“Nếu chúng ta bàng quan đối với những tội ác đang xảy ra ngày hôm nay, vậy thì ngày mai có thể chính chúng ta là người bị hại. Tội ác chống lại loài người nhắm vào tất cả mọi người.” – David Matas.
Cô Emily Coopur nói: “Chúng ta không thể im lặng, chính phủ Úc phải lên tiếng ngăn chặn cái ác. Mọi người nên ký tên chống bức hại”. Anh Bradley Whitehead đến từ New Zealand nói: “Ở New Zealand chúng tôi đã từng nghe qua về tội ác mổ cướp tạng học viên Pháp Luân Công, quá đáng sợ, đây là một bi kịch. Tôi hy vọng Thủ tướng Malcolm Turnbull sẽ lên tiếng mạnh mẽ hơn vì tình hình nhân quyền đối với Pháp Luân Công trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới”.
Người dân nhiều nước Tây phương cũng lên tiếng ủng hộ học viên Pháp Luân Công bằng cách kêu gọi chính phủ của họ tham gia lên tiếng vì Pháp Luân Công. Có thể thấy, những người đấu tranh vì nhân quyền và chính nghĩa không có biên giới quốc gia. Vì chung lý tưởng mà mọi người ở những nơi xa xôi khác nhau có được tiếng nói chung trong nghĩa cử chống bức hại ở Trung Quốc Đại Lục.
Ông Edward McMillan-Scott, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu cho biết: “Cộng đồng quốc tế luôn quan tâm đến tội ác bức hại nhân quyền, đặc biệt là đối với các học viên Pháp Luân Công”.
Trên thế giới, có thể nói Canada là nước đi đầu trong hành động kêu gọi chống bức hại, đến nay vẫn không ngừng lên tiếng. Các nhiệm kỳ Thủ tướng từ năm 1999 đến nay đều luôn nhắc đến vấn đề Pháp Luân Công với lãnh đạo chính quyền Trung Quốc Đại Lục. Ngày 26/7/1999, tờ The Globe and Mail có ảnh hưởng nhất Canada đã đăng bài “Canada lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công”. Tháng 7/2000, Toàn quyền Canada, bà Adrienne Clarkson đã gửi thư chúc mừng nhân dịp Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp, trở thành vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới lên tiếng ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp.
Ở Trung Quốc Đại Lục, luật sư Cao Trí Thịnh cùng nhiều luật sư chính nghĩa khác đã lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công, vì thế mà cũng bị chính quyền Trung Quốc bức hại. Dũng khí của họ khiến nhiều người phải khâm phục.
Cùng với những nỗ lực không ngừng đi giảng chân tướng của các học viên Pháp Luân Công, càng ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc nhận thức được tội ác bức hại Pháp Luân Công. Họ đã đứng ra lên án tội ác của ông Giang Trạch Dân. Họ chỉ nói những lời mộc mạc: “Đừng nói là ký, cho dù phải đến tận Bắc Kinh tố cáo tôi cũng đi”, “Một kẻ hại bao nhiêu người như thế thì phải kiện”. Một người dân bán trái cây nói: “Pháp Luân Công tốt như thế sao lại bị bức hại, chuyện này tôi cũng đã được chứng kiến và đang muốn tìm cơ hội để lên tiếng. Khi nào xử được Giang Trạch Dân thì người dân Trung Quốc mới hy vọng có được những ngày tháng tốt đẹp”…
Luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, ông David Matas đã giải thích tại sao phải quan tâm đến cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Ông chỉ ra:
“Nếu chúng ta bàng quan đối với những tội ác đang xảy ra ngày hôm nay, vậy thì ngày mai có thể chính chúng ta là người bị hại. Tội ác chống lại loài người nhắm vào tất cả mọi người.”
Học viên Pháp Luân Công sống theo nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn, đó là sức mạnh giúp thanh tẩy tâm hồn, xây dựng đạo đức. Chính quyền Trung Quốc trấn áp họ là quay lưng lại với văn minh nhân loại. Lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công là bảo vệ giá trị của thế giới, bảo vệ nền tảng đạo đức của loài người. Bảo vệ đạo lý và lương tri là bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, cũng là xây dựng tương lai cho chính mình.
Ngày nay, loài người đang đứng trước nhiều nguy cơ. Trái đất chung của chúng ta cần có những con người có lòng chân thành và dũng khí đứng lên bảo vệ. Tình trạng học viên Pháp Luân Công bị bức hại là một câu hỏi đối với lương tri thế giới, là vấn đề trọng đại liên quan đến tất cả mọi người. Trong thời kỳ đặc biệt này, mỗi hành động và lời nói của từng cá nhân là sự kiểm chứng tự thân. Lên tiếng vì chính nghĩa là đạo đức. Im lặng là dung túng cho cái ác. Mỗi người chúng ta phải suy nghĩ thật nghiêm túc xem mình muốn đi vào tương lai như thế nào?
Video trailer bộ phim “Free China: Dũng khí niềm tin”:
Tinh Vệ biên dịch
Theo daikynguyenvn.com