Tg: Hinh Ngữ
“Nhân Ái Hiếu Đễ Khiêm Hòa Lễ Nhượng” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa. Cổ nhân nhìn nhận rằng Hiếu là đứng đầu trong các đức của con người, là cơ sở của các đạo đức khác, vì vậy nói ” Bách thiện Hiếu vi tiên”[Trăm điều Thiện thì Hiếu đứng đầu]. Cổ nhân nói: “Hiếu như Trời, nhật nguyệt vì thế mà sáng; Hiếu như đất, vạn vật vì đó mà sinh sôi; Hiếu như dân, đạo vua vì thế mà thành.” ” Hiếu Đễ” chính là hiếu kính cha mẹ, kính trọng người lớn, thương yêu anh em, quan tâm trẻ nhỏ trong luân lý hành vi, thể hiện rõ cảm ân, hồi báo và lễ kính. Việc việc đều vậy, thiện đãi người ta đó gọi là “Nhân”, vì vậy nó là cơ sở cho cổ nhân tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đời này qua đời khác, hành vi ” Hiếu Đễ” không có chỗ tận cùng, nhiều không kể hết. Hôm nay chúng tôi nói về một câu chuyện trong những chuyện “Tỉnh thế hằng ngôn”[những lời cảnh tỉnh thế nhân luôn có giá trị] đó là “3 chữ Hiếu Liêm Nhượng sinh ra thanh danh lớn”.
Những năm Quang Vũ thời Đông Hán, thiên hạ thái bình, an cư lạc nghiệp,”Trong triều có phượng gáy, ngoài đồng ngựa không mỏi “. Quận Hội Kê Dương Tiện có Hứa Vũ, bố mẹ lúc 50 tuổi đều qua đời, có hai người em là Hứa Yến và Hứa Phổ, một người vừa 9 tuổi, một người vừa 7 tuổi. Hứa Vũ ban ngày trồng trọt cày cấy, tối muộn khêu đèn đọc sách, lúc đọc sách kêu hai người em, đem văn chương tự mình truyền thụ, giảng giải tỉ mỉ, giảng dạy tiết lễ, nhường nhịn, đạo làm người. Người em có sai, Hứa Vũ trước tiên quỳ lạy miếu tổ tiên, tự trách mình không quản, không trách nhiệm được em, nói rằng bản thân đức bạc, không thể dạy dỗ, khóc lóc không ngừng, cho đến khi người em khóc theo và nhận lỗi thì mới đứng dậy, không bao giờ biểu hiện nóng giận, khuân mặt biến sắc mà đối xử với em. Cứ như vậy cho đến nhiều năm sau này, hai người em đều trưởng thành, gia nghiệp cũng ngày càng sung túc. Người trong thôn đối với phẩm hạnh của Hứa Vũ ngày càng khen ngợi, lan truyền tiếng tốt “Hiếu Đễ Hứa Vũ”.
Đương thời phương pháp mà Hán triều tuyển bạt đại sỹ phu chỉ dựa vào các quận các châu tuyển lựa và đưa lên, tuy cũng kiểm tra học thức nhưng chỉ lấy hai chữ “Hiếu Liêm” là then chốt. Hiếu giả, Hiếu Đễ; Liêm giả, Liêm khiết. Phàm là được tiến cử là Hiếu Liêm càng có thể làm quan. Lúc đó châu mục quận thú đều nghe nói đến Hứa Vũ, nhất loạt tiến cử, triều đình trưng dụng làm nghị lang, thái thú phụng chỉ, phát văn cho huyện lệnh, yêu cầu anh ta lập tức lên đường. Hứa Vũ theo quân mệnh, lập tức chuẩn bị ứng chức, trước thì phân phó cho hai em:” Ở nhà tự thân cầy cấy học hành, như lúc anh đang ở nhà, không được lười biếng làm hỏng nghề nghiệp. Bảo trì gia phong của nhà ta, làm ruộng đọc sách.” Rồi phân phó người nhà, đồng bộc an phận thủ kỷ. Rồi thu thập hành trang, không dùng xe quan phủ, tự thân đến kinh thành nhận chức.
Trong thành Trường An người ta nghe danh Hiếu Đễ Hứa Vũ theo nhau đến bái phỏng. Trong triều đại thần thám thính rằng Hứa Vũ chưa lập gia đình, rất nhiều người muốn gả con gái cho anh ta. Hứa Vũ nghĩ:”Nhà tôi ba anh em, đều tuổi thanh niên, và chưa có vợ. Tôi nếu lấy trước, thì không phải đạo làm anh.” và đều nhã nhặn từ chối, người ta thấy vậy càng thêm kính trọng. Hứa Vũ hiểu biết sách sử rất rộng, triều đình có việc lớn, các quan không thể đưa ra quyết định thường thường đến thỉnh giáo anh ta, anh ta dẫn ra sách xưa và nay, các quan càng dựa vào ngày càng nhiều hơn, vài năm sau thăng lên đến chức ngự sử.
Một ngày, Hứa Vũ nhớ hai người em, nỗ lực học tập nhiều năm, không gặp châu quận tiến cử, lâu dài sợ hãi mà lười biếng bỏ không tiền đồ chí hướng rồi không có sự nghiệp, muốn về nhà xem nhà, liền dâng sớ rằng:” thần lấy tài mọn, gặp được thời của thánh nhân, nay tới vị trí thông hiển, đến đền báo cho xứng, nào dám cầu an nhàn? Nhưng cổ nhân nói rằng: Đời người có trăm điều làm, Hiếu Đễ làm đầu.; Bất hiếu có 3 loại nhưng không có con cái là bất hiếu nhất.; Cha mẹ mất sớm, mồ mả chưa sửa sang; thần có hai người em, học hành và sự nghiệp chưa xong; thần 30 tuổi chưa lập gia đình. Trong ngũ luân thì thần khuyết 3 luân rồi. Mong ban cho thần nghỉ về quê.” Vua xem tấu rồi chuẩn y cho về, sai ban áo gấm về quê, ban cho 20kg vàng làm chi phí hôn sự. Hứa Vũ cảm tạ ân rồi về, các quan đều đến tiễn chân.
Hứa Vũ trở về, sau khi cúng bái tổ tiên thì từ quan, không muốn làm quan nữa. Gọi hai em đến trước mặt, hỏi han việc học hành, sự nghiệp, Hứa Yến, Hứa Phổ theo việc mà nói, trôi chảy lưu loát. Hứa Vũ trong lòng rất vui, kế đến hỏi chuyện ruộng vườn, thì đã mở rộng lên nhiều lần, cả hai đều cần kiệm hết sức. Hứa Vũ hỏi đến chuyện những nhà lương thiện có con gái, lo xong chuyện hôn nhân của hai em thì mấy tháng sau nói rằng: ” Tôi nghe anh em có nghĩa chia hưởng với nhau, Hôm nay anh cùng các em đều có gia đình, vườn ruộng không ít, thuận theo mỗi người lập môn hộ cho mình.” Các em đều nghe theo.
Hứa Vũ chọn ngày mở yến tiệc, mời khắp các phụ lão, nói rằng việc phân hộ, chia gia tài, đầu tiên tuyển chọn nhà cho mình ở, nói rằng: ” Tôi là thần triều, thể diện không thể không nghiêm túc. Các vị khỏe mạnh làm nông nghiệp, được gian nhà tranh cũng thật tốt.” Lại kiểm tra đất đai nếu ruộng tốt thì để cho mình, còn ruộng kém thì phân cho hai em nói:” Khách của tôi nhiều, giao du rộng rãi, không đầy đủ thì lấy gì dùng. Các vị nhân khẩu trong nhà, mà còn có thể có sức làm việc, không lường được lúc thiếu thốn, tôi không muốn để các vị vì nhiều tiền tài mà tổn đức.” Rồi lại lấy các người làm khỏe mạnh cho mình, rồi nói:” Tôi đi lại không lường được, không làm thế này không làm việc được. Các vị dùng sức cầy cấy, không nên lãng phí lương thực.” Mọi người biết Hứa Vũ là người Hiếu Đễ, nghĩ lần này chia tài sản cầm thì ít từ chối thì nhiều, không nghĩ rằng anh ta cứ đồ tốt là vơ lấy cho mình. Hai người em còn lại được không đến 5/10 anh ta, toàn là không có tâm khiêm nhượng, lấy lớn mà ý lấn át. Mọi người trong lòng rất bất bình, có vài ông lão cương trực không đè được nóng giận đã bỏ về. Vài người nhanh miệng thẳng tính muốn nói vài lời công đạo, đến bên những ông cụ cao tuổi nói: ” Hứa Vũ đã làm quan hiển, không còn giống ngày xưa rồi. Thường nghe người ta nói: Chia tài sản nhưng không chia tình cảm. Tôi và ông cuối cùng cũng là người ngoài, làm thế nào có thể quản được việc nhà người ta. Chính là nói lời ngay mà khuyên nhủ họ mà liệu họ có nghe theo, uổng phí mỏi mồm, mà gây bất hòa giữa anh em họ. Nếu như em nhường anh thì mười phần tốt đẹp, tôi và ông lại bực dọc làm chi, Nếu như anh em họ trong lòng không tốt, thì sẽ tranh luận. Đợi lúc anh em họ tranh luận, chúng ta lại thay anh ta làm chủ trương, há chẳng tốt sao!”
Nguyên là Hứa Yến, Hứa Phổ, vốn được anh dạy dỗ, biết sách biết lễ nghĩa, toàn là lấy Hiếu Đễ làm trọng, thấy anh phân tích như vậy, thì thấy thật đương nhiên, tuyệt không có chút mảy may bất bình nào. Hứa Vũ phân phát xong, mọi người đều về. Hứa Vũ ở nhà giữa, Hứa Yến và Hứa Phổ ở xung quanh. Mỗi ngày đều xuống ruộng trồng cấy, nhàn hạ lại đọc sách, mỗi lúc đều thăm hỏi anh lấy đó làm thường. Giữa chị em và anh em đều hòa thuận. Các phụ lão từ lúc nhìn thấy, ai cũng coi nhẹ Hứa Vũ thì đều cảm mến hai anh em dưới, họ nói rằng:”Hứa Vũ là người giả Hiếu Khiêm, Hứa Yến, Hứa Phổ thực sự là Hiếu Khiêm. Họ nhớ nghĩ đến cha mẹ, cùng suy nghĩ , cùng được dạy dỗ, thuận theo, không làm trái, chẳng phải hiếu sao? anh ta trọng nghĩa khinh tài, việc phân nhiều hay ít, đều không tranh luận, há chẳng phải khiêm hay sao? ” Lúc mới đầu bên trong truyền danh tốt ra ngoài ” Hiếu Đễ Hứa Vũ”, bây giờ xóa mất chữ Vũ, đổi thành “Hiếu Đễ Hứa gia”, đem Hứa Yến, Hứa Phổ truyền tiếng tốt ra. Thời đó Hán triều nói về sự trong sạch rất chú trọng, lại truyền xuất vài câu khẩu hiệu, viết rằng :” Hiếu Khiêm giả tạo, thì làm quan viên; Hiếu Khiêm thật, thì nói ra rất có giá trị. Hiếu Khiêm giả, ở nhà cao; Hiếu Khiêm thực thì ở ngoài rìa. Hiếu Khiêm giả thì nhà cửa giàu có; Hiếu Khiêm thực thì cầm liềm cắt cỏ. thật là ngọc, giả là ngói; ngói lợp ở lầu cao, ngọc tìm ở nơi hoang dã. Không hợp thật, chỉ hợp giả”.
Hán Minh Đế sau khi lên ngôi thì hạ chiếu tìm người hiền tài, lệnh cho các sở quan đốc thúc tìm người tài, huyện lệnh vốn đã biết Hứa Yến, Hứa Phổ việc nhượng tài sản không tranh chấp. lại được các phụ lão tiến cử rằng thực Hiếu thực Khiêm, hơn cả anh trai, đem 2 người báo cho quận huyện biết. Quận thú cùng châu mục đều đã nghe tới thanh danh của họ, nhất trí đồng ý tiến cử. Huyện lệnh thân tới bái yết nhà họ, nói việc thiên tử cầu người hiền tài. Hứa Yến, Hứa Phổ khiêm nhượng không ngừng nhưng Hứa Vũ nói:” nhỏ thì học lớn thì làm, vua đã phân phó , em không thể cố từ chối được chăng”. Hai người chỉ có thể nghe theo chiếu của vua, từ biệt anh chị, đến Trường An gặp thiên tử. Thiên tử hỏi:”Khanh là em của Hứa Vũ chăng?” Hứa Yến, Hứa Phổ khấu đầu vâng dạ. Thiên tử lại hỏi:” Nghe rằng nhà khanh có tiếng Hiếu Đễ, khanh khiêm nhượng, hơn cả anh , trẫm càng vui mừng.” Hứa Yến, Hứa Phổ nói:” thánh nhân động long hưng , mở cửa thăm hỏi, đây là lễ lớn của đế vương. Quận huyện không lấy thần Yến, thần Phổ là không giống nhau, làm rối loạn nơi bậc thánh. Thần từ nhỏ mất cha mẹ, được anh Vũ dạy dỗ, cẩn thận giữ mình, cầy cấy đọc sách ngoài ra không được như anh ấy. em không thể bằng anh Vũ trong muôn một.
Thiên tử nghe xong, vui mừng hơn nữa, cho làm nội sử. Vài năm sau đều lên đến vị trí cửu khanh. Ở nơi quan trường tuy thanh danh không hiển hách như anh, nhưng cả triều đình xưng tụng là Khiêm Nhượng.
Một ngày, Hứa Vũ viết thư cho hai người em, nói:” người đàn ông mà có ích rồi được cho vời, rồi làm quan mà đến chức cửu khanh, vậy nhân sinh rất và vinh diệu rồi. Có câu rằng:Biết đủ không xấu hổ, biết dừng không nguy hiểm. Đã không phải là tài năng vượt bậc, phù hợp với việc nhanh chóng thuận theo mà dũng cảm thoái lui, nhường đường cho người hiền tài.” Hứa Yến, Hứa Phổ nhận thư, liền trong ngày dâng sớ từ quan, thiên tử không đồng ý. Sau ba lần dâng thư thừ quan, thiên tử hỏi tể tướng Tống Quân:”Hứa Yến, Hứa Phổ tuổi trẻ vào làm quan, vị trí lên đến cửu khanh. Trẫm đãi họ không bạc, mà sao luôn cầu thoái lui, việc này là vì sao?” Tống Quân tấu rằng: ” Yến, Phổ hai người anh em họ, thiên tính hiếu hữu. Nay Hứa Vũ sống ở rừng lâu, mà Yến, Phổ chưa được đi theo thiên tính, trong tâm họ chưa an.”
Thiên tử nói:” Trẫm cho vời Hứa Vũ, cho cả 3 anh em phụ chính giúp trẫm thì thế nào?” Tống Quân đáp: ” Thần xem ý của Yến, Phổ vốn từ sự chân thành. Bệ hạ tạm thời chấp nhận thỉnh cầu của họ, để họ toại nguyện. Ngày sau tiện cho việc vời họ lại. Hoặc dựa theo cách làm của triều đại trước, cấp cho một quận lớn, họ tận lực mà làm, khiến họ thuận đạo về quê quy củ bản thân, bệ hạ được sự chân thành của họ, mà với Yến, Phổ có nghĩa mến tài, được cả hai đường vậy.” Thiên tử chuẩn tấu, phong Hứa Yến làm thái thú quận Đan Dương, Hứa Phổ làm thái thú quận Ngô, ban 20 cân vàng, cho 3 tháng về nhà. Công khanh đại thần đều đưa tới 10 dặm.
Hứa Yến, Hứa Phổ hai người về tới Dương Tiện, bái kiến anh xong, đem vàng mà triều đình ban cho, hiến hết cho anh. Hứa Vũ nói:” Đây là thánh thượng ban cho, anh nào dám giữ!” Nói hai em thu lại. Ngày tiếp theo, Hứa Vũ dẫn hai em cúng tế cha mẹ, rồi mở tiệc mời các phụ lão trong làng. Ba anh em họ Hứa tuy đều làm quan cao, nhưng không lấy phú quí mà cư xử với người, các phụ lão được mời đều tới. Hứa Vũ nói:” Hạ quan làm chủ bữa tiệc này, đã làm phiền các vị hạ cố tới, nay có lời từ phế phủ muốn nói.” Mọi người đáp lại: ” nguyện cung kính nghe lời vàng ngọc.”
Hứa Vũ lúc đó chưa nói, nhưng đã rơi nước mắt, mọi người kinh hoảng không biết làm sao. Hai em sợ hãi vội vàng quỳ xuống rồi nói:” anh vì sao mà bi thương?” Hứa Vũ nói:” Tâm sự của tôi, ẩn chứa nhiều năm, hôm nay không nói thì không được.” Chỉ Hứa Yến, Hứa Phổ nói:”Chỉ vì các em chưa thành danh khiến anh làm trái với tâm mình, đội lên cái danh tiếng không tốt, làm tổ tông có tì vết, làm chuyện cười cho người trong thôn, do vậy mà rơi nước mắt.”
Rồi đưa một quyển sách cho mọi người xem, nguyên quyển sổ bằng lụa ghi ruộng đất nhà ở và thóc lúa. Mọi người còn chưa hiểu ý thì Hứa Vũ lại nói:”Ngày xưa tôi dạy dỗ hai em, là muốn họ lập thân tu đạo, có công dựng lập. Không nghĩ tôi hư danh sớm khổ, hiển đạt trước. Hai em ở nhà, tự thân cầy cấy và học hành, không được châu quận cho vời. Tôi muốn noi cổ nhân Kỳ đại phụ tiến cử không tránh né người thân, lo lắng không biết hai em là người học hành, nói anh họ mà được quan, sai lầm danh tiết cả đời. Tôi vì thế đưa ra việc chia hộ, lấy hết những thứ tốt cho mình, nghĩ tới các em một lòng cung kính đôn hậu, nhất định không cùng tôi tranh hơn thiệt. Tôi tạm vào vị trí tham lam, em tôi mới có thể có danh Khiêm Nhượng. Và kết quả trong thôn công bình nên được dùng. Hôm nay ở vị trí công khanh, quan thường không có vết, tôi chí đã toại vậy. Những ruộng vườn và nhà cửa đều là là vật dùng chung, tôi há có thể một người độc hưởng? Vài năm nay có thóc lúa vải vóc, dù một chút cũng không dám dùng, cuối sổ ghi số lượng. Hôm nay giao lại cho hai em, thể hiện ý hướng của anh và cũng là dạy mọi người tôn kính trong thôn biết.”
Các phụ lão đến đây, biết Hứa Vũ năm trước chia hộ có chỗ khổ tâm, đều tán thán không ngớt. Chỉ có Hứa Yến, Hứa Phổ khóc trên mặt đất nói:” Để anh phải dạy dỗ chúng em thành người, may mắn có ngày hôm nay. Ai có thể biết anh dụng tâm như vậy! là chúng em kém cỏi, không thể tự xanh như mây trên cao, đã làm lụy đến anh. Hôm nay nếu anh không tự nói. chúng em đều hiểu rõ. Anh thịnh đức, từ cổ chưa có. Chỉ là chúng em thật tội nghiệt đã kém cỏi vạn phần khó sánh. Tiền tài trong những nhà nhỏ này vốn là anh khổ sở mà thành, nên để anh quản lý. Chúng em thực phẩm nông sản tự túc, anh không nên lo lắng.” Hứa Vũ nói: ” làm anh lực điền mấy năm, biết trồng trọt. Huống hồ từ quan về nhà, càng cày cấy tốt. Hai em còn nhiều sức lực. Hứa Yến, Hứa Vũ nói:” anh vì em mà tự vẩn đục, chúng em đã thành danh, lại muốn được lợi nữa thì sẽ thành đệ nhất tham lam rồi. Không chỉ làm nhục tổ tông, mà còn ô uế anh nữa. Mong anh thu sách lại, tạm giảm tội cho chúng em!”
Các phụ lão nhìn anh em họ 3 người đưa qua đưa lại, anh không lấy, em không thu, thì đều nói với họ:” Anh đã nói, đều là đạo lý. Anh lớn nếu một mình lấy gia sản thì không thấy được nỗi khổ tâm vì hai em; Hai em nếu không lấy thì phụ lại ý tốt của anh. Theo ý dốt nát của chúng tôi, chia làm 3 phần đều nhau, không dầy không mỏng, đây mới thấy anh em hòa hợp, đã xét hết mọi lẽ rồi.” Họ 3 người vẫn đưa đẩy. Vài phụ lão nói lời cương trực nói :”Chúng tôi phù hợp với việc phân xử này, rất chân chính, nếu còn nhường đẩy , càng giống mua bán rồi. Đem sách vở đến đây, để tôi với các anh phân chia!” 3 người anh em không dám nói nữa chỉ đành theo chủ trương của họ, lúc đó đem gia sản ra chia, mỗi người quản việc của mình. Nhà giữa trước Hứa Vũ đã ở. Trái phải nhỏ hẹp thì lấy gạo, vải bổ sung vào cho Hứa Yến, Hứa Phổ để họ tự cải tạo. Người ở người làm cũng phân đều. Phụ lão đều khen là công bình, ba anh em thi lễ cảm ơn, mời họ vào bàn tiệc.
Hứa Vũ trong lòng cuối cùng vẫn áy náy vì việc chia gia sản, đem một nửa đất tốt làm việc nghĩa, lấy đó cung dưỡng người trong thôn, Hứa Yến, Hứa Phổ nghe thấy, cũng tự xuất một nửa gia sản tương trợ. Người người trong thôn tán tụng, lại truyền ra câu khẩu hiệu nói rằng:” Hiếu Khiêm thực, chỉ có Hứa Vũ; ai tiếp theo đây? Yến với Phổ. Em không tranh, anh không lấy. Làm việc nghĩa, giúp trong thôn. Ô hô, Hiếu Khiêm ai có thể so!”
Hứa Yến, Hứa Phổ sau ba tháng nghỉ, tính trở về làm, Hứa vũ lại 3 lần khuyên nhủ, gánh vác việc đại nghĩa, hai người nghe theo, đem theo vợ đến nhận chức. Trong thôn phụ lão đem việc Hiếu Đễ trong nhà Hứa Vũ báo lại chi tiết cho quận huyện, quận huyện vì vậy tấu thỉnh thánh thượng biết. Thánh chỉ lệnh cho các sở treo bảng danh trước nhà họ, nói là “nhà Hiếu Đễ”. Sau này tam công cửu khanh đều tiến cử Hứa Vũ hành đức tuyệt vời, không phù hợp nơi vườn hoang, nên mời vào dùng. Hứa Vũ khéo léo từ chối, có người hỏi duyên cớ, Hứa Vũ đáp:”lúc hai em tại triều đình, tôi đã khuyên biết đủ biết dừng. Nếu hôm nay theo lời chiếu vào làm quan chính là phế đi lời hôm đó rồi, huống hồ hiền tài thế hệ này đã xuất hiện, tôi nguyện cầy cấy trồng trọt làm vui.”
Hứa Yến, Hứa Phổ đến nhận chức, giữ chặt lời anh dạy, gắng sức giữ thanh danh, và tiếng nói có trọng lượng. Sau này nghe thấy anh giữ chí thanh cao, không ra làm quan. Anh em cùng ước định, treo ấn trả lại, về quê nhà, lấy cầy cấy làm vui, theo anh đi khắp sông núi. 3 người họ Hiếu Khiêm, tiếng tốt tràn khắp thiên hạ. Hứa thị con cháu hưng thịnh, nhiều đời làm nông không bỏ, sau lại khen là ” Hiếu Đễ Hứa Gia”. Người đời sau tán thán:”Người nay anh em chia tài sản, Cổ nhân anh em cũng chia tài sản. Cổ nhân chia tài sản mà em thành danh, người nay phân tài sản nhưng tranh chia ầm ĩ. Cổ nhân tự vẩn đục vì nghĩa Hiếu, người nay tự vẩn đục vì chút lợi. Hiếu nghĩa thanh cao thì vinh hiển, lợi nhỏ đấu đá nhà cùng đổ. Khiêm Hòa Lễ Nhượng phúc lâu dài, Hiếu Đễ truyền đời thì vạn sự hưng thịnh.”
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Nhân Ái Hiếu Đễ là những điều hiển nhiên làm người, khiến người hiểu và hồi báo, biết trọng lễ kính. Người có lễ kính tất tốt lành, nhà có lễ kính có thể hưng thịnh, nước có lễ kính thì tự cường. Người xưa trọng lương tri, Thiên lý, kính Thiên lễ Địa, thiện lành với người, không khí xã hội an hòa, người ta đối với cái gì cũng có thể thể hiện không tranh đấu. Mà ngày nay Trung cộng đem truyền thống văn hóa của Trung Quốc hủy gần như hoàn toàn, văn minh 5 ngìn năm xã hội bảo tồn tới nay với những truyền thống tốt đẹp phong phú thì đã bị phá hoại rồi, cưỡng chế văn hóa đảng vốn tương phản với văn hóa truyền thống cho người ta, rồi tuyên dương triết học đấu tranh, dẫn đến sùng bái truy cầu vật chất, phá hủy hệ thống hài hòa trong quan hệ giữa người với người, người với trời đất và tự nhiên, rồi đem nó làm thứ chính thống, khẳng định nó là tốt đẹp. Bẻ cong lương thiện thành ngu muội mê tín phong kiến, khiến người Trung Quốc mất đi hệ quy chiếu cho chuẩn mực đạo đức, khiến xã hội xuất hiện những hiện tượng bại hoại không kể hết, giữa người với người mất đi tín nhiệm, vì kiếm tiền mà bất chấp thủ đoạn, tạo thành bao bi kịch nhân gian, chỉ có vứt bỏ tà đảng Trung cộng, phục hưng văn hóa truyền thống, hồi quy Thiên lý thì người Trung Quốc mới có tương lai tươi sáng, giữa người với người mới tốt đẹp, mới có thể hài hòa tự nhiên với trời đất.
Nguồn: Xinsheng.net