Cuộc bầu cử Hội đồng quận ở Hồng Kông giống như một cuộc trưng cầu dân ý đối với chính quyền của ĐCSTQ và chính phủ Hồng Kông, một nhân sĩ trong cuộc biểu tình cho biết, kết quả của cuộc bầu cử lần này cho thấy người Hồng Kông cự tuyệt sự can thiệp của ĐCSTQ. Tuy nhiên, cuộc đối đầu chỉ mới vừa bắt đầu, tự do thực sự cho người Hồng Kông phải là sự sụp đổ của ĐCSTQ.
Phong trào phản đối dự luật dẫn độ diễn ra hơn 5 tháng đã làm cho người Hồng Kông gắn kết lại với nhau, nhờ vậy mà phe dân chủ đã thắng áp đảo phe thân chính quyền ĐCSTQ trong cuộc bầu cử Hội đồng Quận ở Hồng Kông, người dân vì thế mà reo hò chúc mừng. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc mà mới chỉ đi được nửa đường. Một khi cuộc bầu cử kết thúc, người dân Hồng Kông lập tức bắt đầu tiến hành các hoạt động phản kháng khác.
David Wu – một nhân sĩ Hồng Kông liên tục tham gia các cuộc biểu tình đã nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times), số người bỏ phiếu và tỉ lệ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hội đồng quận lần này đều đạt đến mức cao nhất trong các cuộc bầu cử từ xưa đến nay ở Hồng Kông. Đây chính là một cuộc trưng cầu dân ý về thái độ của người dân Hồng Kông đối với ĐCSTQ.
Trong thời gian diễn ra phong trào phản đối dự luật dẫn độ, ĐCSTQ liên tục “bôi nhọ” những người biểu tình là “côn đồ”, còn nói không có nhiều người tham gia biểu tình, rằng “Đại đa số im lặng”, tuy nhiên kết quả mới nhất của cuộc bầu cử đã làm cho cả hai phía ĐCSTQ và chính phủ Hồng Kông mất mặt. Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói phải “nghiêm túc suy nghĩ lại”, còn phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã chuyển trọng tâm và gọi đó là ” sự can thiệp của thế lực nước ngoài”.
David nói, phe Dân chủ trong cuộc bầu cử lần này đạt đến 85% ghế trong nghị viện, giành được 388 ghế trong tổng số 452 ghế, phe dân chủ chiếm đa số ghế trong 18 hội đồng quận ở Hồng Kông, có 2 quận lại giành được toàn bộ số ghế, “chúng ta có thể thấy ý dân rất rõ ràng ở Hồng Kông, người Hồng Kông từ chối ĐCSTQ tiếp tục can thiệp, từ chối những người đắc cử của ĐCSTQ”.
Ứng viên thắng cử của phe dân chủ Kelvin Lam và Joshua Wong vẫy tay, cám ơn sự ủng hộ của cử tri. (Ảnh: AP)
David nói, ĐCSTQ gọi những thanh niên là “Cảng độc” (những người đơn độc ở Hồng Kông), thật ra đó là cần thiết để tuyên truyền ở Trung Quốc, bởi vì người Đại lục ở khắp nơi đối với phong trào giành độc lập dường như trong lòng đều phản đối, điều này cũng liên quan đến việc bị ĐCSTQ truyền bá tẩy não trong thời gian dài.
Các yêu cầu của người Hồng Kông thật sự rất rõ ràng, đó chính là hy vọng chính quyền ĐCSTQ thực hiện “một quốc gia hai chế độ” và thực hiện cuộc tổng tuyển cử thật sự, để người Hồng Kông lại có được sự tự do thêm một lần nữa. ĐCSTQ muốn gắn liền phong trào dân chủ ở Hồng Kông với phong trào phản cộng sản, đơn thuần là để lừa gạt người dân ở Đại lục.
“Thật ra chúng ta đều biết, hiện nay có những chứng cứ hết sức rõ ràng, cái gọi là ‘cuộc vận động bạo lực và phá hoại’, nhưng trên thực tế rất nhiều việc là do quân cảnh của ĐCSTQ mặc áo đen che mặt gây ra. Bao gồm nhiều vụ châm lửa phóng hỏa và một số hành động phá hoại tại nhà ga tàu điện ngầm.
Sau khi sự việc xảy ra, người dân đều phát hiện ra, những người phá hoại chỉ cần nói với cảnh sát rằng ‘chúng ta là người một nhà’ thì cảnh sát liền thả họ ra, những việc này đều đã bị ghi hình lại. Cho nên, cách lừa bịp này không hiệu quả ở hoàn cảnh xã hội công khai như Hồng Kông”.
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh nhân Lễ Tạ ơn để cảm ơn chính phủ Mỹ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. (Ảnh: HKnews)
David nói: “Người Hồng Kông chúng tôi không thể bị ĐCSTQ lừa bịp, các yêu cầu của chúng tôi rất rõ ràng, chính là chúng tôi không cần ĐCSTQ, chính là chúng tôi không cần người của ĐCSTQ, chính là chúng tôi cần bỏ ĐCSTQ”.
Nhưng David cũng nói rằng, người Hồng Kông sẽ không cảm thấy tự mãn với kết quả của cuộc bầu cử này và càng không buông thả vì cuộc chiến vẫn chưa kết thúc mà mới chỉ đi được nửa đường.
“Chúng tôi hiểu rõ cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt, bởi vì người Hồng Kông và ĐCSTQ đối đầu nhau, tự do thật sự mà người Hồng Kông giành được phải là sự sụp đổ của ĐCSTQ”.
David nói, phong trào phản đối dự luật dẫn độ lần này có thể nói là cuộc chiến mang tính toàn dân, ngoài thanh niên trẻ tuổi còn có những người chủ chốt của xã hội, những người trung niên là trụ cột vững vàng, thậm chí còn có rất nhiều người lớn tuổi đều đứng ra biểu tình.
Ngoài ra, ông còn nói: “Chúng tôi vẫn muốn 5 yêu cầu, không thể thiếu một, chúng tôi nhất định phải truy cứu đến cùng việc lạm dụng bạo lực của cảnh sát, cũng như yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức và thả tất cả những nhân sĩ bất đồng ý kiến bị bắt, cải cách chế độ bầu cử hiện nay của Hồng Kông để đi đến cuộc tổng tuyển cử thực sự, đây mới chính là những gì chúng tôi thực sự cần”.
Theo Tinh Hoa