Tg: Lý Du Thiện

Ngày 31 tháng 10 năm 2015,máy bay của hãng Kogalymavia Airlines A321 rơi trên bán đảo Sinai Ai Cập, trên máy bay có 224 người gặp nạn. Những tai nạn khủng khiếp  thế này nhưng vẫn có người thoát chết. Nhân viên phục vụ Oleg Al Markoff của công ty hàng không đáng lẽ phải có mặt trong chuyến bay này nhưng trước đó một tuần anh đã từ chức và may mắn thoát chết.

31 tháng 10 năm 2015,máy bay của Kogalymavia Airlines A321 rơi trên bán đảo Sinai Ai Cập,trên máy bay có 224 người gặp nạn.

Kogalymavia Airlines đã chở quá số người, bao gồm 214 người Nga và 3 người Ukraina, và 7 nhân viên tổ bay. Lúc đầu máy bay định bay từ Sharm El Sheikh Ai Cập đến St. Petersburg Nga. Máy bay ở độ cao  10km thì mất độ cao và rơi xuống.

Phỏng vấn Oleg Al Markoff sau vụ tai nạn, anh nói: bố của anh trước 2 tuần của vụ tai nạn đã mơ thấy anh bị rơi máy bay rồi chết, sau đó ông kiên trì bảo anh từ chức, cuối cùng một tuần trước khi tai nạn anh làm theo lời ông. Anh cũng chưa từng nghĩ sẽ xảy ra tai nạn, và anh sẽ có mặt trong chuyến bay này và phục vụ hành khách và quả nhiên tai nạn xảy ra, toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng.

Từ quen biết trong công tác, Oleg Al Markoff biết hai người trong chuyến bay rất chuyên nghiệp, trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga anh nói rằng hai người lái máy bay đều rất chuyên nghiệp, ngoài ra từng là phi công quân sự, có nhiều năm kinh nghiêm. Kỹ thuật của họ là không thể nghi ngờ.

Còn một ví dụ không theo lệ thường nữa, cũng liên quan tới tai nạn máy bay vào năm 1979. Ngày 19 tháng 5 năm 1979 một người ở Mỹ mơ một giấc mơ kinh khủng, anh mơ thấy cảnh tượng máy bay rơi.

David Booth từng nghe trong giấc mơ trên máy bay âm thanh bí ẩn. Nhưng lần này anh nhìn thấy rất rõ ràng một máy bay của hãng hàng không Mỹ bị tai nạn. Tình cảnh trong giấc mơ càng lúc càng rõ ràng, thậm chí có thể nhìn rõ phía đuôi máy bay.

Booth từng là kỹ sư của không quân Mỹ, là người huấn luyện khoa học chuyên nghiệp, anh hiểu rằng đồng nghiệp không thể căn cứ trên giấc mơ của anh mà thay đổi lịch trình. Nhưng liên tục mấy đêm giấc mơ kinh khủng đó đều quay lại.

Ngày 21 tháng 5, nghĩ đến sinh mạng con người anh lấy dũng khí gọi điện đến phi trường, kể hết tình cảnh trong giấc mơ cho cục hàng không liên bang Mỹ. Nhân viên tiếp điện thoại nói: Đại khái là 5 ngày trước tai nạn máy bay, tôi nhận điện thoại của Booth. Trong 30 năm công tác trong cục đây là sự việc kỳ quái nhất tôi gặp. Anh ta nói anh ta liên tục trong 6 ngày mơ một giấc mơ. Anh ta rõ ràng thấy chiếc máy bay màu bạc bị rơi. Phần đuôi máy bay có trang bị động cơ, có thể là DC-10 hoặc là Boeing 727.

Nhưng đối với hãng hàng không mà nói thì những lời này là cực kỳ hoang đường, họ cuối cùng cũng không tiếp nhận cảnh báo của Booth. Ngày 25 tháng 5 năm 1979, ngày tai nạn máy bay không chỉ cho nước Mỹ mà cho toàn nhân loại. Một chiếc máy bay DC-10 của hãng hàng không Mỹ động cơ phía đuôi đột nhiên bị hỏng, lúc trên bầu trời Chicago, trên máy bay có 271 người đều tử nạn.

Bố của Oleg Al Markoff không phải là người có công năng đặc biệt, nhưng trong mơ thấy tai nạn máy bay. Kỹ sư cơ giới Booth 6 ngày mơ một giấc mơ đủ dũng khí cảnh báo, nhưng vì quan niệm cố hữu cản trở. Cũng là  hai giấc mơ chứng thực trong lịch sử Mỹ nhằm tránh tổn thất.

Giấc mơ, rốt cuộc là cái gì? Có người mỗi ngày đều mơ, có lúc tỉnh hy vọng mơ hồ, có lúc tỉnh lại nhớ rõ ràng như trước mắt. Và những giấc mơ rõ ràng như vậy mới có giá trị với chúng ta.