Trong lịch sử nhân loại từng xuất hiện không ít “kỳ nhân dị sĩ” có khả năng phi thường. Những câu chuyện về họ luôn khiến người ta cảm thấy khó tin, nhưng cũng có những sự tình là có thể chứng thực được.
Trong tôn giáo người ta thường bàn về vấn đề công năng hoặc thần thông. Hiện nay, các nhà khoa học cũng đã và đang có những nghiên cứu chứng thực điểm này. Có thể thấy, cơ thể con người còn quá nhiều điều huyền bí mà chúng ta vẫn chưa thể hiểu hết.
Công năng không chỉ tồn tại trong giới tăng nhân và đạo sĩ, mà một số người thiện lương cũng có thể xuất hiện hiện tượng này. Trong “Thái Bình Quảng Ký” có ghi lại về khả năng phi thường của một người con có hiếu.
Ngô Chân Quân hay còn gọi là Ngô Mãnh, tự Thế Vân, nhà ở huyện Vũ Ninh. Ông là một người con có hiếu nổi tiếng ở quê nhà. Vào mùa hè, trong lúc ngủ dù bị muỗi đốt rất khó chịu nhưng ông cũng không đuổi chúng đi bởi ông sợ chúng sẽ lại bay sang đốt cha mẹ của mình.
Khi lớn lên, ông trở thành thủ hạ của Thái thú Nam Hải là Bảo Tĩnh. Sau này, ông đã quyết định lên núi Chung Sơn cầu tiên học đạo. Khi ông đi tới bờ sông, gặp sóng nước mênh mông cuồn cuộn nhưng ông lại không đi thuyền mà chỉ dùng cây quạt lông vũ thả xuống nước liền có thể qua sông. Mọi người trông thấy ai cũng đều kinh ngạc.
Ngô Mãnh có đạo thuật rất cao. Một ngày, bỗng nhiên trời nổi cuồng phong, Ngô Mãnh liền viết một đạo chú ném lên nóc nhà, lập tức có một con chim xanh ngậm lá bùa bay đi, gió lập tức ngừng thổi.
Mọi người hỏi ông có chuyện gì xảy ra, ông nói: “Tại Nam Hồ, trong cơn gió lốc có 2 vị đạo sĩ đã hướng lên trời cao cầu cứu, cho nên tôi mới viết chú cứu bọn họ”. Sau đó mọi người đi điều tra, quả nhiên tại Nam Hồ có hai vị đạo sĩ được cứu.
Huyện lệnh huyện Vũ Ninh là Càn Khánh qua đời được 3 ngày nhưng vẫn chưa đưa tang. Khi đó, Ngô Mãnh đã tiến tới chỗ phúng viếng và nói: “Huyện lệnh không thể chết được, tôi sẽ cáo trạng lên trời”.
Mấy ngày sau đó, Ngô Mãnh luôn ở bên cạnh thi thể của huyện lệnh, và cuối cùng đã giúp được ông ấy từ cõi chết trở về.
Em trai của huyện lệnh là Càn Bảo, cũng là quan viên triều Tấn, khi thấy anh trai mình sống lại thì vô cùng cảm động, liền viết ra bộ sách nổi tiếng “Sưu Thần Ký” lưu danh cho hậu thế. Về sau, Ngô Mãnh ở Tây Bình đã ngồi trên xe nai trắng thăng thiên thành tiên mà rời đi.