Các bằng chứng tìm được cho thấy Trái đất có thể đã bị tấn công bởi một thiên thể ngoài hệ Mặt trời vào năm 2014.
Theo Bgr, vào đầu năm 2017, giới thiên văn đã xôn xao về một vật thể dường như đến từ ngoài hệ Mặt trời mà lần đầu tiên chúng ta quan sát được. Đó là một vật thể dài, hình điếu xì gà mà những người phát hiện ra nó đặt tên là Oumuamua. Nó bay xung quanh Mặt trời của chúng ta và quay trở lại không gian giữa các vì sao nhanh đến mức các nhà khoa học phải tranh giành để nghiên cứu về nó.
Hiện tại, sau khi kiểm tra hồ sơ về các vụ thiên thạch rơi trên Trái đất từ nhiều năm trước, các nhà nghiên cứu của Harvard tin rằng họ có thể đã phát hiện ra bằng chứng về thiên thạch ngoài hệ Mặt trời đầu tiên tấn công Trái đất. Nếu đúng, tảng đá đó đã đến hành tinh của chúng ta nhiều năm trước Oumuamua.
Nếu đúng, tảng đá đó đã đến hành tinh của chúng ta trước Oumuamua.
Theo Space.com, 2 nhà khoa học Harvard là Avi Loeb và Amir Siraj đã nghiên cứu dữ liệu từ CNEOS, Trung tâm nghiên cứu vật thể gần trái đất (chuyên theo dõi các vật thể ở gần Trái đất cũng như các tảng đá không gian rơi xuống).
Họ nhìn kỹ vào tốc độ mà các vật thể được quan sát thấy đang chuyển động cũng như góc mà chúng tiếp cận Trái đất. Một thiên thạch đặc biệt, được phát hiện trên quốc gia Nam Thái Bình Dương Papua New Guinea vào đầu năm 2014, ngay lập tức lọt vào mắt xanh của họ.
Tảng đá di chuyển với một tốc độ chóng mặt (trên 215.000km/h) và góc tiếp cận Trái đất cho thấy nó có thể đến từ bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.
Việc phát hiện ra một vật thể có nguồn gốc từ một hệ hành tinh khác là một vấn đề lớn và việc nó rơi xuống Trái đất thậm chí còn kích thích các nhà khoa học hơn.
Theo Khoahoc