Tân Sinh

Chính khách Anh: Quan hệ với chính quyền độc tài Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt

Chính khách Anh cho rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dựa vào sự dối trá độc hại và nỗi sợ hãi để duy trì quyền lực và kiểm soát người dân của mình.

Sự bùng phát bệnh viêm phổi Vũ Hán từ Trung Quốc đã lan sang 188 quốc gia. Mới đây Daily Mail đã trích thư ông Thomas Georg John Tugendha, thành viên Nghị viện khu vực Tonbridge và Malling, một chính khách thuộc Đảng bảo thủ Anh viết cho trang tin rằng, chính phủ Trung Quốc sử dụng những lời dối trá và gây ra nỗi sợ hãi để duy trì quyền lực, nếu người Anh tiếp tục dựa vào lợi ích từ thị trường kinh tế Trung Quốc, thì sẽ phải trả giá rất đắt.

Ông hỏi hai câu hỏi sắc sảo. “Khi chúng ta nhập hàng Trung Quốc, chúng ta cũng nhập hệ thống giá trị độc đoán của Trung Quốc (chính quyền Trung Quốc)? Hay chúng ta nên hợp tác với các nước tự do khác để giảm sự phụ thuộc ngày càng tăng vào đất nước độc tài này?”

Hợp tác với chính quyền Trung Quốc sẽ phải trả giá rất đắt

Tugendhat kêu gọi: “Bây giờ chúng ta có một cơ hội lý tưởng để đánh giá tương lai của thế giới sẽ như thế nào và bắt đầu định hình nó theo khuôn khổ đạo đức của chính chúng ta. Giống như tất cả các chế độ độc đoán, chính phủ Trung Quốc về cơ bản là yếu kém”.

“Nó dựa vào sự dối trá độc hại và nỗi sợ hãi để duy trì quyền lực và kiểm soát người dân của mình, đây là lý do tại sao nó che giấu sự thật từ thời điểm virus tấn công lần đầu tiên”.

Ông đã đưa ra một ví dụ: Trên thực tế, thông tin dịch bệnh được Đài Loan phát hiện từ rất sớm. Họ biết rằng virus này đã lây lan từ Vũ Hán và lan đến sân bay Đài Loan.

Tugenha viết, chính xác là vì chính quyền Đài Loan biết mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, họ đã ra lệnh kiểm tra quy mô lớn và theo dõi các mối liên hệ. Cách triển khai phòng ngừa của Đài Loan đã đặt ra một mô hình cho các quốc gia khác trên thế giới.

“Nhưng thật đáng xấu hổ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn bỏ qua ví dụ về Đài Loan. Bruce Aylward, Trợ lý Tổng giám đốc của tổ chức, thậm chí từ chối công nhận sự tồn tại của Đài Loan, chủ yếu vì Bắc Kinh tuyên bố rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.

“Phản ứng của WHO đối với Đài Loan cũng lộ ra một sự thật. Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) quyết tâm thiết lập một trật tự thế giới mới do chính họ đứng đầu. Các nhà lãnh đạo của họ đã lên kế hoạch toàn cầu”.

“Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng các dự án ngoại giao và kinh tế như ‘Sáng kiến Một vành đai, Một con đường’ để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ trải khắp châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và châu Âu. Mặt khác, 50% ô tô, 80% máy tính và 90% điện thoại (trên thế giới) được sản xuất tại Trung Quốc”.

“Điều đáng lo ngại hơn là chính quyền Bắc Kinh đang sử dụng mở rộng công nghệ để xâm nhập hệ thống an ninh quốc tế và thay đổi các thuộc tính của Internet. Các công ty viễn thông như Huawei và ZTE, họ không chỉ là các công ty toàn cầu, mà còn là các tổ chức do nhà nước kiểm soát. Mục đích của nó là mã hóa công nghệ giám sát của Bắc Kinh vào hệ thống thông tin liên lạc của thế giới”.

Tham vọng của Bắc Kinh đã bị phơi bày trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Tugendhat nói rằng có một ví dụ điển hình nhất cho điều này là tin giả về virus do chính quyền Trung Quốc đưa ra trên Internet, với ý định thao túng sự thật, đã phơi bày tham vọng của Bắc Kinh.

Tugendhat cũng liệt kê một loạt các sự kiện. Kể từ năm 2014, số lượng tàu mới do hải quân của chính phủ Trung Quốc đưa ra có số lượng lớn hơn tổng số hải quân Anh có. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đã thiết lập các tiền đồn quân sự ở vùng biển tranh chấp, cố gắng sử dụng vũ lực để thay đổi bản đồ thế giới.

“Trên thực tế, chúng ta đã học được rất nhiều từ các sự cố virus của ĐCSTQ, một trong số đó bao gồm mức độ toàn cầu hóa thực sự. Chúng ta luôn ưu tiên Bắc Kinh trong thương mại, mà không coi trọng khoa học cũng như yếu tố gây nguy hiểm cho các khu vực khác trên thế giới (của Trung Quốc). Cách thức đó đã phải trả giá”.

Ông nhắc nhở rằng trong thế giới mới này, chúng ta cần những đối tác mới, nhưng chúng ta cũng nên ghi nhớ những nguyên tắc cũ. Hệ thống quan hệ quốc tế của chúng ta chủ yếu được xây dựng trên các trụ cột của thương mại mở và pháp quyền, nhưng những nền tảng này đang bị lung lay. Những nguyên tắc này đang bị ĐCSTQ chà đạp, coi quyền con người và quyền sở hữu trí tuệ là không quan trọng.

Theo : Theo Daily Mail