Các nhà khoa học phương Tây đã nhiều năm nghiên cứu về siêu năng lực hay công năng đặc dị. Đó là một khái niệm đã được công nhận và thậm chí họ còn phát hiện ra, ngồi thiền tĩnh tâm có thể xuất ra công năng đặc dị.
Tiến sĩ người Mỹ Dean Radin là nhà khoa học nghiên cứu cận lâm sàng, ông cũng là người đứng đầu Viện Khoa học Nghiên cứu Tư duy (IONS). Viện này đã một lần thực hiện khảo sát đối với 2.000 người tu luyện tĩnh tâm, xem họ có những công năng như nhìn xa, đọc suy nghĩ người khác, biết trước tương lai… hay không.
Cuối cùng, 75% số người tu hành tham gia khảo sát đã thể nghiệm được những điều này, và đó là thông qua ngồi thiền tĩnh tu mà đạt được, nhà báo Tara MacIsaac, cho biết trên trang ET. Trong cuốn sách “Siêu năng lực” của mình, Radin dẫn lời nhà tâm lý học người Anh vốn luôn hoài nghi về vấn đề này – Richard Wiseman, người đã nói với tờ Daily Mail, “Theo tiêu chuẩn của bất kỳ lĩnh vực khoa học nào khác, siêu năng lực thiên lý thông (nhìn được hình ảnh từ xa) đã được chứng minh”.
Và trước khi được chứng minh, từ hơn 1.000 năm trước, trong văn hóa tu luyện ở phương Đông từ sớm đã có rất nhiều bằng chứng và những giải thích rất đầy đủ về công năng đặc dị này.
“Thiên lý nhãn” của Đức Khổng Tử
Khổng Tử, người được tôn là ‘Vạn thế sư biểu’ nghĩa là người thầy tiêu biểu của thế giới. Ông không chỉ văn võ kiêm thông, mà trên thực tế, trong nhiều thư tịch cổ như Hàn thi ngoại truyện, Liệt Tử… có ghi chép rất nhiều câu chuyện về Khổng Tử vận dụng công năng đặc dị của mình.
Tương truyền sau khi Khổng Tử bái kiến Lão Tử trở về, liền học cách ngồi thiền, tĩnh tâm. Sau này, Nhan Hồi cũng theo thầy học thiền tọa.
Theo ghi chép trong Hàn Thi ngoại truyện, một ngày nọ, Khổng Tử và học trò Nhan Hồi cùng lên núi Thái Sơn ở nước Lỗ. Khi lên đến đỉnh núi, Khổng Tử trầm ngâm tĩnh tâm suy nghĩ và nhìn xa về phía đông nam, nhìn thấy cách xa hơn nghìn dặm ở ngoài cổng thành Tô Châu của nước Ngô có buộc một con ngựa trắng.
Khổng Tử chỉ về phía đó và hỏi học trò:
– Con có nhìn thấy cổng thành nước Ngô không?
Nhan Hồi trả lời:
– Dạ thưa thầy con có.
Khổng Tử lại hỏi:
– Vậy ở ngoài thành có gì?
Nhan Hồi trả lời:
– Hình như có một tấm lụa trắng treo ở đó.
Khổng Tử xoa xoa vào mắt Nhan Hồi và đính chính lại, đó là con ngựa trắng.
Tạo hình Khổng Tử trên điện ảnh (ảnh: Sohu).
Lúc này, Khổng Tử phát hiện công lực của học trò chưa đủ, nên dùng tay chạm vào mắt anh ta và hai người cùng nhau xuống núi. Tuy nhiên, sau ngày hai thầy trò cùng nhau xuống núi không lâu, người học trò 31 tuổi này của ông tóc bắt đầu bạc, răng rụng và không lâu sau thì lâm bệnh qua đời.
Nho gia tu luyện chú ý đến “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, chú trọng tu luyện đạo đức cá nhân. Trong phương pháp ‘tu thân’ có thể khai phát công năng đặc dị bao gồm công năng thiên nhãn lý (công năng dao thị – nhìn được sự việc ở xa).
Thầy trò Đức Khổng Tử phóng hết tầm mắt để nhìn, từ Thái Sơn đến cửa tây thành Tô Châu ít nhất cũng 1.400km. Nếu dùng mắt thường để nhìn, dù cho không khí không bị ô nhiễm như ngày nay, độ xuyên thấu của không khí và khả năng nhìn đều rất tốt cũng không thể nhìn quá nghìn dặm. Nhiều nhất cũng chỉ có thể nhìn thấy trong phạm vi mấy cây số, hơn nữa không thể nhìn thấy rõ ràng chi tiết. Đây chính là công năng đặc dị mà mọi người thường gọi là “Thiên lý nhãn”.
Vào thời điểm đó, Khổng Tử đã 71 tuổi, còn học trò của ông khi đó vẫn còn trẻ. Tại sao sau khi từ Thái Sơn trở về không lâu thì người học trò này bị bạc tóc, rụng răng?
Theo ghi chép trong các thư tịch cổ, nguyên nhân Nhan Hồi sớm đoản mệnh chết yểu vì ‘dùng nhãn lực tối đa để nhìn, làm tinh khí hao tổn kiệt quệ’. Vì công lực của người này còn nông cạn nhưng lại dùng một cách quá mức. Quả thật, khi vận dụng công năng là cần tiêu hao năng lượng của tự thân. Công lực của Nhan Hồi rõ ràng không đủ, vẫn miễn cưỡng cố gắng khai mở công năng đặc dị dẫn tới năng lượng cũng như tinh lực tiêu hao quá độ. Đợi tới lúc Khổng Tử phát hiện ngăn cản thì đã quá muộn, thân thể của Nhan Hồi đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Dự đoán tương lai 500 năm sau
Trong Sưu Thần Ký có ghi chép câu chuyện Khổng Tử dùng công năng dự đoán chuyện sẽ xảy ra. Vào năm Vĩnh Bình đầu thời Đông Hán, ở quận Hội Khê có một người tên Chung Ly Ý, tự là Tử Á, đảm nhiệm chức thừa tướng ở nước Lỗ. Sau khi nhận chức, ông ta lấy ra 13 nghìn đồng giao cho một người tên Khổng Hân, để bảo dưỡng cho chiếc xe mà Khổng Tử đã từng dùng. Lại tới miếu Khổng Tử bái lạy, đích thân lau sạch bàn ghế, chỗ ngồi, đao kiếm và giày.
Trong vùng có một chàng trai tên Trương Bá, khi đi làm cỏ ở giảng đường trong khuôn viên nơi Khổng Tử dạy học có nhặt được 7 miếng ngọc bích. Trương Bá giấu một miếng vào ngực, mang 6 miếng còn lại tới trình báo Chung Ly Ý. Trước giảng đường nơi Khổng Tử dạy học trên đầu chỗ ngồi có treo một vò gốm sứ. Chung Ly Ý cho đòi Khổng Hân tới để hỏi thăm “Cái vò đó là vò đựng gì?”. Khổng Hân đáp: “Đây là vò gốm của Khổng phu tử. Trong đó để rất nhiều sách lụa, không ai dám mở ra”.
Chung Ly Ý nói: “Khổng phu tử là một vị thánh nhân. Người lưu lại chiếc vò này, là muốn gợi ý điều gì đó cho hậu thế có tài đức đời sau”.
Nói rồi ông mở chiếc vò ra và lấy trong đó một mảnh sách lụa màu sáng nhạt, trên đó viết: “Thế hệ sau, người nghiên cứu, biên soạn tác phẩm của ta là Đổng Trọng Thư. Người bảo dưỡng xe của ta, lau sạch giày của ta, mở thư rương của ta là Chung Ly Ý người Hội Khê. Ngọc bích tổng cộng có 7 mảnh, Trương Bá giấu một miếng”.
Chung Ly Ý lập tức cho gọi Trương Bá tới hỏi quả nhiên anh ta phải thừa nhận và lấy một miếng ngọc từ dấu trong ngực ra. Thời gian từ khi Khổng Tử ly thế tới khi chiếc vò gốm được mở ra là hơn 500 năm.
Ngoài ra, trong Liệt Tử, Thuyết Phù thiên cũng ghi chép một câu chuyện khá thú vị về công năng đặc dị của Khổng Tử.
Ở nước Tống có một người trượng nghĩa, nhân từ, thích làm việc thiện. Ngày nọ, con trâu đen trong nhà ông sinh được một con nghé trắng. Lấy làm kỳ lạ, ông bèn đến thỉnh giáo Đức Khổng Tử.
Đức Khổng Tử không nói lý do cho ông ta chỉ nói rằng:
– Đây là điều tốt lành, hãy mang đi cúng Thần Phật.
Một năm sau, người này đột nhiên bị mù không biết nguyên nhân là gì. Con trâu đen nhà ông lại sinh ra một con nghé trắng. Ông lại sai con trai đi tới hỏi Khổng Tử.
Con trai ông nói:
– Lần trước cha đi hỏi, làm theo lời ông ấy mà cha vẫn mù mắt, sao còn cần đi hỏi nữa?
Người nọ vẫn nói:
– Lời nói và việc làm của bậc thánh nhân đều có đạo lý rất thâm sâu. Có lúc lời của họ trước tương phản, sau phù hợp. Con chỉ cần đi hỏi là được”.
Thế là người con trai lại tới thỉnh giáo Đức Khổng Tử. Lần này Khổng Tử vẫn không nói lý do, vẫn nói như lần trước:
– Đây là một điềm may mắn, hãy đem đi cúng cảm tạ Thần Phật đi.
Người con trai trở về và thuật lại lời với cha mình.
Người cha nói:
– Hãy làm như Đức Khổng Tử dạy đi.
Một năm sau đôi mắt của người con trai cũng đột nhiên bị mù. Không lâu sau, nước Sở phát binh tấn công nước Tống, bao vây kinh đô nước Tống. Người già, người trẻ đều bị bắt gia nhập quân đội, hầu như đều bỏ mạng không trở về. Hai cha con người nọ, vì mù lòa nên được miễn nhờ đó bảo toàn tính mạng. Sau khi kinh đô được giải vây, mắt của hai cha con ông lão đột nhiên lại hồi phục một cách kỳ diệu. Lúc này hai cha con mới thầm thán phục tài năng của thánh nhân và cảm phục không nói được câu gì.