Đời người được chia làm 3 giai đoạn, thể hiện rõ trong cách “nhìn đời”: Tuổi trẻ thì nhìn xa; trung niên nhìn thấu; lão niên xem nhẹ.
Trong cuộc sống, có những thứ nếu như không thể trụ vững được, thì chỉ có thể bị vứt bỏ; có những điều mong mỏi không đạt được, chỉ có thể buông tay; bảo lưu không được, chỉ có thể kết thúc.
Cuộc sống chính là như vậy, lựa chọn không dễ, buông bỏ cũng rất gian nan.
Nỗi khổ của đời người, chính là khổ khi phải lựa chọn. Khó khăn của cuộc đời, chính là khó ở chỗ buông tay.
Nhân sinh, nói cho cùng, chính là quá trình liên tục giữa lựa chọn và buông bỏ
Đời người được chia làm 3 giai đoạn, thể hiện rõ trong cách “nhìn đời”: Tuổi trẻ thì nhìn xa; trung niên nhìn thấu; lão niên xem nhẹ.
Nhìn xa, là cách nhìn có phần nông cạn, thiếu đi tính thực tế. Cho nên, nhiều khi chỉ thấy được cảnh đẹp trước mắt, mà không thấy rằng ngoài ngọn núi này còn những ngọn núi khác còn cao lớn hơn.
Nhìn thấu, chính là có thể hiểu được rằng, thiên hạ bận rộn huyên náo đều là vì chữ “danh”, thiên hạ nhốn nháo đua chen, đều là vì chữ “lợi”.
Xem nhẹ, không phải là không cầu tiến, cũng không phải là không cố gắng, càng không phải là không truy cầu, mà chính là bình thản với sự đời, thản nhiên không vướng bận, rời xa huyên náo xa một chút, tiến gần tự nhiên một chút.
Tất cả mọi cảm xúc không vui, đều có nguồn gốc từ hai chữ “tâm loạn”.
Chúng ta sở dĩ mệt mỏi, bởi vì thường lưỡng lự giữa ôm giữ và buông bỏ. Chúng ta sở dĩ hoang mang, là vì thích đối đãi với sự vật một cách tiêu cực, không thể tự thoát ra được.
Lý do chúng ta không hài lòng, không phải vì chúng ta đạt được quá ít, mà là hy vọng được quá nhiều. Chúng ta sở dĩ cảm thấy thống khổ, là vì trí nhớ ta quá tốt.
Tâm chúng ta nếu như rối loạn, thì hết thảy mọi thứ đều rối loạn. Mọi thống khổ của cuộc đời, đều phát sinh từ nơi nội tâm của chính mình mà ra.
Tâm thái khác nhau thì cảm thụ về cuộc sống cũng khác nhau. Nếu như bảo trì một loại tâm thái bình thản, thống khổ sẽ càng chạy càng xa.
Nhân sinh vốn không thập toàn thập mỹ, quan trọng là khả năng buông bỏ chấp nhất được bao nhiêu.
Một người có hàm dưỡng cần phải hiểu được độ lượng, tha thứ. Một người tu dưỡng, phải hiểu được bao dung, tôn trọng.
Nhân sinh vốn không có hoàn mỹ, hạnh phúc không thể tròn đầy, cố chấp sẽ trở thành gánh nặng, buông tay mới là giải thoát.
Tuệ Tâm, dịch từ Cmoney