Lời mở đầu
Trong thời đại kinh tế không ngừng phát triển như hiện nay, bỗng chốc vì thiên tai nhân hoạ ở phía trước mà bị nhấn “nút tạm dừng”. Thời gian dường như ngưng lại, đại não được tự do. Vậy thì danh lợi, quyền lực, tiền tài, quy cho cùng cũng đâu còn ý nghĩa gì nữa? Sinh mệnh con người rốt cuộc là sống vì điều gì?
Bí ẩn của sinh mệnh luôn là điều khiến cho người ta trăn trở muốn đi tìm hiểu mà trong văn hoá truyền thống cổ đại của Trung Quốc lại hàm chứa những mảnh ghép về vũ trụ, về con người, về bí ẩn, về sinh mệnh hay những lý giải về mảnh đất Thần Châu và văn hoá Thần truyền; những thiên cơ được bật mí ấy như tiếng vang vọng cứ lần lượt hồi âm một cách thần kỳ, quá sức tưởng tượng của con người hiện đại.
Tại Trung Quốc, khí công có bề dày lịch sử rất lâu đời. Bắt nguồn từ Ngũ Cầm Hí của Hoa Đà đến Thái cực quyền của Trương Tam Phong. Được lưu truyền thời viễn cổ từ: “Chu Dịch”, “Hoàng Đế nội kinh”, “Bát Quái” đến hai môn công phái là Phật gia và Đạo gia. Ánh sáng của những trí huệ này đã chiếu rọi lên nền văn minh Trung Hoa với chiều dài lịch sử xuyên suốt 5000 năm! Nhưng trong thời “Cách mạng văn hoá” thì lại bị chỉ trích và trở thành “mê tín phong kiến”. Nhưng, muốn người dân Hoa Hạ hoàn toàn quên đi văn hóa vốn đã ăn sâu vào tận gốc rễ, được lưu truyền hàng nghìn năm nay thì lại là một chuyện không hề dễ dàng chút nào.
Sự xuất hiện của khí công làm người Trung Quốc nhớ lại văn hoá huy hoàng tại mảnh đất này
Vì vậy, vào thời điểm công năng bắt đầu xuất hiện trên mảnh đất Thần Châu như một hiện tượng vào thập niên 70 của thế kỷ trước thì lập tức được người dân đón nhận một cách nồng hậu. Đọc chữ bằng tai, ban vận công, v.v. Là những công năng đặc dị lần lượt xuất hiện. Một nhóm khoa học gia ở Trung Quốc đã đề xuất khái niệm về “khoa học nhân thể”, còn khí công thì được nghiên cứu dưới dạng “khoa học liên ngành”.
Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia được ông Lý Hồng Chí sáng lập, Pháp môn lấy việc đồng hoá với đặc tính của vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm căn bản kết hợp với năm bộ động tác rất đơn giản và đẹp mắt, các học viên có thể thu được lợi ích sức khoẻ và tâm tính trong một thời gian rất ngắn – “Tính mệnh song tu”. Vào tháng 5 năm 1992, ông Lý Hồng Chí bắt đầu công khai lưu truyền Pháp Luân Công ra ngoài công chúng. Vào tháng 9 cùng năm, Pháp Luân Công được xác nhận là một công phái thuộc Hiệp hội nghiên cứu khí công Trung Quốc.
Từ cơn sốt khí công, cùng với sự phổ truyền rộng rãi của Pháp Luân Công đến nay đã gần 30 năm trôi qua. Trong thời kỳ thiên tai ập xuống liên miên, nhân hoạ không dứt cũng là thời kỳ tràn ngập sự vô tri cũng khiến cho chúng ta nên quay đầu nhìn lại. Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, trên mảnh đất Thần Châu đã xuất hiện rất nhiều những thần tích; chúng ta hãy cùng men theo những dữ liệu thực tế để tìm dấu vết cho những người đang tìm kiếm đức tin.
Khung cảnh huyền diệu tại một hội chợ
Vào tháng 12 năm 1992, ông Lý Hồng Chí đã dẫn theo các đệ tử của mình tham gia “Hội sức khoẻ Đông Phương” tại Bắc Kinh để giới thiệu với công chúng về hiệu quả trị bệnh của Pháp Luân Công.
Một ngày nọ, một người phụ nữ trung niên với sự giúp đỡ của chồng đã đến gian hàng của Pháp Luân Công. Cô ấy có một khối u ở bụng, bụng của cô còn to hơn phụ nữ đang mang thai tháng thứ 10 và bệnh viên đã không thể chữa trị được. Đại sư Lý Hồng Chí lúc đó đã điều trị cho cô, chỉ trong một thời gian rất ngắn, chỉ thấy bàn tay của Đại sư làm động tác nắm tay lại rồi bắt thì bụng của cô đã xẹp xuống và trở lại trạng thái như bình thường. Khi đó, thắt lưng của cô ấy rộng đến mức hai người như cô cũng có thể mặc vừa.
Vào thời điểm đó, những người đứng xung quanh chứng kiến không có chút phản ứng nào, vô cùng yên tĩnh cứ như người gỗ vậy. Sau khi có người có phản ứng, thì đột nhiên một tràng pháo tay dài nổ ra vang vọng như sấm khiến nhiều người ở các gian hàng khác phải ghé qua để hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Người bệnh và chồng cô ấy vô cùng kích động đã quỳ rạp trước Sư phụ để cảm ơn. Sư phụ đã cúi người xuống và đưa tay đỡ họ đứng dậy.
Cặp vợ chồng ấy đã viết một lá thư cảm ơn tới ban tổ chức của hội nghị. Tại hội triển lãm, ông Lý Như Tùng – chỉ huy trưởng của hội chợ triển lãm đã đọc to lá thư cảm ơn đó trên đài phát thanh và nói: “Trong buổi triển lãm này, bức thư biểu dương đầu tiên là ca ngợi Pháp Luân Công và nhận được nhiều thư cảm ơn nhất cũng là Pháp Luân Công”. Giáo sư Khương Học Quý – tổng cố vấn của hội chợ cũng nói: “Tại hội chợ lần này, tôi đã tận mắt chứng kiến Đại sư Lý Hồng Chí tạo ra rất nhiều thần tích, Pháp Luân Công xứng đáng là minh tinh công phái. Tôi thân là tổng cố vấn của hội chợ triển lãm, tôi có trách nghiệm tiến cử Pháp Luân Công với mọi người”.
Một học viên thông qua hội chợ triển lãm đã liễu giải được Pháp Luân Công, cô hồi tưởng lại như sau: Tay đặt đến đâu thì ở đó hết bệnh, một bàn tay kỳ diệu, Đại sư Lý Hồng Chí chỉ cần khua tay là người bệnh thoát khỏi được đau đớn, số người được cứu nhiều không kể xiết. Ngay lập tức, Pháp Luân Công đã gây chấn động đến Bắc Kinh và nổi tiếng khắp thành phố. Tại hội chợ, Đại sư Lý đã được trao hai giải thưởng danh giá nhất của Hội chợ – “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên tiến”, “Giải thưởng Vàng đặc biệt” và được vinh danh là “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”.
Đại sư Lý Hồng Chí nhận được rất nhiều giải thưởng
Bộ Công an chân thành cảm ơn và khen thưởng
Vào tháng 8 năm 1993, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công an đã phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 nhằm công nhận những cá nhân tiên tiến ủng hộ công lý và cứu người gặp nguy hiểm. Trong đại hội này, họ đã mời ông Lý Hồng Chí đến để trị bệnh miễn phí cho một vài người bệnh và hiệu quả rất đáng chú ý. Sau đó vào ngày 31 tháng 8, tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm” đã viết “Thư cảm ơn của Bộ Công an Cộng hoà Nhân Dân Trung hoa gửi đến Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc”, họ đánh giá cao khả năng chữa bệnh thần kỳ của ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công. Trong thư viết như sau:
“Vào ngày 24 tháng 8, ông Lý Hồng Chí được đặc biệt mời đến Bộ Công an để trị bệnh cho Chủ tịch Vương Phương (nguyên Bộ trưởng bộ công an). Vào ngày 30 tháng 8, ông Lý Hồng Chí cũng dẫn một vài học viên Pháp Luân Công đến dự hội nghị để chữa bệnh cho gần 100 đại biểu tham dự. Hiệu quả chữa bệnh rất rõ rệt đã nhận được rất nhiều lời tán thưởng. Một số di chứng để lại vì những vết thương do dao và súng của bệnh nhân, sau khi được điều trị thì các triệu chứng đau, tê và mệt mỏi đều đã thuyên giảm ngay lập tức. Ngoài ra, còn có các khối u trên cơ thể người bệnh đã được loại bỏ tại chỗ, sỏi mật đã được gỡ bỏ trong vòng 24 giờ; cũng có một số bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh tim, bệnh khớp, và các bệnh lý khác. Sau khi được điều trị ngay tại hội trường, họ đã cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Trong gần 100 người được chữa bệnh, ngoại trừ một bệnh nhân bị nhẹ là không có cảm giác rõ ràng ra thì tất cả những người bệnh khác đều cảm nhận được những hiệu quả rõ rệt ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ông (ý chỉ chủ tịch Hiệp hội khí công Trung Quốc), các nhà lãnh đạo của Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc và ông Lý Hồng Chí”.
Lá thư cảm ơn của Bộ Công an Trung Quốc
Vào ngày 21 tháng 9 năm 1993, tờ “Công an Nhân dân Nhật báo” thuộc Bộ Công an Trung Quốc đã đăng một bài báo có tiêu đề “Pháp Luân Công trị bệnh miễn phí cho các cán bộ tiêu biểu của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”. Bài báo nói rằng tất cả các cán bộ tiêu biểu, đều do Bộ Công an bình chọn “đã thấy khỏe lên rất nhiều sau khi được Đại sư Lý Hồng Chí chữa bệnh”.
“Công an Nhân dân Nhật báo” chứng nhận và khen thưởng Pháp Luân Công
Vào ngày 27 tháng 12 năm 1993, Đại sư Lý Hồng Chí đã nhận được bằng khen của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”, thuộc Bộ Công an Trung Quốc.
Một khảo sát của Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc
Vào tháng 5 năm 1998, Tổng giám đốc của Tổng cục Thể thao nhà nước Trung Quốc đã đến thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, nơi Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền ra để tiến hành một cuộc điều tra về việc tu luyện. Tại Trường Xuân, ông đã chứng kiến cảnh hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công luyện các bài công Pháp trên một quảng trường. Tối hôm đó, tiết mục đầu tiên của chương trình “Tin tức buổi tối” và tiết mục thứ năm của một chương trình khác đã phát sóng tin tức quảng đại quần chúng đang tập luyện Pháp Luân Công rất sôi nổi, chương trình kéo dài khoảng 10 phút.
Vào tháng 9 năm 1998, Cục Thể thao Nhà nước đã khảo sát 12.553 học viên Pháp Luân Công và thấy rằng tỷ lệ phục hồi bệnh và phục hồi cơ bản là 77,5%. Ngoài ra, số người được cải thiện sức khoẻ là 20,4% và tổng tỷ lệ khỏi bệnh đạt tới 97,9%. Một người trung bình tiết kiệm hơn 1.700 Nhân dân tệ chi phí y tế mỗi năm, tổng cộng sẽ tiết kiệm hơn 21 triệu Nhân dân tệ chi phí y tế mỗi năm. Dưới cuộc khảo sát, các học viên cho thấy có rất nhiều người bị bệnh nặng bệnh viện không thể chữa trị được đã cho xuất viện từ khi tu luyện đã có thể cải tử hoàn sinh.
Những phản hồi từ mọi tầng lớp trong xã hội
Kể từ khi Pháp Luân Công hồng truyền năm 1992, với hiệu quả chữa bệnh thần kỳ đã vượt xa tất các các môn công phái khác. Bất luận là mắc bệnh gì, ngay cả là một bệnh nhân ung thư, bệnh viện không chữa được thì chỉ cần thành tâm tu luyện Pháp Luân Công, chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” mà đề cao tâm tính hướng thiện thì đều có thể cải tử hoàn sinh.
Ca sĩ nối tiếng Quan Quý Mẫn nói: “Tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan; sau đó tôi liên tục uống thuốc, nằm viện để điều trị nhưng đều không có tiến triển. Sau đó, tôi chuyển qua luyện khí công nhưng khí công cũng không thể giải quyết được tận gốc bệnh. Những môn khí công đó khi đã luyện đến một mức độ nhất định thì dường như là đã hết, nên không có một môn khí công nào thật sự tốt cả. Sau đó, tôi cứ liên tục tìm kiếm với mong muốn tìm được một môn khí công tốt. Vì vậy, sau đó tôi đã gặp được Pháp Luân Công. Ngày trước tôi đã từng nói rằng thuật ngữ “tinh thần và thể chất đều khoẻ mạnh” chỉ là thứ văn phong hoa mỹ mà thôi, nhưng hiện tại tôi thật sự đã hiểu ra được thế nào gọi là “tinh thần và thể chất đều khoẻ mạnh”.
Ông Quan Quý Mẫn – Ca sỹ nổi tiếng hát giọng nam cao
Ông Lý Kỳ Hoa sống ở tứ hợp viện Phong Đài số 75 tại Bắc Kinh là một Hồng quân cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc gia nhập quân đội năm 1931. Trước khi nghỉ hưu, ông Lý từng là hiệu trưởng của Đại học quân y số 2, uỷ viên chính trị của Bộ Y tế và chủ tịch bệnh viện 301 Bắc Kinh. Vợ của ông Lý đã mắc bệnh hiểm nghèo trong nhiều thập kỷ nhưng đã bình phục hoàn toàn ngay sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Điều này đã khiến ông Lý vô cùng ngạc nhiên trước hiệu quả trị bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công. Năm 1993, ông cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Kể từ đó, các căn bệnh của ông không cần uống thuốc cũng đều đã biến mất, không chỉ sức khoẻ được cải thiện mà thế giới quan của ông cũng được thăng hoa rõ rệt.
Ông đã viết như sau trong một bài báo có tiêu đề “Những nguyên tắc cơ bản không phải bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học và khoa học cần phải nghiên cứu và ứng dụng trên thực tiễn nhiều hơn nữa”. Trong đó viết: “Đến tận tuổi thất thập tôi mới có cơ duyên gặp được Đại Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí, tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn, tôi vô cùng trân quý điều này! Đồng thời, vợ chồng chúng tôi cũng có một mong ước hy vọng các đồng chí cũ, đồng nghiệp cũ và những cấp trên của chúng tôi, cũng như những người ở độ tuổi trung niên, thế hệ trẻ và thậm chí cả những bạn trẻ đều có thể từ bỏ những “quan niệm cứng nhắc” và “quan niệm cố hữu”, loại bỏ hết những chướng ngại vật để bình tâm đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, và tập các bài công Pháp. Rồi sau đó, bản thân hãy tự ngẫm nghĩ lại những lời của tôi nói ra có đúng hay không”. Đây là những lời nói xuất phát từ tấm lòng của một ông lão đã ngoài 80 tuổi.
Ông Lý Kỳ Hoa – Nguyên Giám đốc Bệnh viện 301 Bắc Kinh
Báo cáo từ các hãng truyền thông
Vào ngày 10 tháng 7 năm 1998, “Thời báo Kinh tế Trung Quốc” với tiêu đề “Tôi đã đứng dậy!” kể về câu chuyện dài của bà Tạ Tú Phân – một bà nội trợ ở Hàm Đam thuộc tỉnh Hà Bắc. Bà bị liệt và nằm liệt trên giường trong suốt 16 năm nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà đã hồi phục được chức năng đi lại của mình.
Tờ “Thời báo Kinh tế Trung Quốc”
Tờ “Nhật báo Thanh niên Trung Quốc”: Chương trình về cuộc sống
Vào ngày 28 tháng 8 năm 1998, “Chương trình về cuộc sống” của tờ “Nhật báo Thanh niên Trung Quốc” tại Đại hội thể thao Châu Á tại Thẩm Dương năm 1998 đã giới thiệu những thành tích tốt của 1500 học viên Pháp Luân Công và khả năng trị bệnh của Pháp Luân Công.
“Tin tức buổi tối tại huyện Dương Thành” đưa tin “Mọi lứa tuổi đều tu luyện Pháp Luân Công”
Vào ngày 10 tháng 11 năm 1998, “Tin tức buổi tối tại huyện Dương Thành” với chủ đề “Mọi lứa tuổi đều tu luyện Pháp Luân Công” đã đưa tin một điểm luyện công sáng sớm có quy mô lớn 5.000 học viên Pháp Luân Công tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quảng Châu và các nơi khác. Đồng thời đưa tin cô Lâm Thiền Anh, nhân viên thống kê của Công ty TNHH Quảng Châu Địch Uy, người bị liệt 70% cơ thể và không tự chủ được việc đại, tiểu tiện đã hoàn toàn bình phục sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Bây giờ “khuôn mặt cô hồng hào và luyện các động tác rất uyển chuyển và linh hoạt”.
Đồng thời chương trình cũng đưa tin những bức ảnh của một người 93 tuổi và một đứa trẻ 2 tuổi đang tập Pháp Luân Công và giới thiệu vào thời điểm đó có gần 250.000 người đang tập Pháp Luân Công tại Quảng Đông. Trong bản tin cũng nhấn mạnh rằng việc tu luyện Pháp Luân Công là hoàn toàn miễn phí và các động tác đều được các phụ đạo viên tình nguyện hướng dẫn.
Các hãng truyền thông của Trung Quốc Đại lục chứng kiến phẩm chất đạo đức cao quý của các học viên Pháp Luân Công
Trong quá trình tu luyện Pháp Luân Công, tâm tính và đạo đức của các học viên đều được thăng hoa, những câu chuyện làm người tốt và việc tốt xuất hiện nhiều không kể xiết. Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cũng đã có cơ hội chứng kiến các trường hợp cá nhân trong số đó.
Vào ngày 17 tháng 3 năm 1997, tờ “Nhật báo Đại Liên” của Trung Quốc đã xuất bản một bài báo có tựa đề: “Những đóng góp thầm lặng của một ông lão vô danh”. Bài báo tường thuật lại như sau: Một người đàn ông lớn tuổi tên Thịnh Lễ Kiếm, người đã dành cả năm để âm thầm xây dựng bốn con đường nhỏ cho người dân địa phương với tổng chiều dài khoảng 1.100 mét. Khi mọi người hỏi ông ấy đến từ đơn vị công tác nào và chi phí sửa chữa là bao nhiêu thì ông lão nói: “Tôi là một học viên Pháp Luân Công, tôi chỉ muốn giúp đỡ mọi người một chút, không cần phải trả tiền”.
Vào ngày 16 tháng 2 năm 1998, ở mục “Thư do đọc giả viết” của tờ “Nhật báo Bắc Kinh” biểu dương một người ẩn danh ở Bắc Kinh đã quyên tặng 80.000 Nhân dân tệ cho Viện nghiên cứu hoá học của Công ty Hoá chất Lan Châu cho công việc phát triển nghiên cứu ở khu vực Tây Bắc và 100.000 Nhân dân tệ quyên góp cho Viện nghiên cứu phát triển và khai thác dầu khí Lang Phường của Trung Quốc.
Người quyên tặng nói rằng: Thông qua tu luyện Pháp Luân Công, anh ấy đã có được những nhận thức mới về ý nghĩa của cuộc sống, về mục đích sống của của con người và về việc tu luyện đề cao tâm tính nên đã quyết định thực hiện những đợt quyên góp này. “Đường dây nóng về nhân sinh cuộc sống” của Đài phát thanh truyền hình nhân dân Bắc Kinh cũng đã đề cập lại chi tiết câu chuyện người học viên Pháp Luân Công này trong hơn một giờ đồng hồ.
Vào ngày 21 tháng 2 năm 1998, “Tin tức buổi tối của Đại Liên” đã đưa tin anh Viên Hồng Tồn – một sinh viên Học viện Hải quân Đại Liên đã giải cứu một đứa trẻ rơi xuống một hố băng sâu cách sông Đại Liên ba mét vào chiều ngày 14 tháng 2. Anh đã được người địa phương ca ngợi như một vị anh hùng và được trường đại học trao tặng bằng khen hạng hai. Khi đó, anh Viên đã tu luyện Pháp Luân Công được 2 năm.
Vào nửa cuối năm 1998, một số cán bộ đã nghỉ hưu do Kiều Thạch – cựu Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra chi tiết về Pháp Luân Công trong vòng vài tháng. Họ đã đi đến kết luận khi kết thúc cuộc điều tra của mình là: “Pháp Luân Công mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, cho người dân, và không có bất cứ nguy hại nào”.
Sự biểu dương đến từ khắp nơi trên thế giới
Hiện nay, Pháp Luân Công đã phổ truyền đến hơn 100 quốc gia và các địa khu, đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng, nghị quyết và thư hỗ trợ được trao tặng cho Pháp Luân Công đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công đã được đề cử giải Nobel Hòa bình bốn lần liên tiếp. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và được xuất bản trên toàn thế giới.
Ngoài Trung Quốc Đại lục ra thì các nhà khoa học ở Bắc Mỹ, Đài Loan, Nga và nhiều nơi khác đã tiến hành các cuộc điều tra mở rộng và nghiên cứu có hệ thống về tình hình sức khoẻ và tinh thần của các học viên tu luyện Pháp Luân Công.
Các nhà khoa học ở Bắc Mỹ nghiên cứu các học viên đã phát hiện rằng ở các cấp độ của tế bào, gen, các bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công đều là những tế bào phi thường. Trong đó bao gồm hai đặc điểm đặc thù nổi bật như sau:
1) Khả năng phòng thủ của bạch cầu trung tính được gia cường, tăng thêm tuổi thọ, vòng đời của chúng cũng tăng lên. Các học viên Pháp Luân Công chỉ cần đến 20% đến 30% lượng bạch cầu trung tính bình thường là đã đủ để có được sức đề kháng tốt chống chọi lại được bệnh tật và khả năng miễn dịch. Điều này cũng làm giảm đáng kể gánh nặng cho bạch cầu trung tính để sản xuất tủy xương.
2) Hệ thống miễn dịch của con người hoạt động như một con dao hai lưỡi. Nó có thể tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể, nhưng nếu nó hoạt động quá mạnh nó có thể gây viêm hoặc tạo thành nguy hại cho cơ thể người. Tuy nhiên, bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công tồn tại lâu hơn những người bình thường mà không có phản ứng viêm và chức năng ăn vi khuẩn cũng mạnh hơn, có lợi cho việc bảo vệ cơ thể. Khi tình trạng viêm xảy ra, bạch cầu trung tính sẽ dần chết đi nhanh chóng; do đó có thể giảm bớt được tình trạng viêm xảy ra.
Ngoài ra, trong nghiên cứu lĩnh vực năng lượng, các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ đã phát hiện ra rằng trường năng lượng của Pháp Luân Công có tác dụng tăng cường sức căng của các tế bào cơ tim bị cô lập lên 35-111%, nghĩa là trường năng lượng của Pháp Luân Công có thể làm tăng một cách đáng kể hoạt động co bóp của tế bào cơ tim.
Phần kết
Từ thời cổ đại cho đến tận ngày hôm nay, con người luôn khao khát tìm tòi những bí ẩn còn chưa được giải khai. Mong muốn này vượt qua ranh giới của các quốc gia, của khu vực và các nền văn hóa. Đó là một trong những ước mong lưu tồn lâu nhất trong tâm khảm của con người mà những điều đó lại được triển hiện ngay trong nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Nhưng đến thời đại hiện nay, thuận theo đạo đức của con người ngày càng suy đồi khiến cho mong ước và khát khao tìm kiếm ấy đã dần bị lãng quên theo năm tháng. Rất nhiều người coi việc theo đuổi tiền tài, danh vọng và niềm vui là mục đích duy nhất của sự sống nên không từ thủ đoạn để đạt được lợi ích cá nhân. Một biểu hiện nổi bật là danh xưng “người tốt” trước đây được người người tôn trọng thì nay lại càng ngày trở nên mất giá. Con người ngày nay đại đa số đã trở thành những người ngu ngốc! Trong bối cảnh lịch sử như vậy, ông Lý Hồng Chí đã công khai phổ truyền Pháp Luân Công ra công chúng.
Với tác dụng phi thường, Pháp Luân Công đã nhanh chóng nổi bật giữa hàng ngàn môn khí công vào thời điểm đó. Pháp Luân Công hồng truyền chủ yếu dựa vào cách: người truyền người, tâm truyền tâm mà lan rộng một cách mạnh mẽ đến vậy; ngày càng có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công. Trước tháng 7 năm 1999, Đại lục khi đó bất luận là nông thôn hay thành thị, công viên hay các con hẻm trên đường phố, mọi người đều có thể nhìn thấy cảnh người dân tập luyện Pháp Luân Công. Tại thời điểm đó, số lượng học viên Pháp Luân Công đã rất nhanh đạt đến hàng trăm triệu người.
Cho đến ngày nay, thế giới đang trải qua một loạt những biến đổi to lớn. Thời đại này cuối cùng cũng sẽ qua đi và một kỷ nguyên mới sắp bắt đầu. Trong đại họa mà ẩn chứa bước ngoặt chuyển tiếp!
Nếu những nội dung trên đây khơi dậy lên suy nghĩ của bạn và bạn muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công, xin vui lòng truy cập vào “Minh Huệ Net” – Trong đây sẽ lý giải được mọi thắc mắc của bạn và nhất định sẽ giải khai được những bí ẩn về sinh mệnh con người mà bạn đang kiếm tìm bấy lâu nay!
Giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp
Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do ông Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập. Pháp môn lấy việc đồng hoá với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản kết hợp với năm bài công pháp đơn giản và đẹp mắt giúp người tu luyện trong một thời gian ngắn đạt được sức khoẻ thể chất và tinh thần, tính mệnh song tu.
Đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã phổ truyền rộng rãi đến hơn 100 quốc gia và địa khu bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan; giành được sự yêu quý của người dân từ nhiều dân tộc, nhiều màu da và các loại ngôn ngữ khác nhau. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và được xuất bản trên khắp toàn thế giới. Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công đã giành được rất nhiều giải thưởng với hơn 2.000 hạng mục dự thảo nghị quyết ủng hộ.