Tân Sinh

Mười năm mộng cũ ứng thành, hóa ra thiên định rành rành là đây

Mười năm trước lạc vào trong mộng, gặp cảnh xui duyên phận lỡ làng, được gả cho chàng trai nghèo khó, vài năm sau chàng phát đường quan, rồi đến khi vào cung hậu chúa, đã hiện thành mộng giấc mười năm.


Nhân duyên giữa Đàm Tương Mẫn Công và phu nhân là một kỳ duyên. (Ảnh: internet)

Sự an bài kỳ diệu của ông trời dành cho cô gái bị hủy hôn đúng ngày cưới 

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, từ xưa đã có cách nói về ông Tơ bà Nguyệt, nhân duyên là do trời định. Trong lịch sử cũng có nhiều giai thoại được lưu truyền đến tận ngày nay. Câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ về một mối nhân duyên trời định như thế.

Nghi Hoàng, Giang Tây thời nhà Minh có một vị danh tướng tên là Đàm Luân, tự Tử Lí, hiệu Nhị Hoa, hiệu sau khi mất là “Tương Mẫn”, cho nên hậu nhân tôn ông là Đàm Tương Mẫn Công. Nghe nói nhân duyên vợ chồng của Đàm Tương Mẫn Công và phu nhân chính là một mối kỳ duyên.

Ban đầu, phu nhân của Đàm Tương Mẫn Công được hứa gả cho nhà họ Lý. Nhưng đúng vào ngày xuất giá, bà bị “són tiểu” trên kiệu đón dâu. Sau khi xảy ra chuyện mất mặt này, nhà họ Lý cảm thấy vô cùng nhục nhã và đã hủy hôn ngay tại đó, rồi đưa trả bà về nhà bố mẹ. Chuyện này được truyền đi khắp nơi, những người xung quanh ai cũng biết và cười chê. Vào thời điểm đó thật sự chẳng thể tìm nổi ai muốn cưới bà nữa.

Ngược lại, phu nhân của Đàm Tương Mẫn Công trong câu chuyện đó lại không hề xấu hổ vì chuyện này, bà vẫn sống cuộc sống khuê các an nhàn yên tĩnh chẳng hề để tâm phiền lòng vì lời nói chê cười bên ngoài. Mấy năm sau, người nhà đã vô cùng lo lắng, sợ bà chẳng thể gả được cho ai nữa.

Lúc bấy giờ chàng thanh niên Đàm Tương Mẫn Công vì gia cảnh bần hàn không có tiền mua sính lễ nên không lấy được vợ. Người nhà phu nhân ông sau khi biết chuyện, bèn bằng lòng không cần sính lễ, chỉ muốn nhanh chóng cho con gái được xuất giá. Rồi như vậy hai người đã bái thiên địa và trở thành vợ chồng.

Sau khi kết hôn, Đàm Tương Mẫn Công thấy rằng phu nhân là một người vừa hiền thục, lại thông minh không giống như một người từng són tiểu trong kiệu rước dâu, nên đã hỏi bà chuyện này. Nhưng phu nhân rất cẩn trọng và không hề nói gì, Đàm Tương Mẫn Công tuy hiếu kỳ, nhưng cũng đành thôi không hỏi nữa.

Năm Giáp Thìn Gia Tĩnh Đại Minh (năm 1544 công nguyên), Đàm Tương Mẫn Công thi đỗ tiến sĩ, làm được nhiều việc tốt cho nước cho dân, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như thái tử thiếu bảo, binh bộ thượng thư. Có một lần phu nhân của ông được hoàng hậu triệu hồi vào cung dự tiệc. Sau khi về bà cười và nói với tướng công: “Giấc mơ 10 năm trước nay cuối cùng đã thành sự thật.”

Bà nói nhỏ với Đàm Tương Mẫn Công: Sau khi lên kiệu rước dâu của nhà họ Lý, trên đường đi bà không may ngủ quên, mơ thấy hai người cung nữ trong cung dẫn bà vào trong cung, cung điện rất nguy nga tráng lệ, sau khi đi qua cửa cung điện, bà bỗng muốn đi tiểu tiện, hai người cung nữ bèn đưa bà vào một gian phòng trong hoàng cung, cho bà tiểu tiện trên một chiếc bồn cầu màu đỏ. Kết quả đến khi tỉnh giấc thì đã tiểu són ra kiệu.

Lúc đó bà tuy xấu hổ, nhưng nghĩ rằng giấc mơ này rất kỳ lạ ắt phải có nguyên do. Nên đã giấu không nói cho ai và đợi xem nó có đến thật hay không. Trước đây không nói giấc mơ này cho bất kỳ ai là vì sợ người ta nói bà cố ý lừa gạt để che đậy biện hộ cho việc làm xấu hổ của mình.

Đến ngày hôm nay khi bà vào cung, tất cả mọi thứ bà nhìn thấy đều y hệt như trong giấc mơ của 10 năm trước, trên đường cũng đột nhiên muốn tiểu tiện, cũng được cung nữ dẫn đi, hình ảnh căn phòng mà hai cung nữ dẫn bà vào cũng hoàn toàn giống với giấc mơ. Xem ra, nếu không có giấc mơ năm đó, thì bà cũng không thể có sự vinh hạnh như ngày hôm nay. Ngược lại không có vinh hạnh của ngày hôm nay, thì năm đó cũng không có giấc mơ ấy, ông trời đã có một sắp đặt thật kỳ diệu.

Đàm Tương Mẫn Công sau khi nghe phu nhân kể xong, liền nói: Mọi chuyện sớm đều đã được định sẵn, tất cả đều nằm trong sự sắp xếp và kiểm soát của các vị thần, sự tác hợp của ông và phu nhân hóa ra sớm đã được an bài từ trước.

Theo songdep.tv

>> Bác sĩ nói với tôi: Đây quả thực là một “phép lạ”