Tân Sinh

Tập Cận Bình nắm được bao nhiêu quyền kiểm soát Trung Quốc?

Chính quyền Trung Quốc đang trong một thế cờ bất phân thắng bại liên quan đến cuộc chiến giữa phe Tập Cận Bình và đối thủ Giang Trạch Dân. Lợi thế của ván cờ đang nghiêng về ai?

Có quan điểm cho rằng ông Tập là người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền lực nhất trong hàng thập kỷ qua, nhờ nhiều chức danh (Lãnh đạo “hạt nhân”, Tổng tư lệnh quân đội) và cơ quan công tác (Chủ tịch của một số cơ quan hoạch định chính sách chủ chốt) mà ông Tập đã tích lũy được, cũng như sự thành công trong chiến dịch chống tham nhũng của ông khi loại trừ những đối thủ cấp cao.

Tuy nhiên, như đã lập luận trước kia, ông còn xa mới là một người lãnh đạo không bàn cãi, bởi vị thế chính trị của ông Tập thực tế dễ lung lay hơn nhiều so với những gì có thể thấy từ bên ngoài. Ông Tập phải đối mặt với sự đấu đá quyết liệt từ phe phái chính trị có tầm ảnh hưởng mạnh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người luôn muốn chống phá ông. Ông Tập cũng đối mặt với sự phản kháng cứng rắn từ giới quan tham Trung Quốc, vốn được hưởng rất nhiều lợi ích từ những quy chế và chính sách lỏng lẻo dưới thời của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Ở cấp cao nhất trên chính trường Trung Quốc, vị trí của ông Tập hiện nay trông ít bấp bênh hơn nhiều so với khi ông mới lên nắm quyền hồi cuối năm 2012, nhờ việc thanh trừng những đồng minh chủ chốt của Giang Trạch Dân như trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và quan chức quân đội hàng đầu Quách Bá Hùng.

Tuy nhiên, mọi thứ trở lên lỏng lẻo hơn khi xét đến hệ thống quan chức cấp trung và cấp thấp của bộ máy Đảng và nhà nước khổng lồ này. Tờ báo thuộc cơ quan chống tham nhũng ở Trung Quốc mới đây phàn nàn về những quan chức “nhàn rỗi”, chỉ nói mà không thực hiện chức trách của họ, cũng như “những con hổ ngáng đường”, hay những quan chức không thực hiện chỉ thị từ chính quyền trung ương. Những hạn chế của chiến dịch chống tham nhũng đối với việc kỷ luật cán bộ bắt đầu lộ ra.

Một diễn biến gần đây có thể bắt đầutừ bây giờ cho đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 19 gần cuối năm nay, sẽ hé lộ rõ hơn sự lãnh đạo và kiểm soát của ông Tập đối với chính quyền Trung Quốc.

Những tin đồn rằng Giang Trạch Dân đang bị ốm thập tử nhất sinh hoặc thậm chí đã chết xuất hiện vào ngày 8/5 vừa qua. Các trang tin ở Hong Kong, giới quan sát Trung Quốc và cả những cựu quan chức ngoại giao nước ngoài ở Trung Quốc đã truyền tin này; một phiên bản Epoch Times tiếp nhận tin từ nguồn cho biết Giang Trạch Dân hiện đang chết lâm sàng và được duy trì sự tồn tại nhờ máy móc.

Đây không phải là lần đầu tiên có tin đồn về sự ra đi của Giang Trạch Dân và có thể không phải là lần cuối cùng.  Tuy nhiên, nếu Giang Trạch Dân thực sự đã thành người sống thực vật, thì điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phe phái của ông này cũng như trạng thái của chính trường Trung Quốc trước thềm Đại hội 19.

Nếu phe phái của Giang Trạch Dân đang lơ lửng trên dây, thì ông Tập sẽ hoàn toàn không bị cản trở khi bủa vây tàn dư của phe đối thủ và củng cố sự kiểm soát của mình đối với chính quyền. Trong tình huống này, những phần tử do Giang Trạch Dân kiểm soát ở trong và ngoài Trung Quốc có thể có xu hướng co cụm lại, và ông Tập sẽ hầu như không có đối thủ trong việc tìm cách đưa người của mình vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên.

Nếu phe phái của Giang Trạch Dân vẫn còn sức mạnh – Tăng Khánh Hồng, cánh tay phải xảo quyệt của Giang, vẫn chưa bị bắt – thì ông Tập có thể phải đối mặt với một con thú bị thương nặng bị dồn vào chân tường đang cố gắng đánh trả.

Trong tình huống này, hãy chờ sự phản kháng mạnh hơn từ giới chức Trung Quốc; thị trường tài chính bất ổn định (phe của Giang bị nghi là đứng đằng sau vụ lao dốc của thị trường chứng khoán Thượng Hải năm 2015; chính sách hạt nhân nguy hiểm hơn của Bắc Triều Tiên; và những căng thẳng gia tăng ở Hong Kong.  Tại Đại hội 19, ông Tập thậm chí có thể bị buộc phải chấp nhận thêm một hoặc hai người thuộc phe của Giang Trạch Dân vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Như vậy, câu trả lời phải đợi đến sau Đại hội 19.

Theo Epoch Times