Trong quyển thứ 35 của sách “Quần Thư Trị Yếu” có viết “Núi cao, mây mưa nổi lên ở đó. Nước sâu, giao long sinh ở đó. Quân tử có đạo, đức quần tụ ở đó. Người có âm đức tất có dương báo. Có ẩn hình tất có danh sáng.”

Đoạn trích phía trên có thể nói đại ý là: núi đạt đến độ cao nhất định thì sẽ có mây và mưa nổi lên ở đó. Nước đạt đến một độ sâu nhất định thì có giao long ngụp lặn ở đó. Quân tử tu dưỡng đạo đức đạt đến cao thượng thì Nhân Đức ân huệ sẽ lưu bốn phương. Lặng lẽ giúp đỡ người khác thì nhất định sẽ có báo đáp rõ ràng. Nếu người ta không biết phẩm hạnh cao thượng thì ngày sau nhất định thanh danh cũng sẽ hiển lộ.

Khó có thể dùng tiền tài mà đo lường việc Thiện được. Việc làm này có ảnh hưởng sâu xa và ý nghĩa trọng đại với sinh mệnh. Bản thân việc hành Thiện không phải là để thu hút sự chú ý của người khác, nhưng việc Thiện nhất định sẽ mang đến phúc trạch và báo đáp sâu dày. Từ, Ái, Nhân, Đức có thể trợ giúp cho chính nghĩa, khiến người ta như thấm gió xuân và cảm hóa người ta. Truyền bá việc Thiện thì tất sẽ có hồi báo của Thiện. “Vì Thiện là đẹp nhất, hành Thiện là hạnh phúc nhất”. “Trời đất vô tư, hành Thiện tự nhiên thu được phúc báo.” Trong thời kỳ Bắc Ngụy ở Trung Quốc có vị đại thần như thế. Ông ta Nhân, Ái và tích Thiện, phẩm cách và hành Thiện của ông được cả trăm họ và vua tôn sùng, sử xanh lưu tiếng tốt. Khi chúng ta mở sách sử ra chúng ta liền có thể hiểu được con đường và sự tích của ông.

Cao Doãn (từ năm 390 đến năm 487) là đại thần của Bắc Ngụy trong thời Nam Bắc triều. Ông là danh sỹ lớn. Cao Doãn mất cha khi còn nhỏ thì. Phẩm chất của ông rất cao lên đã trưởng thành từ sớm, khí độ phi phàm, nên từ sớm đã được làm Tào quận công. Trong bốn năm Cao Doãn trở thành trung thần và kẻ sỹ hiệp nghĩa. Rồi thăng đến chức Trung thư thị lang. Ông tham gia việc tu sửa quốc sử và dạy dỗ thái tử. Thái hậu Văn Minh bái Cao Doãn là Trung Thư Lệnh, phong làm Dương Công, thêm danh hiệu Trấn Đông Tướng Quân; Làm người bên cạnh phục vụ cho vua, rồi danh hiệu Chinh Tây Tướng Quân, Thứ Sử Hoài Châu. Ông làm quan trong 5 triều. Năm 487 tức năm thứ 11 Thái Hòa thì ông mất, thọ 98 tuổi. Được truy tặng danh hiệu Thị Trung, Tư Không Công, Thứ Sử Kí Châu, tướng quân, và đặt thụy hiệu là Văn.

Cao Doãn một lòng tin Phật Pháp, tin tưởng sâu sắc nhân quả báo ứng và luân hồi. Ông tích đức hành thiện, nhân ái khoan hậu, hành thiện làm vui, chính trực thành thực, cứu giúp người trong nguy khó. Cao Doãn một đời trường thọ, an ổn khỏe mạnh, phú quí vinh hiển. Ông lúc còn sống được trăm họ kính ngưỡng, được vua tín nhiệm giao trọng trách, được triều thần xưng tán tôn trọng, tiếng tốt truyền xa, đức độ lưu bốn phương. Cao Doãn sau khi chết lại được truy tặng gia phong, vinh quang và ân sủng không giới hạn. Con cháu sau này đức tài đều có và hưởng phú quí và cũng ra làm quan rất nhiều.

Phẩm chất lớn sớm thành vị quan hiền tài

Ông trưởng thành từ sớm, có khí độ vượt trội. Khi Thôi Huyền Bá người Thanh Hà nhìn thấy ông thì mười phần kinh dị rồi cảm thán nói: “ họ Cao tài đức ẩn chứa bên trong, tu dưỡng hiện ra trên nghi biểu, tất một đời là danh khí, tôi chỉ dám nghĩ mà không dám nhìn”. Cao Doãn lúc 10 tuổi mà về quận cũng là quê hương chạy tang. Tài sản trong nhà để cho hai người em còn bản thân thì vào cửa chùa lấy tên là Pháp Tịnh. Không lâu sau thì ông lại hoàn tục. Cao Doãn rất ưu thích văn, ông cắp tráp kẹp sách đi khắp nơi cầu học. Ông học hành uyên bác, thông tuệ kinh sử, thiên văn, thuật số, đặc biệt ưa thích “truyện Công Dương Xuân Thu”. Do vậy trong quận mời ông làm Công Tào.

Năm 430, chú của vua Ngụy đã mất là Dương Bình Vương Đỗ Siêu nhận chức vụ tướng quân chinh phạt phía Nam, và trấn thủ ở Nghiệp Thành. Nhận lệnh từ trên Cao Doãn làm Trung Lang đi theo phục vụ, lúc đó ông đã hơn 40 tuổi. Đỗ Siêu thấy ngày xuân đến mau mà trong khi tù phạm ở Gia Châu lại nhiều nên không thể quyết định nhanh do đó lệnh cho Cao Doãn và Trung lang Lữ Hi cùng những người khác đến các châu huyện trước. Tất cả cùng bình xét và phán quyết việc tù ngục. Lã Hi và những người khác vì tham ô, phạm pháp mà chịu tội, chỉ có Cao Doãn vì thanh liêm công chính mà được khen thưởng. Đỗ Siêu sau khi hoàn thành công việc thì giải tán phủ. Cao Doãn về nhà dạy học, người học lên đến hơn ngìn người. Năm 431, ông với Lô Huyền và những người khác được vời trở về. Nhận chức Trung thư bác sỹ. Rồi sang Thị lang, cùng với Thái Nguyên Trương kiêm nhiệm chức Phòng đại tướng quân. An Lạc Vương Thác Bạt Phạm từ việc trung lang. Thác Bạt Phạm là người em được ân sủng cũng là Thái Vũ Đế, Tây Trấn Trường An, Cao Doãn phò tá ông ta rất tốt, người đất Tần rất xưng tán ông ta.

             ( Còn tiếp…)

                                                                                    Theo minghui.net