Giọng ca nam trứ danh Quan Quý Mẫn trong buổi diễn của dàn nhạc Thần Vận đã thể hiện ca khúc “Pháp Luân Thánh Vương”. Rất nhiều người khi nghe ca khúc hoàn toàn bị xúc động, thậm chí còn xúc động tới nỗi rơi lệ. Câu hát trong bài vang lên “Thế giới ngày nay người và Thần cùng tồn tại” có thể coi như là đã tiết lộ thiên cơ, mở ra những điều quan trọng hiện nay mà nhân loại phải đối mặt.
Nếu từ công cụ tìm kiếm Google mà tra, cụm từ “Thần nhân đồng tại”, kết quả tìm kiếm chỉ lác đác một vài thông tin. Ở mức độ nào đó, nó phản ánh rằng con người vẫn còn thiếu nhận thức đối với nguồn gốc về giai đoạn lịch sử đặc thù của bản thân. Họ không thể nắm bắt được biến động của thời đại mà chỉ có thể mệt nhoài mà vượt qua các cơn nguy khốn, không biết vấn đề then chốt, không có đầu mối nào. Giống như một thí sinh bước vào phòng thi, nhưng không biết môn thi là toán, lý, hóa hay văn, thật là tội nghiệp thay!
Phật Thích Ca Mâu Ni dự ngôn về thời kì “Thần nhân đồng tại”
Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, trong “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004” đã giảng rằng:
Vào thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, các đệ tử của Ông từng hỏi Ông: “Bạch Sư tôn, có thể không thoát ly các duyên thế gian mà tu thành Như Lai hay không?” Cũng là muốn hỏi, liệu có thể ở thế gian không thoát ly hoàn cảnh cuộc sống và hoàn cảnh xã hội người thường mà tu thành Thần, tu thành Phật hay không? Thích Ca Mâu Ni nghĩ một lát rồi nói: “Vậy phải đợi đến lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế thì mới được”.
Hiển nhiên, Phật Thích Ca Mâu Ni đã minh xác khẳng định rằng tương lai khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp môn tu luyện để độ nhân, cũng là lúc có thể khiến con người không phải thoát ly thế tục mà tu thành Như Lai. Kỳ thực, nhìn từ một phương diện khác, ý Phật Thích Ca Mâu Ni muốn chỉ ra là tương lai nhân loại sẽ xuất hiện một thời kì lịch sử đặc thù, đó chính là: Thần nhân đồng tại.
“Không thoát ly duyên thế gian” ý rằng, nhìn từ bề ngoài, họ sinh hoạt cuộc sống giống con người bình thường, bao gồm cả kết hôn, sinh con và đi làm, nhưng thực chất lại không giống với con người. Bởi vì họ đến cuối cùng sẽ không rơi vào vòng “Sinh tử luân hồi” mà là có thể “Tu thành Như Lai”. Chính là nói, những người này là người tu luyện đang bước trên “Con đường của Thần”.
Có thể thấy thời kỳ “Thần nhân đồng tại” này sẽ có hai yếu tố lớn: một là tất sẽ có pháp môn truyền ra mà có thể chỉ đạo toàn diện người ta tu luyện viên mãn ngay trong cuộc sống thường ngày, hai là sẽ có một lượng lớn quần chúng thăng hoa trong tu luyện.
Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế rồi sao? Kinh Phật nói: “Ưu Đàm Bà La hoa, ba nghìn năm mới nở một lần; khi loại hoa này xuất hiện, thì ý là Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế Chính Pháp tại nhân gian”. Từ năm 2005, rất nhiều ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc đã đua nhau phát hiện “hoa Ưu Đàm Bà La”; hiện nay, loại hoa Phật linh dị này đang khai nở tại các nơi trên thế giới và cả Trung Quốc.
Hoa ưu đàm được phát hiện ở rất nhiều nơi
Từ đó có thể thấy, chúng ta chính đang trong thời đại “nhân Thần đồng tại”. Đây cũng là nhận thức chung của đông đảo giới có tri thức, là chính kiến, nếu không thì cũng như rơi vào cảnh ngộ khó khăn mà không tìm ra manh mối.
Cuộc đối thoại “tiết lộ hết thiên cơ” giữa Lưu Bá Ôn và Minh Thái Tổ
Lưu Bá Ôn triều Minh từng lưu lại một dự ngôn nổi tiếng gọi là “Thiêu Bính Ca”, trong đó ông và Minh Thái Tổ có một đoạn đối thoại, miêu tả thế sự của thời kỳ “Thần nhân đồng tại”, có thể nói là đã “tiết lộ hết thiên cơ”.
Trong đó chỗ mấu chốt nhất chính là phá giải đối với từ “Lão Thủy”, ở đây nên là chỉ một “Pháp” căn bản nào đó của vũ trụ. Bản thân chữ “Pháp” (法) là do “ba điểm Thủy” (氵) và chữ “khứ” (去) tổ hợp thành, ý là “Nước của quá khứ”, tức “Lão Thủy”. Nhìn từ một tầng sâu hơn, bản nguyên của vạn vật chính là Thủy. “Lão Thủy” có thể nói là chỉ thứ “nước” cổ xưa nhất, căn bản nhất sản sinh ra sinh mệnh, và từ một trình độ nào đó là ám chỉ Đại Pháp căn bản khai sáng vạn vật trong vũ trụ.
Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”
Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:
Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”
Có thể thấy vị Chân Phật truyền Đại Pháp trong tương lai không phải có diện mạo tăng nhân hay đạo sĩ, mà ăn mặc kiểu phổ thông. Hơn nữa trong kinh Phật còn ghi lại, Phật Di Lặc tương lai chính là Phật hiệu khi hạ thế của Chuyển Luân Thánh Vương (hay còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương).
Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”
Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.
Có thể thấy khi Pháp Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp, Ngài sẽ đản sinh trong một gia đình phổ thông, chứ không phải trong cung đình hiển hách hay Đạo quán Phật môn.
Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”
Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”
Chúng ta biết rằng năm 1992, người sáng lập “Pháp Luân Công”, ông Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp tại Bắc Kinh. Khi ấy Đại Pháp vũ trụ, hay “Lão Thủy” đã “về kinh đô”, báo trước Trung Hoa Đại Địa sẽ tiến nhập vào hành trình mới của “vận vận lại khai nữa”.
Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”
Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”
Ở đây dự ngôn đã giảng đến đặc trưng của thời đại này. Đại Pháp hồng truyền, người có duyên đua nhau đắc Pháp, người tu luyện phản bổn quy chân, ở bề ngoài thấy càng luyện trông càng trẻ. Người ta vẫn sống trong sinh hoạt bình thường, nhưng nội tâm không ngừng thăng hoa, điều này là tuyệt nhiên khác hẳn với tu luyện trong quá khứ, thời đại “nhân Thần đồng tại” cũng vì vậy mà sinh ra.
Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”
Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.
Ở đây dự ngôn đã giảng về một phương diện khác của “Thần nhân đồng tại”. Người hiện đại vì sao có thể tu thành Thần, bởi vì họ nguyên là sinh mệnh cao cấp ở cao tầng chuyển sinh đến đây, chỉ đợi đồng hóa với Đại Pháp mà viên mãn trở về, tiến nhập vào vũ trụ mới. Về căn bản, con người thế giới hiện nay, ai ai cũng đều có lai lịch, chỉ tiếc rằng rất nhiều người đã mê mất rồi, quên cả nhà của bản thân mình, quên mất cả cơ duyên, thậm chí vĩnh viễn không trở về được nữa, hiện ra nỗi buồn vô hạn đằng sau “nhân Thần đồng tại”.
Ba hàm nghĩa trọng đại của “Thần nhân đồng tại”
Ít nhất thì “Thần nhân đồng tại” cũng có ba hàm nghĩa trọng đại như sau:
Đối với một cá thể người tu luyện mà nói, tu bỏ chấp trước nhân tâm, tầng thứ đề cao thăng hoa, thì “Thần nhân đồng tại” chính là biểu hiện của trạng thái trong quá trình tu luyện khi người chuyển hóa thành Thần; người tu nội tâm tự biết rõ biến hóa ấy, nhưng người ngoài thì rất khó mà quan sát.
Đối với quần thể mà nói, rất nhiều người tu luyện Đại Pháp trong thực tiễn sẽ hình thành một trường thuần chính mang Thần tính, tương phản với người bình thường không tham dự tu luyện, từ đó cấu thành một hiện thực xã hội khách quan của “Thần nhân đồng tại”. Do Thần tính ở bề mặt thì là tính ẩn, nên ai cũng không nhìn thấy thần thông đại hiển, thế nhưng người tu luyện tại thế gian vốn có sẵn một lượng lớn nội chất Thần tính, thường siêu xuất khỏi “người” khiến người ta cảm thán.
Nhìn từ quan hệ giữa người và Thần, “Thần nhân đồng tại” không chỉ là một bức họa tĩnh, mà là một vở kịch lớn tại nhân gian quy về thời mạt thế. Thần đang hoán tỉnh người, kéo người lên bên trên, trong khi ma đang mê hoặc người, kéo người xuống phía dưới. Vận mệnh của người chính là nằm ở thái độ của người đối với Đại Pháp vũ trụ. Người và Thần, rốt cuộc cũng không thể đồng tại mãi, Thần quy về Phật quốc, người lưu lại tam giới. “Thần nhân đồng tại” là người tu luyện Đại Pháp cứu độ chúng sinh, hoàn thành sứ mệnh trong thời kỳ lịch sử trọng đại, thời gian tuy ngắn, nhưng chấn kinh hoàn vũ.
Mọi nghi vấn tự nhiên được giải thích ổn thỏa
Sau khi đã minh bạch đặc trưng trọng đại của thời kỳ “Thần nhân đồng tại” rồi, thì rất nhiều nghi vấn đều tự nhiên được giải thích ổn thỏa.
Ví như, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công tới nay đã hơn 10 năm, nhưng Pháp Luân Công không những không biến mất, mà còn phát triển mạnh hơn; các học viên Pháp Luân Công hải ngoại dùng báo chí, truyền hình, truyền thanh, mạng Internet để nói rõ sự thật. Phải biết rằng trong lịch sử, ĐCSTQ chưa từng lỡ tay khi tiêu diệt đối thủ, chưa kể huy động cả một bộ máy quốc gia chỉ để đối phó với một quần thể dân chúng lương thiện tay không tấc sắt. Tuy nhiên, người ta phát hiện rằng trong quá trình bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ tự biết đã ngày càng lún sâu vào “lò luyện sắt”. Nguyên nhân rất đơn giản, tà không thể thắng chính, hay suy cho cùng, vạn sự ở nhân gian đều là do Thần tính toán.
Cuộc đàn áp Pháp Luân tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1999 (Ảnh: trithucvn.net)
Hay như, ĐCSTQ sợ “Cửu Bình” đến như vậy, bởi vì “Cửu Bình” có Thần uy; ĐCSTQ sợ làn sóng “tam thoái” có thể đưa người ta đến tương lai bình an, bởi vì tà linh hận nhất là con người được đắc cứu. Truyền “Cửu Bình”, khuyên “tam thoái”, ấy chính là Thần ý, là Thần đang ra hiệu.
Ví như, rất nhiều người tin rằng Đại Pháp là tốt, hơn nữa vào thời khắc then chốt niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” thì đều được phúc báo. Các học viên Pháp Luân Công nhiều lần nhắc thế nhân trong nguy nan thì hãy nhớ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, đây là từ bi của Thần đối với con người.
Hoặc như, “diễn xuất Thần Vận” luân lưu thế giới mấy năm qua, đến đâu cũng được người ta kéo đến xem, bất chấp chủng tộc, giai tầng, văn hóa, lại được người ta ca ngợi không ngớt, ấy là vì sao? Kỳ thực chính là vì Thần Vận là kiệt tác mà Thần lưu cấp cho con người.
Thần Vận chính là vì Thần Vận là kiệt tác mà Thần lưu cấp cho con người.
Lại ví như, phương Tây trong cơn nguy khốn tài chính trước mắt, nếu có thể tự tỉnh, kiềm chế tà linh ĐCSTQ trong thời kỳ “Thần nhân đồng tại” này, đồng thời thiện đãi Đại Pháp vũ trụ, thì sẽ được hưởng phúc phận mà Thần cấp cho nhân gian. Còn nếu không trân quý, đi chung với lang sói, thì Thần sẽ triệt tiêu phúc phận này, thời kỳ đau khổ sẽ tự nhiên đến, đây chính là uy nghiêm của Thần.
Những ai hiểu được hàm nghĩa của “Thần nhân đồng tại” sẽ được lợi ích rất nhiều. Chủ đề của lưu diễn Thần Vận năm 2009 là “Liễu giải chân tướng là hy vọng đắc cứu”.
“Thần nhân đồng tại” chính là một chân tướng trọng đại của thời đại ngày hôm nay.
Dịch từ: Epochtimes SG