Ngày 11/10, Tổng thống Donald Trump đã đặt bút ký bản dự thảo “Cứu biển”. Hành động này đã bật đèn xanh cho sáng kiến làm sạch 8 triệu tấn rác từ đại dương trên khắp hành tinh.
Tổng thống Trump ký Đạo luật về biển năm 2018 tại Văn phòng Bầu dục tại Nhà Trắng ở Washington, Hoa Kỳ, ngày 11/10/2018. (Ảnh: REUTERS / Kevin Lamarque)
“Với cương vị là tổng thống, tôi sẽ tiếp tục làm mọi thứ có thể để ngăn chặn các quốc gia khác biến đại dương của chúng ta thành bãi chôn lấp rác thải của họ. Đó là lý do tại sao tôi sẵn lòng và rất sẵn lòng, tôi phải nói điều đó khi đặt chữ ký của mình vào dự thảo luật quan trọng này”, Tổng thống Trump nói khi ký vào Đạo luật Cứu biển tại Phòng bầu dục để đưa nó trở thành luật.
Theo thông tin ghi nhận, dự luật đã được Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa – ông Alaska Dan Sullivan tài trợ. Mục đích của dự luật là thúc đẩy các nỗ lực trong nước và quốc tế theo hướng mạnh mẽ hơn, để dọn dẹp rác thải trên khắp các đại dương.
Thông qua đó, dự luật sẽ mở rộng chương trình thu nhặt rác trên đại dương và khí quyển quốc gia trong 5 năm nữa. Đồng thời dự luật còn thúc đẩy sự gắn kết giữa các cơ quan liên bang khác nhau trong cách cắt giảm lượng rác thải trên biển.
Thời gian qua dự luật Cứu biển đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các đảng viên nằm trong số những nhà làm luật. Thậm chí nó còn nhận được sự đồng thuận của cả Nhà Trắng và Thượng Viện.
Lý giải cho điều này Tổng thống Trump giải thích rằng: “Hàng năm có hơn 8 triệu tấn rác thải được đổ vào các đại dương xinh đẹp của chúng ta từ nhiều nước trên thế giới. Những quốc gia này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và rất nhiều quốc gia khác”.
“Theo đó các loại rác thải, chất thải và những mảnh vụn đã không chỉ gây hại cho sinh vật biển, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến ngư dân, những nền kinh tế ven biển và dọc theo các dải đất rộng lớn của nước Mỹ. Một thông tin xấu là số lượng rác thải khổng lồ đang trôi nổi về phía chúng ta”.
Thực tế cho thấy vấn đề về rác trên biển đã trở thành một chủ đề ngày càng nóng trên trường quốc tế. Tương tự như tờ National Geographic đưa tin vào năm 2015, hiện đã có 5,25 nghìn tỷ mảnh rác nhựa trên các vùng biển khắp thế giới. Trong đó có khoảng 269.000 tấn rác trôi nổi trên bề mặt đại dương và khoảng 4 tỷ nhựa microfiber trên mỗi km vuông đang nằm sâu dưới đáy đại dương.
Trước thực trạng trên Tổng thống Trump nói rằng: Các chính quyền trước đây “hoàn toàn không làm gì” để giải quyết vấn đề này, khi các chính phủ nước ngoài đổ chất thải của họ xuống biển và khiến chúng đổ bộ vào bờ biển của Hoa Kỳ.
Ông tiếp tục cho, biết Nhà Trắng đã thông báo cho các chính phủ khác “một cách rất mạnh mẽ” về những thay đổi sắp tới đây.
Được biết trong quá khứ ông Trump đã gọi sự biến đổi khí hậu là “một trò lừa bịp” và đưa ra một lời tuyên bố mạnh mẽ vào năm 2012 rằng: “Khái niệm về sự nóng lên toàn cầu nhân tạo đã giúp cho người Trung Quốc làm cho nền sản xuất của Mỹ không có sức cạnh tranh”.
Vì vậy trên cương vị là một tổng thống, ông không muốn thực hiện các bước tiếp theo để kiềm chế sự biến đổi khí hậu, một hành động mà ông nhận thấy sẽ phá hủy một số ngành công nghiệp của nước nhà.
Vào năm 2017 Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố rằng sẽ rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Thỏa thuận này đã được 195 quốc gia ký kết vào tháng 12/2015. Nó đặt ra mục tiêu cho toàn cầu trong việc giữ hành tinh không bị nóng lên trên 1,5 độ C.
Và cũng chính từ quyết định của mình mà ông Trump đã phải nhận lấy sự lên án của một số nhà lãnh đạo trên toàn cầu. Nhưng vào thời điểm đó ông nói rằng: “Chúng ta sẽ thân thiện với môi trường nhưng chúng ta sẽ không đưa các doanh nghiệp của mình ra khỏi công việc kinh doanh. Và chúng ta sẽ không đánh mất việc làm của chúng ta”.
Sau cùng Tổng thống Trump mạnh mẽ khẳng định: “Chúng ta sẽ lớn mạnh”.
Tú Văn, theo Dailycaller.com