Tân Sinh

Đạo Đức Kinh – Lão Tử đã dự đoán sự hủy diệt của Đảng cộng sản Trung Quốc như thế nào? (Phần 1)

Lão Tử – người sáng lập Đạo giáo, so với Khổng Tử thì sớm hơn một chút, Khổng Tử từng hỏi Đạo với Lão Tử. Trong “Đạo Đức Kinh”, cuốn sách gồm hơn 5000 từ, đơn giản súc tích, lời ít mà ý nhiều, tư tưởng Đạo giáo được viết rõ ràng bằng những dòng thơ triết lí. Đây là một trong “Tam huyền” của văn hóa truyền thống Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng rãi trên khắp thế giới.

Trong “Đạo Đức Kinh” có khá nhiều phép ẩn dụ, nhưng chỉ có một vài câu là trừu tượng sâu xa, thâm thúy khó hiểu, khiến cho người đọc có loại cảm giác mờ mịt. Tác giả cho rằng, một vài câu của Lão Tử dường như gợi đôi chút liên tưởng. Mặc dù có thể được giải thích từ các góc độ khác nhau, nhưng chúng thực sự là những dự đoán về các sự kiện lớn xảy ra ngày nay tại Trung Quốc. Được gọi với cái tên “Quốc gia trung tâm của thế giới”, những sự kiến lớn phát sinh tại Trung Quốc đều có liên quan đến toàn bộ vận mệnh và tương lai của nhân loại chúng ta

Nơi đại địa Thần Châu ngày nay, một màn kịch lịch sử được dàn dựng, một cuộc đọ sức chính tà kinh tâm động phách đang xảy ra. Chúng sinh đã đợi rất lâu tới ngày Đại Pháp hồng truyền, Đảng cộng sản ác độc và tàn nhẫn vẫn liều mạng ngăn trở những chúng sinh được đắc cứu. Là sự kiện trọng đại phát sinh trong thời kì quan trọng nhất của lịch sử nhân loại, Lão Tử mang theo sứ mệnh của riêng mình, chúng ta không thể nhận xét đó là đúng hay sai. Lão Tử không giống như những người bình thường, trong thời gian truyền Đạo, ông sử dụng phương thức của Đạo giáo, chỉ ra chốn mê nơi cõi hồng trần.

Những dự ngôn của Lão Tử không giống với những dự ngôn thông thường khác. Dự ngôn của ông không liên quan tới thời gian sự việc, địa điểm và nhân vật nào cụ thể, mà chủ yếu là chỉ ra tính chất, đặc trưng và chiều hướng diễn biến của sự việc đó, đồng thời còn biểu hiện tư tưởng quan điểm cá nhân cùng giá trị khuynh hướng. So với các dự ngôn khác, dự ngôn của Lão Tử càng phức tạp và mơ hồ hơn. Ông mượn hình ảnh cỏ, cây, nước, đá, mưa to gió lớn hay sự vật tự nhiên để ví von, vận dụng chiến tranh, chiến thuật, vận dụng triết lí chiều sâu nhất định trong tư tưởng mà quy nạp tổng kết (chỉ nói đầu và cuối), hoặc là dùng cách nói ngược để nói bóng gió.

Đạo Đức Kinh là một trong “Tam huyền” đối với văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nó có ảnh hưởng rộng rãi trên khắp thế giới.

Dưới đây tác giả sẽ phân tích những dự ngôn trong Đạo Đức Kinh về sự hủy diệt của Đảng cộng sản Trung Quốc.

1. Đạo Đức Kinh – Chương 29: dự ngôn rằng ĐCSTQ trái với ý trời mà đoạt được thiên hạ, còn nói rằng vì chuyện này mà định ra kết cục cuối cùng của mình.

“Tương dục thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí, bất khả vi dã, bất khả chấp dã. Vi giả bại chi, chấp giả thất chi.”

(Tạm dịch: Muốn trị thiên hạ mà hữu vi thì không được. Thiên hạ, thần khí, không thể hữu vi, không thể cố chấp. Hữu vi thì làm hỏng thiên hạ, mà cố chấp thì mất thiên hạ)

Luận giải: Những người có ý đồ muốn cướp đoạt thiên hạ, thì sẽ không đạt được mục đích đâu. Bởi vì thiên hạ này có thần linh cai quản, bất cứ người nào cũng không thể hoành hành ngang ngược, cũng không thể lấy làm của riêng. Người hoành hành ngang ngược chắc chắn thân bại danh liệt, mà người lấy làm của riêng rồi cũng sẽ không còn gì.

Đảng cộng sản không tin Thần Phật cũng không tin vào Trời, chỉ tin bạo lực, còn tuyên dương “Chính quyền sinh ra từ nòng súng”, “Nhân định thắng thiên”.

Đảng cộng sản trái với ý trời mà đoạt được thiên hạ, không chỉ động cơ chiếm đoạt tà ác, mà sau khi thực hiện được thủ đoạn đê tiện, nó còn tùy ý làm xằng làm bậy, luân phiên vận động giết người, làm ra những gì là “Đại nhảy vọt”, “Đại cách mạng văn hóa”,  phá hủy truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, tuyên dương vô thần luận tà ác, thuyết duy vật và thuyết tiến hóa, cắt đứt mối quan hệ giữa con người với trời đất, có thể nói là vô cùng ngang ngược phách lối.

Không chỉ vậy, nó còn đem toàn bộ Trung Quốc làm của riêng, thực hiện những chính sách tàn bạo với người dân, áp đặt chuyên chế độc tài nghiêm khắc nhất tới thể xác và tinh thần của nhân dân. Đây đều là đi ngược lại với thiên ý lòng dân, vi phạm giới luật của Trời. Đạo Đức Kinh – chương 29 dự ngôn rằng Đảng cộng sản sẽ có kết cục thân bại danh liệt.

2. Đạo Đức Kinh – Chương 24: dự ngôn rằng ĐCSTQ bất chính, mang bản chất ngoại lai cuồng vọng tự đại và diện mạo xấu xa

“Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự kiến giả bất minh, tự thị giả bất chương, tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trường.”

(Tạm dịch: Kẻ kiễng chân thì đứng không vững, kẻ sải bước thì không đi được lâu, kẻ tự thể hiện thì không thanh bạch, kẻ tự cho là phải thì không chói lọi, kẻ tự kể công thì không có công, kẻ tự phụ thì không trường cửu)

Luận giải: Kiễng chân lên để đứng cao hơn, ngược lại đứng sẽ không vững; cố bước dài để đi nhanh hơn, ngược lại đi không nổi. Kẻ khoác lác thì danh tiếng không tốt, kẻ tự khoe khoang ngược lại làm người ta khinh thường, kẻ tự mình tâng bốc, chỉ làm người ta thóa mạ, kẻ tự cao tự đại lại làm người ta giễu cợt.

Để tìm một chân dung khắc họa nhân vật này trong lịch sử quả thật rất khó. Thực ra, bất kể là tiểu thương cho tới binh lính, hay là đế vương quân tướng, đều không thể đồng thời có tất cả đặc điểm này, như thế chả khác nào làm trò hề. Mà trong “Đạo Đức Kinh” thường cho thấy quy luật lịch sử của xã hội và quy luật tự nhiên của trời đất, cho thấy những sự kiện trọng đại của nhân loại, chứ không nhắm vào chi tiết vụn vặt của cá nhân nào đó. Quá hiển nhiên, đoạn này chính là dự ngôn về Đảng cộng sản quái thai. Chỉ có ĐCSTQ đây mới xứng đáng có cái ghế này. Mở ra loạt báo của nó, chỉ toàn là những thứ như “Đảng của ta là nhất quán đúng đắn”, “Tiến tới chủ nghĩa cộng sản”, “Từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, “Người có gan lớn chừng nào, đất có sản lượng cao chừng ấy”, “Cản Mỹ vượt Anh”, “Vĩ đại, quang minh, chính xác” đều là luận điệu của văn hóa đảng. Những luận điệu này, nhân dân gọi nó là “Giả – ác – đấu”.

Nhân vật tượng hình của Đạo Đức Kinh chương 24 và những đặc trưng về hành vi chỉ là một phép ẩn dụ. Đảng cộng sản là một con tà linh có “dục vọng lớn, bụng dạ hẹp hòi, phẩm hạnh xấu xa, diện mạo quái thai”. Chỉ với vài câu nói từ 2500 năm trước của Lão Tử đã khắc họa lập luận vô cùng sắc sảo.

(Còn tiếp…)

Dịch từ: Epochtimes Singapore

Ngày đăng: 6/9/2019