Mỗi người đều muốn theo đuổi hạnh phúc, hi vọng ngày ngày được hạnh phúc. Nếu như bạn chấp nhận bỏ ra càng nhiều, thì hạnh phúc mà bạn thu được cũng càng nhiều, bởi vì đó là thành quả của sự nỗ lực cho tín ngưỡng của bạn.
Suy nghĩ trên có lẽ nhận được sự đồng tình của nhiều người, nhưng sự theo đuổi quá đà, ngược lại sẽ khiến người ta cảm thấy áp lực, nảy sinh cảm giác xa cách, thậm chí là nghẹt thở.
Có lẽ hạnh phúc giống như một chú chim nhỏ hoảng hốt, càng muốn bắt, thì nó càng bay xa. Những ngày lễ đặc biệt như sinh nhật, giáng sinh hay tình nhân, mọi người thường cảm thấy hụt hẫng, có thể cũng là vì lẽ đó.
Theo đuổi hạnh phúc là sự cứu vớt hay cản trở
Theo đuổi hạnh phúc là sự cứu vớt hay cản trở. (Ảnh từ mytourcdn)
Iris Mauss, giảng dạy tại Đại học California ở Berkeley, là một trong những nhà tâm lý học đầu tiên nghiên cứu lý luận hạnh phúc một cách có hệ thống. Cô được khơi gợi từ những cuốn sách truyền cảm hứng trong quá khứ, và những cuốn sách này hầu như đều coi hạnh phúc là điều kiện cần thiết cho cuộc sống, là một chỉ tiêu cần đạt được.
Nếu đánh giá cao thứ mà mọi người cho là hạnh phúc, thì mọi người có thể không ngừng nâng cao tiêu chuẩn, nhưng đối với hầu hết mọi người, tiêu chuẩn này không dễ đạt được, tự nhiên dễ sinh ra cảm giác mất mát, so với hạnh phúc được nhắc đến trong các cuốn sách thì khác một trời một vực.
Vì vậy, Iris Mauss đã nỗ lực hợp tác với Maya Tamir, Nicole Savino và Craig Anderson để chứng minh suy nghĩ của họ thông qua một loạt các nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người càng để tâm rằng liệu cuộc sống của mình có hạnh phúc hay không, thì mức độ hài lòng với bản thân của họ càng thấp. Những người trong hoàn cảnh căng thẳng, khao khát hạnh phúc của họ có thể làm cho tình hình chuyển biến tốt hơn, bởi vì nỗi đau mà họ từng trải qua sẽ áp chế cảm giác hạnh phúc tự nhiên nảy sinh đó.
Tiếp theo Iris Mauss tiến hành một cuộc thực nghiệm khác, bọn họ cho một nửa số người thực nghiệm đọc một báo cáo giả, nội dung là tầm quan trọng của hạnh phúc; nửa còn lại đọc một bài viết về “Năng lực phán đoán tốt” có lợi cho bản thân thế nào. Cả hai tài liệu này sẽ không làm nảy sinh bất kỳ cảm xúc gì với người thực nghiệm. Sau đó, họ cho tất cả những người thực nghiệm xem một bộ phim tình cảm ấm áp về huy chương vàng Olympic.
Kết quả của cuộc thực nghiệm cũng khá thú vị, những người tham gia càng khát khao hạnh phúc, thì tâm trạng có ít biến động hơn sau khi xem bộ phim, nhưng đối với những người thực nghiệm đọc bài văn có nội dung đầy tính “tích cực và hi vọng”, thì yêu cầu về hạnh phúc của họ cao hơn, vì vậy, sau khi xem xong bộ phim thì cảm thấy thất vọng, và không thấy được sự khích lệ.
Càng quá kỳ vọng về hạnh phúc, càng khiến người ta cảm thấy cô độc
Nghĩ kĩ lại, có lẽ chúng ta thường rơi vào những tình huống như vậy, ví dụ như trong đám cưới long trọng hay chuyến du lịch được mong đợi nhất, bạn càng muốn tận hưởng từng phút giây hạnh phúc, thì lại càng cảm thấy trống rỗng. Ngược lại, đôi khi bạn chỉ cần đi ra ngoài để giải khuây, nhưng lại có thể có một trải nghiệm tuyệt vời.
Xem ra càng quá kỳ vọng về hạnh phúc, càng khiến người ta cảm thấy cô độc và xa cách, bởi vì mọi người chỉ coi bản thân mình là trung tâm, mà hời hợt với những người xung quanh. Đặc biệt nếu như lúc đó có người can thiệp vào cảm xúc hạnh phúc của họ, những người này sẽ dùng tâm trạng tiêu cực để đánh giá đối phương.
Không chỉ vậy, Aekyoung Kim ở Đại học Rutgers và Sam Maglio ở Đại học Toronto, Canada đã phát hiện một khả năng tiêu cực khác: khi mọi người có ý thức theo đuổi hạnh phúc, càng dễ cảm nhận được sự trôi đi của thời gian.
Nếu bạn không lấy những người đó để so sánh với chính mình, cuộc sống của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn. (Ảnh: Facebook)
Kết quả thử nghiệm của họ cho thấy rằng vì hạnh phúc là chủ quan, nên nội hàm của nó liên tục thay đổi, thậm chí mọi người khó có thể cảm nhận được liệu họ có đạt đến đỉnh cao của hạnh phúc hay không. Ngay cả khi một khoảnh khắc nào đó được thỏa mãn, mọi người vẫn hy vọng rằng hạnh phúc này có thể kéo dài mãi, và kết quả là gánh nặng bắt đầu tăng lên.
Ngày nay với sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội, hiện tượng này rất rõ nét. Khi chúng ta khao khát cuộc sống hạnh phúc của người khác, cảm giác mất mát của chúng ta sẽ càng nhiều. Nếu bạn không lấy những người đó để so sánh với chính mình, tôi tin rằng cuộc sống của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.
Xem ra những người càng biết chấp nhận những thăng trầm của cuộc sống và những cảm xúc tiêu cực, thì tấm lòng càng rộng mở và bao dung với người khác, họ càng hài lòng với cuộc sống của chính mình, hạnh phúc sẽ tự nhiên đến, không cần dồn mọi tâm trí để theo đuổi.