Bắt đầu bị bỏ hoang từ thế kỷ 19 sau một trận đại dịch, hòn đảo Eynhallow ở Scotland vẫn là một ẩn số khi mỗi năm, du khách chỉ được đặt chân lên đó đúng 1 ngày duy nhất.
Hòn đảo Eynhallow với diện tích gần 900m vuông, nằm ở quần đảo Orkney bên cạnh 2 đảo lớn Mainland và Rousay của Scotland. Chính vì diện tích quá bé và nằm giữa 2 hòn đảo quá lớn nên Eynhallow thường khó phát hiện khi quan sát trên bản đồ.
Tên của hòn đảo “Eynhallow” trong tiếng Bắc Âu cổ được dịch là “Eyin Helga”, mang ý nghĩa là Đảo Thiêng. Nguồn gốc cái tên này vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn.
Theo tiến sĩ kiêm nhà khảo cổ học Sarah Jane Gibbon, quần đảo Orkney là nơi duy nhất ở Tây Âu không có một tu viện nào được công nhận.
Tuy nhiên, trên hòn đảo hình trái tim này lại có một tu viện, có thể xuất hiện từ thế kỉ 11. Đến bây giờ, người ta vẫn chưa khám phá được hết mọi thứ về tu viện này.
Hòn đảo rất thấp so với mực nước biển, khi điểm cao nhất của nó chỉ cao 40m. Đảo Eynhallow tuy chỉ cách đất liền 500m và có thể thấy từ đất liền, thế nhưng mỗi năm, chỉ duy nhất một ngày người dân và du khách mới có thể tiếp cận được hòn đảo này.
Nguyên nhân là do 364 ngày còn lại, dòng thủy triều xung quanh hòn đảo chảy vô cùng xiết, khiến tàu thuyền rất nguy hiểm nếu muốn tiếp cận hay neo giữ cố định. Người ta chỉ có thể ra đảo 1 lần trong năm thông qua chuyến đi được tổ chức bởi Orkney Heritage Society mà thôi.
Cũng giống như thành phố bị mất Atlantic, tồn tại quanh Eynhallow là những bí ẩn mà đến thời đại này vẫn nhiều nhà khoa học chưa thể nào giải đáp được.
Quanh năm không có người đến gần, hòn đảo bị mang tiếng là mắc phải lời nguyền quỷ dữ và biến mất nếu ai có ý định bén mảng đến. Có người nói rằng Eynhallow được bảo vệ bởi một làn sương mù của các linh hồn quỹ dữ Bắc Âu, khiến mọi người khó lòng tiếp cận.
Những câu chuyện thêu dệt truyền miệng và những cuộc khảo cổ đưa ra nhiều kết quả khác nhau khiến hòn đảo càng trở nên kì lạ.
Ông Dan Lee, một nhà khảo cổ học thuộc đại học Highlands & Islands nói rằng: “Người dân địa phương luôn quan niệm hòn đảo này tồn tại giữa các thế giới, cả về mặt địa lý lẫn lịch sử”.
Có một nguồn tin nói rằng vào năm 1851, trận đại dịch hạch, “cái chết đen” của lịch sử đã xâm chiếm hòn đảo, khiến tất cả hộ dân phải di tản. Và từ đó Eynhallow trở thành đảo hoang như bây giờ.
Ông Lee cho biết rằng ở hòn đảo có nhiều vết tích để lại như tháp chuông, mái vòm, tu viện. Bên cạnh những bức tường tu viện người ta còn tìm thấy những di tích của kênh rãnh, nhà chôn cất.
Có vẻ như đây vẫn là một ẩn số của nền văn hóa nào đó trên thế giới cổ đại chưa được khám phá.
“Tôi nhìn thấy hòn đảo hình trái tim này mỗi ngày, nhưng tôi không thể biết trên đó có gì cả”, đó là những lời nông dân ở đây nói về hòn đảo. Nó vẫn là một ẩn số chưa được giải đáp và trở thành quần thể sinh thái thú vị.
Qua thời gian, Eynhallow dường như đã được tái tạo lại như là một vùng đất quan trọng cho các loài chim biển sinh sản. Những vách đá bây giờ được lấp đầy bởi hang ổ cho các loài cá nước ngọt, cá ngừ và mòng biển Bắc Cực.
Liệu Eynhallow có tiếp tục giữ được vẻ kỳ bí, ma mị của mình hay cũng sẽ bị càn quét bởi sự phát triển của loài người?