Theo Phật gia, khi loại bỏ được thất tình lục dục và các tâm xấu của con người thì người tu hành sẽ đạt đến cảnh giới “không”, đó là cảnh giới mà tâm trong như nước, tĩnh lặng như núi, nhẹ như làn mây, không bất cứ chuyện gì của con người làm xao động tâm của họ được nữa.
Lời giáo huấn từ những câu chuyện xưa: Ai mới là người điên?. (Ảnh: Internet)
Ai mới là người điên?
Phong Thị thời nhà Tần có một cậu con trai nhỏ, đó là 1 đứa bé đáng yêu và lanh lợi. Khi lớn lên, hiển nhiên cậu là người khác biệt: Khi người khác hát, cậu ta nói là họ khóc; khi người khác nhìn thấy màu trắng, cậu ta thấy màu đen; khi người khác ngửi thấy một mùi thơm dễ chịu, thì cậu ngửi thấy một mùi kinh tởm; khi người khác thấy thức ăn đắng, thì anh lại thấy nó ngọt. Cậu ta cảm nhận về thế giới con người hoàn toàn trái ngược với những gì người khác cảm nhận.
Chẳng mấy chốc, mọi người bắt đầu lan truyền tin đồn rằng con trai Phong Thị là người điên. Phong Thị tiều tụy vì quá lo lắng về bệnh tâm thần của con trai mình, cô nghe nói rằng nước Lỗ là vùng đất của sự công bằng và lễ nghi. Đó là nơi ở của nhiều người quý phái hơn nước Tần, và ngay cả đức Khổng Tử cũng sống ở đó.
Cô hy vọng rằng ai đó ở nước Lỗ có thể chữa khỏi bệnh cho con trai mình, Phong Thị quyết định khăn gói hành lý và lên đường với con trai.
Trên đường đi, họ đi qua thành phố Tương Nghi, và gặp phải một cụ già tóc trắng bí ẩn. Ông chính là Lão Tử. Phong Thị kể cho nhà hiền triết vĩ đại về căn bệnh của con mình và công cuộc tìm kiếm người điều trị ở nước Lỗ. Đáp lại, Lão Tử cười to.
Lão Tử hỏi: “Làm thế nào cô biết rằng con trai của mình là người điên? Ngày nay, không ai có thể phân biệt đúng sai. Mọi người nhầm lẫn giữa đúng với sai và sai với đúng”
Lão Tử tiếp tục: “Sự tư lợi và nỗi sợ tổn thất cá nhân khiến mọi người nhận thức thế giới đảo lộn. Đó mới là sự điên rồ thực sự. Vì mọi người đều điên rồ, họ không nhận ra sự điên rồ của mình. Nếu mọi người thay vì đều nói chuyện giống như con trai của cô, thì cô sẽ bị coi là người điên.
Những người được gọi là quý tộc của nước Lỗ là những người lẫn lộn nhất. Họ cai trị đất nước bằng cách kêu gọi những ý tưởng bất chợt phổ biến hơn là lý lẽ thông thường! Con trai của cô là người minh bạch, nhưng cô lại muốn những người bị bệnh tâm thần điều trị cho cậu ta. Thật đáng buồn cười phải không? Hãy đưa đứa con tốt này của cô quay trở lại nước Tần đi!”.
Cảnh giới của một người tu luyện
Thiền sư Hakuin Ekaku (1686-1769) của Nhật Bản. (Ảnh từ bhoffert.faculty.noctrl.edu)
Thiền sư Hakuin Ekaku (1686-1769) của Nhật Bản, xuất gia từ năm 8 tuổi, là một vị thiền sư quan trọng nhất của dòng thiền Lâm Tế, người đã có công phục hưng lại thiền phái vốn đã bị tàn lụi trước đó nhiều thế kỷ. Chính vì thế, người ta gọi ông là thiền sư vĩ đại “500 năm mới có một người” của nước Nhật.
Thiền sư Hakuin rất được mọi người trọng vọng kính nể vì phong cách đạo đức thánh thiện của ông. Một ngày kia, có một người con gái trẻ đẹp nhà gần chùa của thiền sư bỗng bị chửa hoang. Người ta không biết cha đứa bé là ai. Bố mẹ cô gái vô cùng tức giận và xấu hổ nên đánh đập tra khảo con gái để biết về lai lịch tình nhân. Ban đầu cô con gái không chịu nói gì cả, nhưng sau cùng vì bị đánh đập dữ dội, cô tiết lộ đó là thiền sư Hakuin.
Một vị sư được người người kính trọng lại làm chuyện như vậy nên câu chuyện lan ra khắp xóm làng, dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường, cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả…
Đối mặt với tất cả, thiền sư Hakuin bình thản trả lời: “Thế à!”
Đệ tử của thiền sư dần dần bỏ đi gần hết. Không chỉ có vậy, gia đình cô gái vô cùng tức giận, chờ đứa con được sinh ra rồi mang tới dúi cho thiền sư. Họ nói: “Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả!”.
Thiền sư không nói gì, bình thản nhận lấy đứa bé. Vì không có sữa cho đứa bé, bị đệ tử xa lánh, nên chính thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.
Một năm sau, cô con gái không thể chịu đựng sự giày vò tinh thần từ lời nói dối của mình nữa. Cô đã thú nhận sự thật với bố mẹ. Cha mẹ cô cảm thấy vô cùng hối hận. Cả gia đình vội vã đến để xin lỗi Hakuin. Ông vui lòng trả lại đứa trẻ, chỉ nói rằng: “Thế à?”
Sự tình được truyền đi, dân chúng ngưỡng mộ, các đệ tử cảm phục đức nhẫn nhục và tâm lượng thản nhiên của thiền sư nên lần lượt kéo về. Danh tiếng thiền sư nay lại hơn xưa.
Tất cả những trải nghiệm này đều làm người ta đau đớn, nhưng chúng được tính là sự tu dưỡng. Những người tu luyện đạt đến một cảnh giới như thế thì có sự khoan dung to lớn.
Phật gia chú trọng vào tu Thiện. Thiền sư Hakuin bị vu oan tày trời như vậy mà không hề oán hận cô gái, điều mà ít ai có thể làm được. Ngài vẫn tận tâm chăm sóc đứa bé, nguyên nhân của nỗi oan to lớn mà ngài phải gánh chịu. Có thể thấy tâm từ bi của thiền sư thật quảng đại.
Theo Phật gia, khi loại bỏ được thất tình lục dục và các tâm xấu của con người thì người tu hành sẽ đạt đến cảnh giới “không”, đó là cảnh giới mà tâm trong như nước, tĩnh lặng như núi, nhẹ như làn mây, không bất cứ chuyện gì của con người làm xao động tâm của họ được nữa. Trong câu chuyện trên, ta thấy thiền sư Hakuin đã ở ngoài thất tình lục dục của nhân gian và đạt cảnh giới “không” của bậc Giác ngộ.
Tiểu Phúc, theo The Epoch Times