Tân Sinh

Hành Thiện tất có phúc(2)

Khuyên can vua và vì dân tạo phúc

Thái Vũ Đếtừng cho gọi Cao Doãn vào triều thảo luận việc chính sự. Cao Doãn có lời nói và suy nghĩ rất được Thái Vũ Đế trân trọng và hân thưởng. Hoàng đế hỏi Cao Doãn rằng: “Việc chính sự có hàng ngìn vạn điểm tiếp cận, vậy cái nào là trọng yếu?” . Thời ấy, triều đình nhà Ngụy đa phần cấm cầy cấy mà kinh thành thì du dân nhiều. Cao Doãn lấy vấn đề này ra nói: ” Lúc thần còn nhỏ nhà nghèo nên hiểu biết cũng chỉ quanh việc ruộng đồng, xin để thần nói một chút về việc nông. Cổ nhân nói rằng: phạm vi khuân viên một dặm có thể mở 3 khoảnh 70 mẫu, 100 dặm thì 37000 khoảnh. Nếu như nông dân chăm chỉ cầy cấy thì mỗi mẫu có thể tằng thêm 3 đấu lương thực, không chăm chỉ thì mất 3 đấu. Khu vực trăm dặm thêm bớt nếu tính tổng hợp có 2220000 hộc, hơn nữa thiên hạ còn rộng lớn như thế này? Nếu như việc công và việc tư đều có lương thực dự trữ, vậy thì những năm đói kém còn phải ưu tư gì nữa? Thái Vũ Đế rất đẹp lòng với cách nói của ông. Do vậy phế bỏ cấm đoán cày cấy ruộng, toàn bộ đem cho trăm họ.

Cấp sự trung là Quách Thiện Minh tính cách rất cơ mưu khéo léo, đã nghĩ nhiều về việc thể hiện tài năng, khuyên Văn Thành Đế kiến tạo cung điện. Cao Doãn khuyên can nói: “Tôi nghe nói Thái Tổ Đạo Vũ Hoàng Đếbình định xong thiên hạ thì mới sửa sang. Ông ấy nếu có một ngày phải sửa chữa thì nếu không phải mùa vụ nông nhàn, thì tuyệt đối không khởi công. HIện tại công việc kiến quốc đã qua lâu rồi, cung thất cũng đã hoàn bị rồi. Trước cửa điện Vĩnh An hoàn toàn có thể dùng tiếp khách của vạn nước, phòng ở phía Tây ôn hòa cũng có thể dùng để thánh thượng nghỉ ngơi, lầu tím đài cao có thể dùng quan sát khắp nơi. Nếu như muốn tu sửa cung thất cho tráng lệ hơn, cũng nên từ từ chuẩn bị không thể vội vàng muốn hoàn thành. Ước tính chặt gỗ chuyển đất và các công việc phục vụ xung quanh khác cũng tới hơn 2 vạn người, người trưởng thành làm công, già trẻ làm thức ăn nước uống, thì cũng 4 vạn người sau nửa năm mới hoàn thành. Cổ nhân nói: Một người đàn ông không cày thì có một người chịu đói, một phụ nữ không dệt may thì có một người chịu lạnh. Hà huống là hàng vạn người không cày cấy đan dệt cho, họ vốn cần tiêu thụ các dạng các thứ và thực sự là rất nhiều. Cứ như xưa mà luận rồi kiểm chứng hiện nay, tất nhiên là tác dụng tham khảo, hy vọng hoàng thượng suy nghĩ cân nhắc.” Văn Thành Đế đã tiếp nhận ý kiến của ông.

Chính trực thành thật nên miễn được họa diệt tộc, trượng nghĩa giữ lời cứu hàng ngìn người

Năm thứ 11 Thái Bình Chân Quân tức năm 450, Thôi Hạo vì viết “quốc sử” phạm vào việc trào phúng hoàng tộc nên bị giam vào ngục, Cao Doãn ở trung thư tỉnh trực tiếp. Thác Bạt Hoảng sai thị lang đông cung là Ngô Diên Triệu tới Cao Doãn, cho ông lưu ở trong cung. Sang ngày thứ 2, Thác Bạt Hoảng vào triều tấu lên Thái Vũ Đế, lệnh cho Cao Doãn hoạt động bình thường. Đến trước cửa cung, Thác Bạt Hoảng nói với Cao Doãn: “Đi gặp hoàng thượng, tôi để ông đi. Giả như hoàng thượng có gì hỏi ông, ông dựa vào lời tôi mà đối đáp.” Cao Doãn nói: ” Chuyện này là như thế nào?” Thác Bạt Hoảng nói: “Ông đến sẽ biết” rồi cả hai tiến vào cung. Thác Bạt Hoảng nói: “Trung thư thị lang Cao Doãn tự tại trong cung, thần với ông ta qua lại đã nhiều năm, Cao Doãn tính tình tỉ mỉ cẩn thận, thần rất hiểu ông ta. Cao Doãn tuy nhiên với Thôi Hạo là đồng sự nhưng ông ta thân phận nghèo hèn, chỉ có nghe lệnh của Thôi Hạo. Thần thỉnh cầu khoan thứ cho ông ta.” Thái Vũ Đế triệu Cao Doãn vào rồi hỏi: “Quốc sử đều do Thôi Hạo viết phải không? Cao Doãn hồi đáp rằng: “ghi chép về Thái Tổ” tác giả trước là Lang Đặng Uyên viết. “ghi chép về tiên đế” và “ghi chép hiện nay” là thần và Thôi Hạo cùng viết. Nhưng Thôi Hạo có nhiều việc chính sự nên chỉ tu sửa và đính chính mà thôi. Đến cả chú giải thì thần cũng làm phần nhiều hơn là Thôi Hạo. Thái Vũ Đế rất giận nói: “Như thế này thì tội Thôi Hạo vẫn nghiêm trọng làm sao mà chừa đường sống!” Thác Bạt Hoảng nói: “Thiên uy rất trọng, Cao Doãn là thần tử nhỏ bé, chỉ nhất thời mê loạn. Thần trước đây hỏi ông ta, ông ta nói đều là Thôi Hạo viết.” Thái Vũ Đế hỏi: “Thật sự là sao Đông cung Thái tử nói xem?” Cao Doãn nói: “Vi thần tài năng kém, viết sai lầm, xúc phạm thiên uy, tội đáng diệt tộc, hôm nay đã nên chết rồi, quyết không dám hư vọng. Điện hạ, thần đã vì ông ta giảng sách thời gian dài, có tình cảm với thần, vì thần cứu mạng. Nếu hoàng thượng không hỏi thần, thần càng không có lời này nói ra. Đã hỏi xong, thần như thực đối đáp, không dám mê loạn một chút nào.”

Thái Vũ Đế nói với Thác Bạt Hoảng: “Chính trực, đây cũng là chỗ khó của tình cảm con người, mà ngươi có thể chết không thoát, đây chính là càng khó rồi! Ngoài ra lấy sự thật mà đối đãi với vua, chân chính là thần tử trung trinh. Giống người vừa mới nói, trẫm thà bỏ sót một người có tội, cũng nên khoan thứ ngươi.” Cao Doãn càng được miễn tội. Vậy là triệu Thôi Hạo tới trước mặt hoàng đế, cho người cật vấn ông ta. Thôi Hạo sợ hãi không thể đối đáp. Cao Doãn việc việc trình bày, có tình có lý. Lúc đó Thái Vũ Đế cực kỳ phẫn nộ, sai Cao Doãn thảo chiếu thư, từ Thôi Hạo trở xuống, người làm cho đến lính tốt hơn 128 người toàn bộ bị diệt ngũ tộc. Cao Doãn biểu thị hoài nghi mà không soạn chiếu chỉ, Thái Vũ Đế  nhiều lần thúc giục. Cao Doãn thỉnh cầu lại hoàng thượng, sau đó lại soạn chiếu thư. Thái Vũ Đếcho gọi Cao Doãn vào. Cao Doãn nói: “Thôi Hạo vốn có tội, nếu như còn có tội khác thì thần thật không hiểu. Nếu như chỉ là tội này thì còn không đến mức phải giết.” Thái Vũ Đế chấn kinh và giận dữ hạ lệnh cho võ sỹ trói ông lại. Thác Bạt Hoảng lại bái kiến. Thái Vũ Đế nói: “Nếu như không có người này phạm thượng đến ta, thì giờ đã có ngìn người chết rồi.” Thôi Hạo cuối cùng vẫn bị diệt ngũ tộc, những người khác đều chỉ bị trừng trị tội chết mà không liên quan đến họ hàng(cũng chính là thay đổi phán quyết bản thân chết mà không bị tru di ngũ tộc). Tác giả Lang Tông Khâm lúc thụ tử hình nói: “Cao Doãn tâm địa nhân thứ, là thánh nhân rồi!”

Thác Bạt Hoảng khiển trách Cao Doãn: “Làm người nên nắm chắc thời cơ, không cần biết cứ thấy tốt là thu lấy, học thức nhiều mà tốt chỗ nào vậy? Vào lúc đó tôi từ điểm bên cạnh kéo ông ra, ông vì cái gì không thuận theo điểm đó, khiến hoàng đế tức giạn. Hiện giờ tôi khi nghĩ đến tâm vẫn còn sợ hãi.” Cao Doãn nói: “Vi thần vốn là một thư sinh bình thường, vốn không nghĩ đến việc làm quan. Phụng sự triều đình lúc không sáng tỏ, nên vì triều đình cử tiến kẻ sỹ, vì quan thần như nơi phượng đậu, tham gia soạn thảo ở lầu học sỹ, chủ trì việc sách vở, trở ngại những người hiền đã lâu. Phần lớn là sách sử, đều là ghi chép chân thực về đế vương, là nơi soi lại cho tương lai, thông qua sách sử, người nay có thể xem xét, người sau có thể biết ngày nay. Do vậy ngôn hành cử động, không thể chuẩn bị trước được, do vậy người làm vua nên cẩn thận từng việc. Hơn nữa Thôi Hạo nhận được ân huệ đặc biệt, vinh diệu lúc còn sống, ông ấy đã cô phụ thánh ân, tự mời tai họa.” Thôi Hạo tiêu hao tiền tài, phụ ủy thác của triều đình về bậc lương đống cho quốc gia, ở triều đình không thể nói hay khen tiết tháo, ở trong lợi ích riêng không thể nói đạo, tư dục đã chôn vùi mất công chính liêm khiết của ông ta, cái tâm yêu ghét ngăn che cái tâm công lý của ông ta, đây là tội của Thôi Hạo. Dẫn đến sự việc viết sách triều đình từ chỗ đó, nói quốc gia thực sự đã mất, đây cũng là dạng thức chung của cách viết về sách sử, không có gì trái ngược. Nhưng vi thần với Thôi Hạo thực sự là đồng sự, tử sinh vinh nhục, nghĩa không nhìn lại. Có thể có ngày hôm nay thực sự là may mắn điện hạ nhân từ quảng đại, tạm thời làm việc không thuận tâm, không phải ý ban đầu của thần.” Thác Bạt Hoảng thay đổi sắc mặt, khen ngợi không thôi.

(Continue….)