Đế, một người ở Gia Hưng có một con chó, tên là A Vĩnh. Lúc đó thiên hạ loạn lạc khó khăn, con chó lúc trước rất khỏe mạnh, nhưng bây giờ vì thường xuyên không đủ ăn, đói đến nỗi không thể đi được nữa, nếu có đi được thì cũng như sắp ngã.
Một hôm, chủ nhân nói với con chó: “A Vĩnh, nói chuyện đi ta cho ngươi thịt để ăn”. Con chó bỗng nhiên nói: “Người trong thiên hạ đều vì đói mà chết”. Sau đó nó nói liên hồi, mọi người xung quanh nghe được đều sợ hãi bỏ chạy. Sau đó Hoài Đế cũng chết.
Đầu năm Vĩnh Gia, Đông Doanh Công triều Tấn trấn thủ Nghiệp thành. Lúc đó tuyết rơi nặng hạt, nhưng một chỗ cách hơn mười bước chân trước cửa lại không có giọt nước nào. Đông Doanh Công cảm thấy rất kỳ lạ, bèn dùng xẻng đào chỗ đó lên, kết quả là đào được một con ngựa làm bằng ngọc.
Con ngựa cao hơn một thước, nhưng lại không có răng. Đông Doanh Công cho rằng người họ Mã lúc đó rất nhiều, nên con ngựa này đại diện cho quốc tính, là vật may mắn. Nhưng có người lại nói ngựa không có răng thì không thể ăn được. Không lâu sau, triều Tấn xảy ra đại loạn.
Tuệ Tâm (Theo Secretchina)